VỀ DÂN LUẬT KHÁI LUẬN
“Trước khi bắt đầu nghiên cứu các vấn đề trong ngành luật học, cần phải có một quan niệm rõ rệt về pháp luật và về các ý niệm được bao hàm trong mỗi danh từ pháp lý. Những nỗi khó khăn này có được giải quyết tiêu tường mới mong hiểu thấu được nội dung và tinh thần luật pháp. Nhằm mục đích thiển cận này, quyền Dân luật khái luận đã được chia làm ba phần:
I. Quan niệm tổng quát về pháp luật
II. Lịch trình tiến hóa của Dân luật Việt Nam
III. Khái niệm về Dân luật hiện đại
Không những đã đem so sánh các điểm sai biệt chính yếu giữa hai quan niệm Đông Phương và Tây Phương phản chiếu hai nền văn minh dị biệt, chúng tôi còn cố phác họa những đại cương của các hệ thống pháp luật hiện hữu trên thế giới. Thiết tưởng muốn hiểu rõ căn bản của pháp luật, biện pháp thích ứng nhất là nghiên cứu lịch trình tiến hóa của pháp luật trong khuôn khổ của luật đối chiếu, mặc dầu phạm vi chật hẹp, sách này chỉ cho phép đề cập tới các vấn đề này một cách giản lược.
[…] Quan niệm như trên, những chương sơ lược này chỉ là phần mở đầu cho những sách dân luật về vấn đề gia đình, tài sản, nghĩa vụ, khế ước, hôn sản và thừa kế, hiện đương chờ đợi các bậc thức giả nghiên cứu và thảo soạn để ngành luật nước nhà mỗi ngày thêm phồn thịnh.
Trong phạm vi thiển cận ấy, nếu quyển sách nhỏ này mang lại được cho các bạn độc giả một khái niệm về Dân luật Việt Nam và một niềm tự hào là nền văn minh pháp luật nước nhà đã từng có những thời kỳ vinh quang xán lạn, thúc dục thế hệ chúng ta phải tiếp nối truyền thống ấy trong hiện tại và tương lai, điều ấy sẽ là phần thưởng tinh thần cao quý nhất cho tác giả.
Sài gòn, ngày 25 tháng 7 năm 1957
Vũ Văn Mẫu”
————————
Dân luật Khái luận
Tác giả: GS. Vũ Văn Mẫu
Xuất bản: 1961
Nguồn: Việt Nam Thư Quán
Mời tải sách theo link đính kèm: