NHẬN ĐỊNH CỦA ỦY BAN THẨM PHÁN TÒA ÁN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
[1] Căn nhà và đất tọa lạc tại số 115, đường LL (số mới là 144, đường PVĐ), Phường B, quận GV, Thành phố Hồ Chí Minh thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của ông Nguyễn Văn H2 và bà Lương Thị B (chết năm 1980). Ông H2 và bà B có 11 người con chung là các ông, bà: Nguyễn Thị Kim H4, Nguyễn Thị Kim H5, Nguyễn Thế H3, Nguyễn Thanh L1, Nguyễn Văn P2, Nguyễn Thị Kim P1, Nguyễn Văn M, Nguyễn Thị Kim L2, Nguyễn Thanh T, Nguyễn Thị Kim H7 và Nguyễn Thị H6. Đến năm 2009, ông H2 đăng ký kết hôn với bà Đặng Thị H1 (Giấy chứng nhận kết hôn số 41/2009 do Ủy ban nhân dân Phường B, quận GV, Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 20/02/2009), ông H2 và bà H1 có 01 người con chung là Nguyễn Đặng Minh B (sinh năm 2011).
[2] Sau khi bà B chết, ngày 07/5/2012 các con của bà B và ông H2 là bà H4, ông T, bà P1, ông P2, ông M, bà H6, bà L2 lập hợp đồng tặng cho phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình đối với nhà ở và quyền sử dụng đất tại số 115 đường LL cho ông H2 cùng bà H7 là đồng sở hữu. Năm 2012, bà H7 chết theo Quyết định tuyên bố một người đã chết số 867 ngày 05/12/2012 của Tòa án nhân dân quận GV, ông H2 đã kê khai di sản thừa kế của bà H7 và nhận phần bà H7 được thừa kế đối với nhà đất số 115 đường LL. Ngày 05/9/2013, ông H2 được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
[2.1] Xét, hợp đồng tặng cho (một phần) nhà ở, quyền sử dụng đất ở ngày 07/5/2012 được lập thành văn bản có công chứng tại cơ quan có thẩm quyền, các bên tham gia giao dịch đều có năng lực hành vi dân sự và tự nguyện tham gia giao dịch. Về nội dung hợp đồng, các bên chỉ định đoạt phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của mình đối với nhà ở và quyền sử dụng đất tại số 115 LL (số mới 144 PVĐ) là đúng quy định pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Do đó, Hợp đồng tặng cho nhà ở, quyền sử dụng đất ở ngày 07/5/2012 đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 122 của Bộ luật dân sự năm 2005.
[2.2] Toà án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định Hợp đồng tặng cho (một phần) tài sản ngày 07/5/2012 vô hiệu do khi xác lập các giao dịch, các bên đều biết ông H3 và ông L1 có liên quan đến di sản thừa kế của bà B nhưng cố tình che giấu khi thực hiện hợp đồng tặng cho tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông H3 và ông L1. Tuy nhiên, theo Hợp đồng tặng cho ngày 07/5/2012 thì bà H4, ông T, bà P1, ông P2, ông M, bà H6, bà L2 chỉ tặng cho ông H2 phần tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của mình đối với nhà ở và quyền sử dụng đất số 115 LL (số mới 144 PVĐ), các bên không định đoạt phần tài sản thuộc sở hữu của ông H3 và ông L1 đối với nhà đất nêu trên. Hơn nữa, trong quá trình giải quyết vụ án, ông H2 cùng các con đã chấp nhận yêu cầu chia thừa kế phần di sản của bà B cho ông H3 và ông L1 mỗi người được hưởng một phần di sản là 483.094.958 đồng nên quyền lợi của ông H3 và ông L1 không bị xâm phạm. Chính vì vậy, ông H3, ông L1 đã rút yêu cầu độc lập về việc huỷ Hợp đồng tặng cho (một phần) tài sản ngày 07/5/2012.
[3] Sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà số 115 LL (số mới 144 PVĐ) hợp pháp, ngày 31/10/2016 ông H2 lập văn bản thoả thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng (giữa ông H2 với bà H1) có công chứng tại cơ quan có thẩm quyền, các bên tham gia giao dịch đều có năng lực hành vi dân sự và tự nguyện. Về nội dung thỏa thuận, ông H2 chỉ định đoạt phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của mình đối với nhà ở và quyền sử dụng đất tại số 115 LL (số mới 144 PVĐ). Theo giấy chứng nhận ngày 28/4/2003, ông H2 và bà B đứng tên chủ sử dụng diện tích 239,24m2 đất. Bà B chết năm 1980 không để lại di chúc nên 1/2 nhà số 115 LL (số mới 144 PVĐ) thuộc di sản của bà B để lại là tài sản chung của ông H2 và các con. Năm 2008, nhà đất trên bị thu hồi 198,36m² (tương đương 83% diện tích đất). Năm 2009, ông H2 và bà H4, ông T, bà P1, ông P2, ông M, bà H6 và bà L2 đã nhận số tiền bồi thường là 3.806.939.917 đồng và sau đó tự nguyện lập hợp đồng tặng cho ông H2 phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình đối với quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất nêu trên vào ngày 07/5/2012. Như vậy, cần xác minh, làm rõ số tiền bồi thường mà mỗi người thực nhận là bao nhiêu để xác định ông H2 và các con đã chia di sản thừa kế của bà B hay chưa. Mặt khác, trong trường hợp nhà đất trên là tài sản chung của ông H2 và các con thì ông H2 vẫn hoàn toàn có quyền định đoạt chuyển phần tài sản thuộc sở hữu riêng của mình trong nhà đất số 115 đường LL (số mới 144 PVĐ) thành tài sản chung với bà H1. Như vậy, về nội dung và hình thức của văn bản thỏa thuận nêu trên là đúng quy định pháp luật, không trái đạo đức xã hội nên cần công nhận.
[4] Toà án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định Hợp đồng tặng cho (một phần) tài sản ngày 07/5/2012 và Văn bản thoả thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng ngày 31/10/2016 vô hiệu toàn bộ, từ đó quyết định huỷ các văn bản nêu trên là chưa đánh giá khách quan, toàn diện các chứng cứ, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà H1. Do Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm có những sai sót làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, nên cần chấp nhận kháng nghị số 01/2021/QĐKNGĐT-VKS- VP ngày 01/12/2021 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Quyết định số: 13/2022/HNGĐ-GĐT
…………..
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
56A Điện Biên Phủ, phường Phường Đúc, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:
122 Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Luật sư tại Hà Nội:
Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
Luật sư tại Nghệ An:
Số 19 đường V.I Lê Nin, Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0906 499 446 – 0905 045 915
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/
KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn
KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn
KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn