Feel free to go with the truth

Trang chủ / Kinh doanh & Thương mại / [NGHIÊN CỨU LUẬT MỖI NGÀY] – Hủy án vì Tòa án không xem xét trách nhiệm của bên nhận tài sản thế chấp trong tranh chấp hợp đồng tín dụng

[NGHIÊN CỨU LUẬT MỖI NGÀY] – Hủy án vì Tòa án không xem xét trách nhiệm của bên nhận tài sản thế chấp trong tranh chấp hợp đồng tín dụng

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1]. Nội dung Hợp đồng thuê kho giữ hàng hóa số 01/2013/HĐTK ngày 20-3-2013 giữa Công ty M, Công ty L và Ngân hàng BIDV Đắk Lắk thể hiện:

Điều 2: “… Số lượng hàng hóa mà bên A (Công ty M) và bên C (Công ty L) đã xác nhận gửi cho bên B (Ngân hàng) là lượng hàng hóa tồn kho cuối cùng thuộc quyền sở hữu của bên B”; Điều 5: “ … Bên C chỉ được xuất kho theo lệnh xuất kho đã có đầy đủ chữ ký, mẫu dấu đã đăng ký của bên A và bên B”; Điều 8: “ … Bên B là bên duy nhất có quyền phát lệnh xuất kho theo đề nghị của bên A …. Được nhận số tiền bồi thường thiệt hại từ bên C hoặc nhận số tiền bảo hiểm từ tổ chức bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hư hỏng” và Điều 9 quy định: “Bên C có trách nhiệm nhập và xác nhận đúng số lượng, chất lượng hàng hóa thực tế mà nhà cung cấp cho bên A giao hàng, xuất đúng, đủ số lượng, chất lượng theo lệnh xuất hàng quy định tại khoản 2 Điều 5… Nếu bên C xác nhận không chính xác về số lượng, chất lượng hàng hoá nhập kho của bên A hoặc tự ý xuất hàng khi không có lệnh xuất kho theo quy định tại khoản 2 Điều 5, dẫn đến lượng hàng hoá tồn kho của bên A nhỏ hơn dư nợ vay (thiếu hàng hoá đảm bảo) thì kho dịch vụ phải bồi thường cho bên B phần hàng hoá thiếu hụt do xác nhận sai hoặc tự ý xuất và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi làm thất thoát vốn của Nhà nước”.

Hợp đồng thuê kho giữ hàng hóa số 01/2013/HĐTK ngày 20-3-2013, giữa các bên là Công ty M, Công ty L và Ngân hàng BIDV là sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện, đúng thực tế và không trái quy định của pháp luật cả về nội dung, hình thức. Do đó, cần phải tôn trọng sự tự định đoạt của các bên đương sự.

Theo nội dung thỏa thuận tại Điều 2 của hợp đồng, thì lượng hàng hóa tồn kho cuối cùng thuộc quyền “Sở hữu của Ngân hàng”; theo quy định tại Điều 158 của Bộ luật Dân sự, thì Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu, mà cụ thể là Ngân hàng.

[2]. Cũng theo quy định tại các Điều 5, 8 và 9 của Hợp đồng thuê kho giữ hàng hóa số 01/2013/HĐTK ngày 20-3-2013, thì Ngân hàng BIDV là bên duy nhất được quyền phát lệnh xuất kho và được nhận tiền bồi thường thiệt hại từ Công ty L hoặc nhận số tiền bảo hiểm từ tổ chức bảo hiểm, trong trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng. Như vậy, có đủ cơ sở để xác định trong trường hợp Công ty L làm mất hàng, thì phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Ngân hàng, chứ không phải bồi thường cho Công ty M.

Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm đều căn cứ khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Dân sự năm 2015: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)”; khoản 4 Điều 321 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bên thế chấp có quyền “Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổỉ trở thành tài sản thể chấp. Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng, thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận” để nhận định không có bất kỳ căn cứ pháp luật nào về việc bên thế chấp “Chuyển giao quyền sở hữu có thời hạn” cho bên nhận thế chấp, từ đó không chấp nhận sự thỏa thuận của các bên trong Hợp đồng thuê kho giữ hàng hóa số 01/2013/HĐTK ngày 20-3-2013, giữa Công ty M, Công ty L và Ngân hàng BIDV là không đúng với nội dung hợp đồng mà các bên đã ký kết.

