Feel free to go with the truth

Trang chủ / Kinh doanh & Thương mại / SẢN XUẤT KINH DOANH KHẨU TRANG VẢI KHÁNG KHUẨN (KHÔNG PHẢI KHẨU TRANG Y TẾ) CẦN ĐÁP ỨNG NHỮNG YÊU CẦU NÀO?

SẢN XUẤT KINH DOANH KHẨU TRANG VẢI KHÁNG KHUẨN (KHÔNG PHẢI KHẨU TRANG Y TẾ) CẦN ĐÁP ỨNG NHỮNG YÊU CẦU NÀO?

Tình huống pháp lý: Sản xuất kinh doanh khẩu trang vải kháng khuẩn (không phải khẩu trang y tế) cần đáp ứng các yêu cầu nào?

Trước tình hình dịch bệnh hiện nay tôi tìm được nguồn nguyên vật liệu sản xuất khấu trang nên tôi dự định mở một cơ sở sản xuất kinh doanh mà chủ yếu là mặt hàng khẩu trang vải kháng khuẩn (không phải khẩu trang). Vậy tôi có phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh hay không? Đối với hoạt động này thì tôi cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Mong Quý Công ty Luật FDVN (FDVN) có thể tư vấn cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

 [1]. Quy định pháp luật về đối tượng phải đăng ký kinh doanh

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh có quy định:

“1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

  1. a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
  2. b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
  3. c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
  4. d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

  1. e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”

Mặt khác, căn cứ vào Điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định về các trương hợp không phải đăng ký kinh doanh như sau:

“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

  1. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
  2. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.”

Như vậy nếu kinh doanh dù kinh doanh với tư cách cá nhân hay hộ gia đình với ngành nghề kinh doanh về sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn sẽ phải đăng ký kinh doanh vì không thuộc các trường hợp nêu tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP và Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP nêu trên.

[2]. Lưu ý về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hoạt động sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn (không phải khẩu trang y tế).

Căn cứ vào Quyết định số 870/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 12 tháng 03 năm 2020 về việc hướng dẫn kỹ thuật tạm thời cho Khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn (không áp dụng cho khẩu trang vải thường) quy định cụ thể như sau:

“3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Quy định chung

– Không được gây dị ứng da cho người đeo;

– Bề mặt phải sạch sẽ, không còn đầu chỉ xơ vải và không có lỗi ngoại quan;

– Dây đeo được kết cấu chắc chắn;

– Kiểu dáng, kích thước phải đảm bảo che kín mũi và miệng, các mép khẩu trang phải ôm khít khuôn mặt người đeo, không tạo khe hở.

3.2. Cấu trúc và yêu cầu đối với vật liệu

3.2.1. Cấu trúc:

– Có tối thiểu 3 lớp: lớp ngoài cùng là lớp có tính kháng nước, kháng giọt bắn đường hô hấp hoặc kết hợp kháng khuẩn; các lớp còn lại là lớp lọc, kháng khuẩn (lớp kháng khuẩn là vải kháng khuẩn, nano bạc, than hoạt tính hoặc tương đương);

– Dây đeo;

3.2.2. Yêu cầu đối với vật liệu

3.2.2.1. Lớp ngoài cùng có bề mặt nhẵn, có độ thoáng khí, kháng nước và có khả năng kháng các giọt bắn đường hô hấp.

3.2.2.2. Lớp kháng khuẩn có tác dụng diệt khuẩn.

3.2.2.3. Lớp lọc có độ thoáng khí và cản bụi tốt.

3.2.2.4. Dây đeo: dùng loại vật liệu có khả năng đàn hồi tốt (ví dụ: dây chun), giúp cho việc đeo, tháo khẩu trang dễ dàng.

3.3. Chỉ tiêu kỹ thuật của khẩu trang

3.3.1. Khả năng kháng giọt bắn: Hiệu suất lọc đối với hạt sương dầu ở chế độ thổi khí 301/phút không nhỏ hơn 90% (phương pháp thử theo mục 2.1 Phụ lục);

3.3.2. Trở lực hô hấp: Trở lực hô hấp ở chế độ thổi khí 301/phút không lớn hơn 9 mm nước (phương pháp thử theo mục 2.2 Phụ lục);

3.3.3. Khả năng bảo vệ chống nhiễm khuẩn: Khả năng bảo vệ chống nhiễm khuẩn của khẩu trang vải được xác định theo công bố của nhà sản xuất (kèm theo các kết quả thử nghiệm).

3.3.4. Giới hạn cho phép các nguyên tố kim loại nặng có trong vải: Theo Điều 3.5 – TCVN 8389-1 (có thể công nhận các kết quả thử nghiệm tương đương mục 2.3 Phụ lục).

  1. Đóng gói và ghi nhãn

4.1. Đóng gói

Theo công bố của nhà sản xuất, khuyến khích đóng gói riêng lẻ, đảm bảo vô trùng khẩu trang khi đóng gói.

4.2. Ghi nhãn

– Theo qui định của Pháp luật hiện hành về nhãn hàng hoá

– Trên cơ sở qui định kỹ thuật của hướng dẫn này, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xây dựng, công bố Tiêu chuẩn cơ sở và tuân thủ các điều kiện đảm bảo chất lượng đối với sản phẩm theo qui định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá và qui định của pháp luật hiện hành.”

Như vậy với ngành nghề sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn, Qúy Khách cần tiến hành đăng ký kinh doanh và khi sản xuất cần lưu ý các yêu cầu về kỹ thuật như đã phân tích nêu trên.

………………..

Luật sư tại Đà Nẵng:

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế:

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Quảng Ngãi:

359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Website: www.fdvn.vn    www.fdvnlawfirm.vn  www.diendanngheluat.vn  www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Legal Service For Expat:  https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/

TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/

DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/

 

Bài viết liên quan