Feel free to go with the truth

Trang chủ / Tư vấn pháp luật / Lưu ý khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ người lao động là cán bộ công đoàn

Lưu ý khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ người lao động là cán bộ công đoàn

Tình huống pháp lý: Chào Luật sư, Công ty tôi có người lao động là tổ phó công đoàn của công ty, tuy nhiên gần đây người nay có vi phạm về thời gian nghỉ việc nhưng không xin phép nên công ty tôi quyết định sẽ đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động với người này. Tuy nhiên tôi được biết thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động là cán bộ công đoàn sẽ có khác biệt hơn một chút so với những người lao động không phải là cán bộ công đoàn. Vậy điểm khác biệt mà chúng tôi cần lưu ý khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ người lao động là cán bộ công đoàn là gì.

Trả lời:

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (“FDVN”), sau khi tìm hiểu các quy định pháp luật, FDVN có những thông tin trao đổi sau:

Căn cứ Mục 5 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020, Cán bộ công đoàn bao gồm:

– Tổ trưởng, tổ phó công đoàn, ủy viên ban chấp hành công đoàn các cấp;

– Ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp, thành viên các ban quần chúng của công đoàn các cấp thông qua bầu cử hoặc cấp công đoàn có thẩm quyền chỉ định.

– Cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của công đoàn các cấp.

Như vậy tổ phó công đoàn được xác định là cán bộ công đoàn.

Căn cứ khoản 3 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với cán bộ công đoàn, Công ty bạn cần phải lưu ý như sau:

– Bắt buộc thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

– Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định.

– Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động thì người lao động, ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Quý khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Quý khách.

Theo Thảo Nguyên – Luật sư FDVN

………………….

Luật sư tại Đà Nẵng

Tầng 2 Tòa nhà Thư Dung Plaza, 87 Nguyễn Văn Linh, phường Nam Dương, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

366 Phan Chu Trinh, phường An Cựu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:

Tầng 8, Toà nhà Bluesea, số 205B Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Luật sư tại Hà Nội:

Tầng 2, số 68 Dương Đình Nghệ, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Luật sư tại Nghệ An:

Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An

Luật sư tại Gia Lai:

Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

Website: www.fdvn.vn    www.fdvnlawfirm.vn  www.diendanngheluat.vn  www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0772 096 999

Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Legal Service For Expat:  https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/

TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/

DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/

KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn

KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn

KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn

Bài viết liên quan