Feel free to go with the truth

Trang chủ / Dân sự / Bồi thường khi bị đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật?

Bồi thường khi bị đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật?

 Tôi làm việc theo Hợp đồng không xác định thời hạn cho Công ty TNHH MA đến nay đã được 10 năm, được Công ty nộp Bảo hiểm xã hội. Đầu tháng 6/2019 Công ty có ra quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động với tôi nhưng không nêu rõ lý do và cũng không báo trước. Tôi muốn hỏi Quý Công ty rằng nếu Công ty MA đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật với tôi thì tôi sẽ được bồi thường những gì khi tôi không trở lại làm việc? Mong Quý Công ty tư vấn.

Cảm ơn Qúy Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (FDVN). Đối với các yêu cầu tư vấn của Qúy Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, FDVN có một số trao đổi như sau:

Căn cứ Điều 42 của Bộ luật lao động 2012 quy định về Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì:

      “1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

  1. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

      ….

  1. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Dẫn chiếu quy định tại Điều 48 của Bộ luật lao động 2012 có quy định như sau:

“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

  1. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
  2. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

Theo thông tin mà Anh/Chị cung cấp và theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành nếu trong trường hợp Công ty MA đơn phương chấm dứt Hợp đồng với Anh/Chị thì khi đó Công ty MA sẽ phải chịu trách nhiệm chi trả cho Anh/Chị các khoản như sau:

      [1]. Trả tiền lương trong những ngày Anh/Chị không được làm việc;

      [2]. Trả tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày Anh/Chị không được làm việc;

      [3]. Thanh toán ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động;

      [4]. Trả trợ cấp thôi việc;

Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương và tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc hoặc mất việc làm (Theo Điều 8 Thông tư 47/2015/TT-BLDTBXH)

      [5]. Bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Theo Khoản 3 Điều 37 của Bộ luật lao động 2012 thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có tài liệu, chứng cứ chứng minh việc Công ty MA đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật với Anh/Chị thì Anh/Chị có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu Công ty MA chi trả các khoản nói trên.

Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Qúy Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Qúy Khách.

                                                               Theo CVPL: Nguyễn Thị Sương – Công ty Luật FDVN

…………………………………………………………………………………………………………

Luật sư tại Đà Nẵng: 

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quân Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Phú Quốc:

65 Hùng Vương, thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc

Luật sư tại Quảng Ngãi

359 Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Website: www.fdvn.vn    www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Bài viết liên quan