[3]. Tại Điều 9 của Hợp đồng thuê kho giữ hàng hóa số 01/2013/HĐTK ngày 20-3-2013 quy định: “ … Bên C (Công ty L) sẽ ký quỹ số tiền là……. đồng tại TK số 63110000261523 mở tại bên B (Ngân hàng) và được bên B phong tỏa để bảo đảm nghĩa vụ của bên C đối với bên A (Công ty M) và bên B khi xảy ra tổn thất”. Tuy nhiên, sau khi ký kết hợp đồng, Ngân hàng BIDV không buộc Công ty L ký quỹ là vi phạm thỏa thuận đã ký kết, chính từ việc không ký quỹ đã gây hậu quả là không thu hồi được hàng bị thiếu hụt do hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của Giám đốc Công ty Anh Linh (Lê Hồng Hải), nên đây cũng là trách nhiệm của Ngân hàng BIDV. Ngân hàng BIDV cho rằng việc ký quỹ này, Ngân hàng không có quy định và để tạo điều kiện cho Công ty L đầu tư vào trang thiết bị, máy móc để nâng cao chất lượng dịch vụ và cũng do tin tưởng Công ty L, nên không buộc Công ty L ký quỹ, nhưng đây chỉ là ý kiến đơn phương của phía Ngân hàng BIDV và ý kiến này không đúng với thỏa thuận đã ký tại hợp đồng, do đó khi xảy ra việc chiếm đoạt của ông Lê Hồng H đã không có nguồn thu để bù đắp. Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm đều cho rằng “Mọi tổn thất do Công ty M gánh chịu, Ngân hàng không có trách nhiệm gì” là không đúng với cam kết, thỏa thuận của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng và không đảm bảo “Lẽ công bằng” được quy định tại Điều 3 của Bộ luật Dân sự và Điều 45 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

[4]. Kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Bình Dương và Cáo trạng của Viện trưởng Viện kiểm sát tỉnh Bình Dương xác định: Để che dấu hành vi chiếm đoạt của mình, khi khách hàng có yêu cầu xuất hàng, Lê Hồng H – Giám đốc Công ty L lấy hàng của khách hàng gửi sau xuất cho khách hàng gửi trước, lấy hàng của khách hàng này xuất bù cho khách hàng khác; đối với hàng phế phẩm, thì Hải chỉ đạo nhân viên đóng bao và sắp sếp theo từng cây hàng để khách hàng đến kiểm tra sẽ không phát hiện ra hàng bị thiếu.

Theo Hợp đồng thuê kho giữ hàng hóa số 01/2013/HĐTK ngày 20-3-2013, thì Ngân hàng BIDV có quyền tiến hành kiểm tra hoặc yêu cầu Công ty M cung cấp các thông tin để kiểm tra, giám sát và quản lý tài sản bảo đảm, có toàn quyền kiểm soát tài sản bảo đảm. Mặc dù, việc kiểm tra hàng hóa trong kho đã được Ngân hàng BIDV phối hợp với Công ty M kiểm tra trong ngày 11-5-2013 và ngày 12-7-2013, theo đó Công ty M cử ông Phan Hùng A (Phó Giám đốc), bà Nguyễn Thị H (Kế toán trưởng) và Ngân hàng BIDV cử ông Nguyễn Tăng N (Phó trưởng Phòng quan hệ khách hành 1), ông Nguyễn Huy T (Chuyên viên Phòng quan hệ khách hàng 1) đến kho của Công ty M, nhưng không phát hiện ra hàng bị thiếu hụt. Do đó, việc không phát hiện ra hàng tồn kho cuối cùng bị thiếu hụt cũng có một phần trách nhiệm của Ngân hàng BIDV.

Quá trình giải quyết vụ án, Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm đã không xem xét đến trách nhiệm của Ngân hàng BIDV trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trong việc không thực hiện ký quỹ và trong việc thực hiện kiểm tra kho hàng, mà chỉ căn cứ vào quy định của pháp luật về thế chấp tài sản để không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty M là không đánh giá khách quan, toàn diện các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án.

Để giải quyết triệt để vụ án, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, cần huỷ bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm để giải quyết lại, theo hướng làm rõ trách nhiệm của Ngân hàng BIDV khi tham gia ký kết hợp đồng thuê kho giữ hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã được Hội đồng giám đốc thẩm xem xét và có cơ sở để chấp nhận.

[Nguồn: Quyết định GĐT số: 03/2023/ KDTM-GĐT ngày 20/3/2023 của TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG]

Xem file đính kèm toàn văn Quyết định số: 03/2023/ KDTM-GĐT

———–

Luật sư tại Đà Nẵng

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

366 Phan Chu Trinh, phường An Cựu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:

122 Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Luật sư tại Hà Nội:

Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội

Luật sư tại Nghệ An:

Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An

Luật sư tại Gia Lai:

Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

Website: www.fdvn.vn    www.fdvnlawfirm.vn  www.diendanngheluat.vn  www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0772 096 999

Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Legal Service For Expat:  https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/

TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/

DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/

KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn

KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn

KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn

Bài viết liên quan