NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1]. Việc Abank cho rằng số tiền 713.497.000 đồng mà chủ đầu tư có nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng thi công công trình chợ Mỹ Chánh đã được chuyển giao quyền yêu cầu để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho Công ty M, tức chứa đựng nội dung thế chấp quyền đòi nợ cho Ngân hàng; nhận thấy:
[2]. Theo Giấy ủy quyền ngày 6/6/2015 của Công ty M, với nội dung: “…Công ty TNHH MTV M kính đề nghị Ban quản lý dự án xây dựng công trình chợ Mỹ Chánh khi hoàn thành nghiệm thu thanh toán, các khoản tiền thanh toán từ các công trình trên của Công ty chúng tôi, Ban quản lý dự án, Kho bạc nhà nước huyện H chuyển vào tài khoản 3910201000040 của Công ty TNHH MTV M tại Agibank chi nhánh huyện T. Công ty TNHH MTV M ủy quyền cho Abank chi nhánh huyện T trích từ tài khoản tiền gửi số 3910201000040 của Công ty TNHH MTV M tại Abank chi nhánh huyện T để thu hồi nợ…”, cho thấy đây là việc Công ty M ủy quyền cho Abank – chi nhánh huyện T trích từ tài khoản tiền gửi của Công ty M mở tại Abank – chi nhánh huyện T để thu hồi nợ, chứ không phải là chuyển giao quyền yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 309 của Bộ luật Dân sự năm 2005 (nay là Điều 365 của Bộ luật Dân sự năm 2015). Do đó, việc Abank trình bày số tiền 713.497.000 đồng mà chủ đầu tư có nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng thi công công trình chợ Mỹ Chánh đã được chuyển giao quyền yêu cầu cho Abank là không đúng.
[3]. Theo Hợp đồng tín dụng 391-LAV-201502294/HĐTD ngày 19/6/2015, tại Điều 9 về bảo đảm tiền vay, thể hiện: “…Hình thức bảo đảm tiền vay: Thế chấp tài sản của bên thứ ba. Nghĩa vụ trả nợ của bên B tại Hợp đồng HMTD này được bảo đảm bằng Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của người khác số 15-03-2014/TC; số 15-03-2014/TC; 15-03-2014/TC ngày 15/3/2014. Số 21-10-2014/TC; 21-10-2014/TC ngày
21/10/2014. Hợp đồng thế chấp tài sản số 15-03-2014/TC; số 15-03-2014/TC; số 15-03-2014/TC; số 15-03-2014/TC ngày 15/3/2015 và Phụ lục Hợp đồng thế chấp tài sản số 15-03-2014/PLHĐ. Tổng giá trị thế chấp 5.195.000.000 đồng, phạm vi bảo đảm 3.852.000.000 đồng”, trong đó không thể hiện thế chấp quyền đòi nợ. Mặt khác, đây cũng không phải là trường hợp thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba theo quy định tại Điều 293 của Bộ luật Dân sự 2005 (nay Điều 283 của Bộ luật dân sự năm 2015); bởi lẽ, căn cứ vào nội dung giấy ủy quyền nêu trên, thì Công ty M không có việc ủy quyền cho Ban quản lý dự án thay mình thực hiện nghĩa vụ nào đối với Abank.
[4]. Việc Tòa án cấp phúc nhận định:“…giấy ủy quyền mặc dù không đưa vào nội dung đảm bảo nghĩa vụ trả nợ trong Hợp đồng tín dụng số 391-LAV- 201502294 nhưng làm cơ sở để Abank chi nhánh huyện T cho Công ty M vay số tiền 5.900.000.000 đồng. Đây là giao dịch dân sự mà đối tượng của nghĩa vụ là công việc phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 276 của Bộ luật dân sự. Theo đó, Ban quản lý dự án H thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ chuyển số tiền còn lại chưa được thanh toán là 3.700.000.000 đồng khi hoàn thành nghiệm thu thanh toán công trình chợ Mỹ Chánh vào số tài khoản 3910201000040 của Công ty M mở tại Abank chi nhánh huyện T và Công ty M ủy quyền cho Abank chi nhánh huyện T trích từ tài khoản 3910201000040 của Công ty M để thu hồi nợ vay…”, nhận thấy:
[5]. Theo Điều 282 của Bộ luật Dân sự năm 2005 (nay là Điều 276 của Bộ luật Dân sự năm 2015) quy định: “1. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện 2. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự phải được xác định cụ thể. 3. Chỉ những tài sản có thể giao dịch được, những công việc có thể thực hiện được mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội mới là đối tượng của nghĩa vụ dân sự”.
