Feel free to go with the truth

Trang chủ / Kinh doanh & Thương mại / TRÌNH TỰ THỦ TỤC BẢO HỘ NHÃN HIỆU?

TRÌNH TỰ THỦ TỤC BẢO HỘ NHÃN HIỆU?

Tình huống pháp lý: Trình tự thủ tục bảo hộ nhãn hiệu?

Công ty tôi mới thành lập cuối năm 2019, tôi muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho Công ty tôi đối với dịch vụ thiết kế kiến trúc. Vậy tôi cần chuẩn bị hồ sơ gì để đăng ký và thủ tục như thế nào? Mong Quý công ty tư vấn.

Trả lời:

 [1]. Về hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Theo quy định tại Mục 5 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi, bổ sung bởi  Thông tư 18/2011/TT-BKHCN và Thông tư 06/2016/TT-BKHCN thì để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Quý Công ty cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ tương ứng với nhãn hiệu đăng ký bảo hộ như sau:

  1. 02 Tờ khai đăng ký theo Mẫu số 04-NH Phụ lục A Thông tư16/2016/TT-BKHCN.
  • Phần mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải chỉ rõ loại nhãn hiệu đăng ký (nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu chứng nhận);
  • Đối với nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu liên kết, Công ty phải chỉ rõ các yếu tố liên kết về nhãn hiệu hoặc về hàng hoá;
  • Trong tờ khai phải có mẫu nhãn hiệu và mô tả bằng chữ về nhãn hiệu đó theo các quy định sau đây:
    1. Nếu nhãn hiệu được cấu thành từ nhiều yếu tố thì phải chỉ rõ các yếu tố cấu thành và sự kết hợp giữa các yếu tố đó; nếu nhãn hiệu chứa yếu tố hình thì phải nêu rõ nội dung và ý nghĩa của yếu tố hình;
    2. Nếu yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu màu thì phải chỉ rõ yêu cầu đó và nêu tên màu sắc thể hiện trên nhãn hiệu;
  • Nếu nhãn hiệu có chứa các chữ, từ ngữ không phải là tiếng Việt thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu các chữ, từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch ra tiếng Việt;
  1. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số Ả-rập hoặc chữ số La-mã thì phải dịch ra chữ số Ả-rập.
  • Phần “Danh mục các hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu” trong tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với Bảng phân loại quốc tế các hàng hoá, dịch vụ theo Thoả ước Nice được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Nếu người nộp đơn không tự phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phân loại và người nộp đơn phải nộp phí dịch vụ phân loại theo quy định.
  1. 05 mẫu nhãn hiệu giống nhau (trừ mẫu nhán hiệu dán trên tờ khai) và phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
  • Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;
  • Đối với nhãn hiệu là hình ba chiều thì mẫu nhãn hiệu phải kèm theo ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh và có thể kèm theo mẫu mô tả ở dạng hình chiếu;
  • Đối với nhãn hiệu có yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc yêu cầu bảo hộ. Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày dưới dạng đen trắng.
  1. Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện.
  2. Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu Công ty thụ hưởng quyền đó từ người khác.
  3. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
  4. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ) (theo Khoản 5 Điều 2 Thông tư 13/2010/TT-BKHCN).

[2]. Về trình tự thực hiện

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 05/2013/TT-BKHCN và Thông tư 06/2016/TT-BKHCN thì trình tự đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được thực hiện như sau:

Bước 1: Tiếp nhận đơn

Quý Khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập. Đơn cũng có thể được gửi qua bưu điện tới các địa điểm tiếp nhận đơn nói trên. Cục Sở hữu trí tuệ không gửi trả lại các tài liệu đã nộp (trừ bản gốc tài liệu nộp để kiểm tra khi đối chiếu với bản sao).

Cụ thể hiện nay có thể nộp tại Cục sở hữu trí tuệ ở Hà Nội hoặc hai văn phòng đại diện ở TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Thẩm định hình thức đơn là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

Đơn hợp lệ sẽ được xem xét tiếp. Đơn không hợp lệ sẽ bị từ chối (không xem xét tiếp).

Thời hạn thẩm định hình thức đơn: là 01(một) tháng kể từ ngày nộp đơn. Trong trường hợp Công ty chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn, hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ thì thời hạn thẩm định hình thức được kéo dài thêm 10 (mười) ngày.

Bước 3: Công bố hợp lệ

Mọi đơn đã được chấp nhận hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Công ty phải nộp lệ phí công bố đơn.

Thời hạn công bố: là 02 (hai) tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng.

Thẩm định nội dung đơn gồm các nội dung sau đây:

  • Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp;
  • Đánh giá đối tượng theo từng điều kiện bảo hộ;
  • Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.

Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, việc đánh giá được tiến hành lần lượt từng thành phần của nhãn hiệu đối với từng hàng hoá, dịch vụ nêu trong danh mục hàng hoá, dịch vụ.

Thời hạn thẩm định nội dung: là 06 (sáu) tháng kể từ ngày công bố đơn. Trong trường hợp Công ty chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn, hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ, thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm không quá 03 tháng;

Bước 5: Cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Đơn bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 117 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, cụ thể:

  • Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;
  • Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất;
  • Đơn thuộc cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất mà không được sự thống nhất của tất cả những Công ty về việc cấp cho một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo sự thoả thuận của tất cả những Công ty.

Thời hạn cấp văn bằng bảo hộ: Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày Công ty nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thủ tục cấp văn bằng bảo hộ theo quy định.

Bước 6: Đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ

Mọi quyết định cấp văn bằng bảo hộ, quyết định chấp nhận đăng ký quốc tế đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Các thông tin được công bố gồm thông tin ghi trong quyết định tương ứng: mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Thời hạn công bố: là 02 (hai) tháng kể từ ngày ra quyết định, sau khi Công ty đã nộp lệ phí công bố theo quy định.

[3]. Về kết quả thực hiện

  • Quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (nếu có quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu).

………………..

Luật sư tại Đà Nẵng

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Quảng Ngãi:

359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Luật sư tại Hà Nội:

45C Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàng Kiếm, thành phố Hà Nội

Website: www.fdvn.vn    www.fdvnlawfirm.vn  www.diendanngheluat.vn  www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Legal Service For Expat:  https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/

TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/

DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/

Bài viết liên quan