Feel free to go with the truth

Trang chủ / Dân sự / Cố ý đọc xem trộm Zalo, Facebook của người khác có bị xử lý hình sự?

Cố ý đọc xem trộm Zalo, Facebook của người khác có bị xử lý hình sự?

Trong lớp khi tôi không để ý, các bạn thường lấy điện thoại của tôi đọc trộm tin nhắn, sau đó hay trêu tôi và nói cho cả lớp biết những nội dung trong tin nhắn giữa tôi và bạn gái. Có những lúc, các bạn này còn trực tiếp nhắn tin trên Facebook, Zalo của tôi, làm tôi rất nhiều lần bị bạn bè hiểu nhầm. Tôi muốn hỏi hành vi có bị xem là vi phạm pháp luật không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn Qúy Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (FDVN). Đối với các yêu cầu tư vấn của Qúy Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, FDVN có một số trao đổi như sau:

[1] Quyền đảm bảo về đời tư theo quy định của pháp luật

 Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 quy định Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:

1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

  1. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  2. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

….

Theo quy định trên, thì tin nhắn, các thông tin và bí mật cá nhân trên mạng xã hội là đối tượng được pháp luật bảo vệ. Nếu những hành vi này gây ảnh hưởng đến đời sống cá nhân và các mối quan hệ của bạn, bạn có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại theo thủ tục tố tụng dân sự, kèm theo những chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm và thiệt hại trên thực tế (nếu có yêu cầu bồi thường).

Mặt khác, theo Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

  1. a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
  2. b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
  3. c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
  4. d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;

đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
  2. a) Có tổ chức;
  3. b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  4. c) Phạm tội 02 lần trở lên;
  5. d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;

đ) Làm nạn nhân tự sát.

  1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, để truy cứu trách nhiệm hình sự của hành vi này, thì những người này phải thuộc trường hợp đã từng bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi xâm phạm bí mật an toàn thư tín, điện tín của người khác và nay tiếp tục vi phạm. Bạn phải có đủ căn cứ để chứng minh điều này thì mới có cơ sở để cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố hình sự đối với những người đó.

Tuy nhiên, theo như trường hợp của bạn, nếu muốn khỏi kiện thì cần phải có bằng chứng về những hành vi vi phạm này của nhóm bạn của bạn, việc chứng minh các hành vi vi phạm trong các trường hợp này thường rất khó vì ít để lại bằng chứng. Tuy các hành vi thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng gầy phiền hà và rắc rối trong cuộc sống hàng ngày. Vậy nên tốt hơn hết, bạn nên tự lưu giữ bí mật thông tin cá nhân bằng cách cài đặt mật khẩu trên điện thoại, chú ý cầm theo bên mình để tránh các nguy cơ bị đọc trộm tin nhắn và các chiêu trò trêu chọc của bạn bè để đảm bảo quyền riêng tư của bạn và người thân.

Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Qúy Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Qúy Khách.

                                                                                                CVPL: Ngô Thị Mỹ Trâm – FDVN Law Firm

…………………………………………………………………………………………………………

Luật sư tại Đà Nẵng: 

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quân Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế:         

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Phú Quốc:

65 Hùng Vương, thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc.

Website: www.fdvn.vn    www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Bài viết liên quan