[6]. Tại Giấy ủy quyền ngày 06/6/2015 của Công ty M, trong đó không có chữ ký của Abank, chỉ có Ban quản lý ký đồng ý theo đề nghị của Công ty M chuyển số tiền còn lại 3.7000.000.000 đồng chưa thanh toán cho Công ty vào tài khoản số 3910201000040 của Công ty M tại Abank chi nhánh huyện T như nội dung Giấy ủy quyền nêu trên, như vậy đây là công việc mà Ban quản lý dự án phải thực hiện theo đề nghị của Công ty M. Tuy nhiên, ngày 29/7/2019 Công ty M đã có văn bản hủy giấy ủy quyền gửi Ban quản lý dự án cho nên Ban quản lý dự án không còn phải có nghĩa vụ thực hiện công việc chuyển tiền thanh toán cho Công ty M theo phương thức trên là có căn cứ.
[7]. Đối với nhận định của Tòa án cấp phúc thẩm: “Ngày 29/7/2019, Công ty M có văn bản gửi cho Ban quản lý dự án H về việc hủy nội dung ủy quyền ngày 06/6/2015 với Ban Quản lý dự án…mà không thông báo cho Abank chi nhánh huyện T biết là trái quy định pháp luật” và việc Abank cho rằng:“…bên ủy quyền không thông báo cho Abank chi nhánh T biết bằng văn bản là vi phạm nghiêm trọng Điều 569 Bộ luật Dân sự năm 2015; nên văn bản đó hoàn toàn vô hiệu trước pháp luật”, nhận thấy:
[8]. Theo quy định tại Điều 581 của Bộ luật Dân sự năm 2005 (nay là Điều 562 của Bộ luật Dân sự năm 2015) thì “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
[9]. Xét thấy, kể cả trường hợp Giấy ủy quyền vẫn còn hiệu lực cho đến khi Abank biết được việc hủy văn bản ủy quyền của Công ty M thì theo quy định tại Điều 581 của Bộ luật Dân sự năm 2005 (nay là Điều 562 của Bộ luật Dân sự năm 2015) nêu trên, Ngân hàng có nghĩa vụ thực hiện công việc do Công ty M ủy quyền, điều này có nghĩa khi có tiền trong tài khoản của Công ty M thì Abank có nghĩa vụ trích tiền từ tài khoản để thu hồi nợ; còn nếu trong tài khoản nêu trên không có tiền thì Abank không phải thực hiện nghĩa vụ này, chứ không phải là quyền. Do không phải là quyền cho nên Abank không thể thay quyền Công ty M, yêu cầu Ban quản lý dự án chuyển tiền vào tài khoản của Công ty M, trong khi đó số tiền trên không phải là tài sản bảo đảm, cũng như không thuộc trường hợp chuyển quyền yêu cầu, thế chấp quyền đòi nợ hoặc trả nợ thông qua người thứ ba. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận đơn khởi kiện của Abank là có căn cứ, Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận đơn khởi kiện của Abank là không có cơ sở.
[10]. Từ những phân tích nêu trên, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm xét thấy cần chấp nhận Quyết định kháng nghị số 24/2021/KN-DS ngày 25/6/2021 của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 04/2021/DS-PT ngày 08/01/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị, giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2020/DS-ST ngày 21/9/2020 của Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh Quảng Trị.
[11]. Về án phí: Do hủy Bản án dân sự phúc thẩm và giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm nên Ngân hàng N phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 18 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án.
Quyết định số: 81/2021/QĐ-GĐT
………………..
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
56A Điện Biên Phủ, phường Phường Đúc, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại Quảng Ngãi:
359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
Luật sư tại Hà Nội:
Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
Luật sư tại Nghệ An:
Số 19 đường V.I Lê Nin, Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0935 643 666 – 0906 499 446
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/
KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn
KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn
KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn