FDVN giới thiệu tài liệu “Tổng hợp 06 Bản án tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất của cơ sở tôn giáo” do các Luật sư – Chuyên viên pháp lý của FDVN sưu tầm, tổng hợp.
Tài liệu này phục vụ cho mục đích học tập, nghiên cứu, công tác và được chia sẻ hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi phản đối việc sử dụng tài liệu này vào mục đích thương mại và mục đích khác trái pháp luật.
MỤC LỤC TỔNG HỢP 06 BẢN ÁN TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CƠ SỞ TÔN GIÁO
STT | NỘI DUNG | TRANG |
1. |
Bản án 56/2023/DS-PT ngày 23/02/2023 Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh V/v tranh chấp quyền sử dụng đất của cơ sở tôn giáo Nội dung bản án: Vào năm 1950, cụ Huỳnh Thị M hiến cho Chùa Phước L 04 ha đất, tọa lạc tại RTL, nay là: Ấp V3, xã A Th, huyện BC, tỉnh Tây Ninh, có lập “Tờ cho chấn đứt ruộng còn dành để huê lợi” ghi ngày 18-4-1950, có Trụ trì Chùa Phước L lúc bấy giờ là ông Hồ Văn T2 ký tên, được Làng GL, tỉnh Tây Ninh, thuộc Nam phần Việt Nam chứng nhận, đất có tứ cận: Đông giáp Sông Cái; Tây giáp rừng làng; Nam giáp đất ông L2; Bắc giáp RTL. Ngay sau khi cụ M lập tờ cho đất, Chùa Phước L cho cụ Đỗ Văn H4 (là ông nội của các bị đơn- bị đơn: Bà Đỗ Thị T, ông Bùi Văn D; bà Đỗ Thị H, ông Lê Văn H1; ông Đỗ Thành D2, bà Đỗ Thị H1) thuê 04 ha đất này để cụ H canh tác và trả lúa hàng năm. Sau năm 1975, cụ H4 chết, con cụ H4 là ông Đỗ Văn Gi (cha ruột của các bị đơn) tiếp tục thuê đất và trả lúa hàng năm. Vào năm 2017, con trai ông Gi là Đỗ Thành D2 vẫn còn trả 1.500.000 đồng tiền thuê đất, có “Biên nhận” ghi ngày 10-5-2017. Nay Chùa Phước L cần lấy lại đất để sử dụng thì phát hiện các con của ông Gi, gồm: Bà Đỗ Thị T, ông Bùi Văn D đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 5.000 m2, thuộc thửa 190; bà Đỗ Thị H, ông Lê Văn H1 đứng tên 5.000 m2, thuộc thửa số 189; ông Đỗ Thành D2, bà Đỗ Thị H1 đứng tên 8.434,7 m2, thuộc các thửa: 1, 4, 185, 187. Do Chùa Phước L là thành viên của A, tỉnh Tây Ninh, tài sản của Chùa Phước L là tài sản của A, tỉnh Tây Ninh nên A, tỉnh Tây Ninh khởi kiện bà Đỗ Thị T, ông Bùi Văn D; bà Đỗ Thị H, ông Lê Văn H1; ông Đỗ Thành D2, bà Đỗ Thị H1 yêu cầu trả lại các thửa đất nêu trên cho A, tỉnh Tây Ninh và Chùa Phước L. Bản án sơ thẩm tuyên: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ban Trị sự A, tỉnh Tây Ninh đối với bà Đỗ Thị T, ông Bùi Văn D; bà Đỗ Thị H, ông Lê Văn H1; ông Đỗ Thành D2, bà Đỗ Thị H1, về việc tranh chấp quyền sử dụng đất tại thửa số 190, tờ bản đồ số 34 tại xã A Th, huyện BC, tỉnh Tây Ninh, thuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số vào sổ cấp GCN: CS06325 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp ngày 01-4-2019, đứng tên ông Lê Văn H1 và bà Đỗ Thị H; Thửa số 189, tờ bản đồ số 34, tại xã A Th, huyện BC, tỉnh Tây Ninh, thuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số vào sổ cấp GCN: CS06326 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp ngày 01-4-2019, đứng tên ông bà Đỗ Thị T và ông Bùi Văn D; Thửa số 1, 4, 185, 187, tờ bản đồ số 34 tại xã A Th, huyện BC, tỉnh Tây Ninh, thuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số vào sổ cấp GCN: CS06327 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp ngày 01-4-2019, đứng tên ông bà Đỗ Thị H1 và ông Đỗ Thành D2. Toà án phúc thẩm nhận định: Xét diễn biến quá trình sử dụng đất, nhận thấy bị đơn khai đất thuê của cụ M từ năm 1940 là có căn cứ, từ năm 1940 đến nay không ai tranh chấp. Tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Gi là người đang sử dụng đất, đã chiếm hữu ngay tình, liên tục trên 30 năm, đủ căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với bất động sản theo quy định tại khoản 7 Điều 176, khoản 1 Điều 255 của Bộ luật Dân sự năm 1995. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Gi đúng theo quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản có liên quan. Việc ông Gi tặng cho các con là các bị đơn trong vụ án vào năm 2019 là đúng theo quy định tại Điều 167 của Luật Đất đai năm 2013. Mặt khác, A, tỉnh Tây Ninh cho rằng tài sản của Chùa Phước L là tài sản của A, tỉnh Tây Ninh nhưng không cung cấp chứng cứ chứng minh, không có cơ sở chấp nhận, bởi vì: Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 của Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo, có hiệu lực từ ngày 15-11-2004; khoản 14 Điều 2 của Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 thì Chùa là cơ sở tôn giáo; theo qui định tại Điều 51 của Luật Đất đai năm 2003 thì “Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. A, tỉnh Tây Ninh căn cứ “Tờ cho chấn đứt ruộng còn dành để huê lợi” của cụ M đối với Chùa Phước L để khởi kiện đòi quyền sử dụng đất là không đúng theo quy định tại Điều 166, Điều 168 của Bộ luật Dân sự. Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện là có căn cứ. Toà án cấp phúc thẩm tuyên: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của A, tỉnh Tây Ninh đối với Bà Đỗ Thị T, ông Bùi Văn D; bà Đỗ Thị H, ông Lê Văn H1; ông Đỗ Thành D2, bà Đỗ Thị H1 về việc đòi lại quyền sử dụng các thửa đất, gồm: + Thửa số 189, tờ bản đồ 34, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số vào sổ cấp GCN: CS06326 ngày 01-4-2019, do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp, bà Đỗ Thị T và ông Bùi Văn D đứng tên. + Thửa số 190, tờ bản đồ 34, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số vào sổ cấp GCN: CS06325 ngày 01-4-2019, do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp, bà Đỗ Thị H và ông Lê Văn H1 đứng tên. + Các thửa số 1, 4, 185, 187, tờ bản đồ 34, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số vào sổ cấp GCN: CS06327 ngày 01-4-2019, do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp, bà Đỗ Thị H1 và ông Đỗ Thanh D2 đứng tên. |
1-8 |
2. | Bản án 149/2020/DS-PT ngày 06/07/2020 Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương
V/v tranh chấp quyền sử dụng đất Nội dung bản án: Chùa P (Chùa) là chủ sử dụng đất diện tích 11.395,9m2 gồm các thửa đất số 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 63, 64, 67 và một phần các thửa 65, 66 tờ bản đồ số D2 tọa lạc xã B, huyện D (nay là khu phố T, phường B, thị xã D), tỉnh Bình Dương theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số T001795/CN- 06 do UBND tỉnh Bình Dương cấp ngày 06/12/2006. Đất có nguồn gốc do người dân làm công quả hiến tặng cho Chùa P trước năm 1975. Trong tổng diện tích đất này, có một phần theo đo đạc thực tế là 953,6m2 Chùa P có cho vợ chồng ông Đặng Văn Quới và bà Nguyễn Thị Anh T sử dụng trồng hoa màu. Sau khi ông Đặng Văn Quới chết thì bà Nguyễn Thị Anh T vẫn tiếp tục sử dụng, canh tác trồng hoa màu theo mùa vụ cho đến nay, hàng năm đều có đóng góp hoa lợi cho Chùa một số tiền nhất định. Năm 2006, Chùa P (do ông Hồ Văn G đại diện) làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Ủy ban nhân dân xã B (nay là phường B) có tổ chức họp các hộ dân đang sử dụng đất Chùa (trong đó có bà Nguyễn Thị Anh T). Theo Biên bản họp ngày 13/6/2006, các hộ dân đang sử dụng đất Chùa đều xác định đất của Chùa, thống nhất để cho Chùa xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các hộ dân được tiếp tục canh tác để tăng thu nhập, hàng năm cúng Chùa, khi nào canh tác không hiệu quả thì trả lại cho Chùa. Do thời gian gần đây bà Nguyễn Thị Anh T có ý định chiếm luôn đất không trả lại cho Chùa P nên Chùa P đã làm đơn khiếu nại tranh chấp đất tại UBND phường B nhưng hòa giải không thành. Vì vậy Chùa P khởi kiện yêu cầu bà Nguyễn Thị Anh T trả lại cho Chùa diện tích đất 953,6m2. Đối với yêu cầu khởi kiện của Chùa P bà T không đồng ý vì gia đình bà đã sử dụng ổn định trên 30 năm không có ai tranh chấp; bà T có yêu cầu phản tố yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết công nhận cho bà được quyền quản lý sử dụng phần đất tranh chấp, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương điều chỉnh Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số T001795/CN-06 ngày 06/12/2006 theo hướng tách 953,6m2 ra khỏi diện tích đất đã cấp cho Chùa P; Toà án cấp sơ thẩm tuyên: Buộc bà Nguyễn Thị Anh T trả lại cho Chùa P diện tích đất 953,6m2, tọa lạc khu phố T, phường B, thị xã D, tỉnh Bình Dương thuộc thửa 25, 26 và 57 tờ bản đồ D2 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AE 977220 ngày 06/12/2006 do UBND tỉnh Bình Dương cấp cho Chùa P (ký hiệu B trên mảnh trích lục địa chính kèm theo). Không chấp nhận yêu cầu phản tố của bà Nguyễn Thị Anh T về việc yêu cầu công nhận cho bà quyền quản lý, sử dụng hợp pháp đối với diện tích đất 953,6m2. Toà án cấp phúc thẩm nhận định: Căn cứ mảnh trích đo địa chính thì phần đất tranh chấp trong vụ án có diện tích theo đo đạc thực tế là 935,6m2 tọa lạc khu phố T, phường B, thị xã D, tỉnh Bình Dương, thuộc thửa đất số 25, 26 và 57, tờ bản đồ D2 nằm trong tổng diện tích 11.395,9m2 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AE 977220 ngày 06/12/2006 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp cho Chùa P. Căn cứ lời thừa nhận của bà Nguyễn Thị Anh T tại các buổi làm việc thì bà Nguyễn Thị Anh T đã thừa nhận đất tranh chấp là của Chùa P và việc các hộ được tiếp tục sử dụng sử dụng đất với điều kiện phải đóng góp hoa lợi cho Chùa, đất của Chùa nên các hộ sử dụng đất không được xem xét cấp sổ đất. Bà Nguyễn Thị Anh T cho rằng tại buổi làm việc ngày 13/6/2006, bà T chỉ đồng ý cho ông Hồ Văn G làm trụ trì Chùa P, chứ không đồng ý để Chùa đứng tên quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, Biên bản làm việc với các hộ dân canh tác đất Chùa P ngày 13/6/2006 của Ủy ban nhân dân xã (nay là phường) B có nội dung đại diện các hộ có canh tác đất Chùa gồm bà Nguyễn Thị Anh T, bà Nguyễn Thị B, ông Nguyễn Văn D, ông Nguyễn Tấn T2 và bà Mai Kim N2 đều thống nhất: Nguồn gốc đất của Chùa, đại diện Chùa yêu cầu được đứng tên quyền sử dụng đất, các hộ sử dụng đất tiếp tục sử dụng đất và cúng dường cho Chùa; các bên thống nhất để Chùa đăng ký đứng tên quyền sử dụng đất. Uỷ ban nhân dân phường B xác nhận phần đất bà T đang quản lý sử dụng (thửa 25, 26 và 57 tờ bản đồ D2 theo bản đồ chính quy năm 1995) có nguồn gốc của Chùa, từ 1982 – 1985 phần đất này giao cho tập đoàn quản lý và tập đoàn giao cho vợ chồng bà T canh tác; sau năm 1985, tập đoàn tan rã thì đất trả lại cho Chùa P và Chùa tiếp tục cho bà T canh tác, hàng năm đóng hoa lợi cho Chùa. Trong quá trình giải quyết vụ án, bà T xác định vợ chồng bà T cùng quản lý, canh tác từ năm 1983 đến khi chồng bà T là ông Đặng Văn Q1 (chết cách đây 24 năm) thì bà T trực tiếp canh tác, sau này có con trai bà T là anh Đặng Quốc Tr (chết năm 2019) phụ giúp bà T. Bà T không đăng ký, kê khai nộp thuế đối với phần đất này mà hàng năm có đóng tiền cho Chùa, đến năm 2017 khi xảy ra tranh chấp mới không đóng nữa. Như vậy, có đủ căn cứ xác định nguồn gốc đất tranh chấp là của Chùa P. Bà T sử dụng đất trên cơ sở được Chùa P giao cho sử dụng, hàng năm đóng góp cho Chùa nên bà T không phải là người chiếm hữu về tài sản theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự năm 2015. Việc Chùa P giao cho bà T được sử dụng đất, hàng năm nộp hoa lợi cho Chùa, đây được xem như trường hợp giao dịch hợp đồng về quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, theo Điều 181 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất”. Việc Chùa P giao đất cho gia đình bà T canh tác và thu hoa lợi bằng việc bà T phải đóng góp tiền cho Chùa hàng năm là trái quy định của pháp luật được viện dẫn nêu trên, sử dụng không đúng mục đích đất được cấp cho cơ sở tôn giáo. Do đó, Chùa P yêu cầu bà T trả lại đất để sử dụng đúng mục đích tôn giáo là có căn cứ nên yêu cầu của bà T về việc công nhận quyền sử dụng đất là không có căn cứ. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm xác định Chùa P là chủ sử dụng đất hợp pháp, buộc bà T trả lại đất cho Chùa P và không chấp nhận yêu cầu phản tố của bà T là có căn cứ. Xét thấy, bà T đã quản lý, sử dụng đất liên tục, lâu dài từ năm 1983 đến nay đã trên 30 năm và nộp hoa lợi cho Chùa đến năm 2017, khi phát sinh tranh chấp tại Tòa án mới không nộp hoa lợi cho Chùa. Người đại diện Chùa P cũng xác nhận, mặc dù là đất của Chùa nhưng từ trước đến nay Chùa không trực tiếp sử dụng mà giao cho bà T từ năm 1983, từ thời điểm đưa đất vào tập đoàn cho đến nay. Qua đó có thể thấy, bà T có nhiều công sức trong việc quản lý, giữ gìn, tôn tạo đất. Vì vậy, theo lẽ công bằng, cần tính một phần công sức cho bà T với tỷ lệ 5% giá trị quyền sử dụng đất để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên nên cần buộc Chùa P có trách nhiệm thanh toán cho bà T một phần công sức nêu trên. Tại phiên tòa phúc thẩm, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn và bị đơn không yêu cầu định giá lại mà thống nhất xác định giá theo Biên bản định giá ngày 15/6/2017 với giá đất tranh chấp là 6.000.000 đồng/m2. Do đó, Hội đồng xét xử căn cứ giá đất này để làm cơ sở buộc phía nguyên đơn thanh toán giá trị công sức cho bị đơn, cụ thể: Giá đất tranh chấp là 6.000.000 đồng/m2 x 953,6m2 = 5.721.600.000 đồng x 5% = 286.080.000 đồng. Toà án cấp phúc thẩm tuyên: Sửa một phần Bản án dân sự sơ thẩm số 107/2019/DS-ST ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Tòa án nhân dân thị xã (nay là thành phố) D, tỉnh Bình Dương như sau: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Chùa P. Buộc bà Nguyễn Thị Anh T trả lại cho Chùa P diện tích đất 953,6m2, tọa lạc khu phố T, phường B, thị xã D, tỉnh Bình Dương thuộc thửa 25, 26 và 57 tờ bản đồ D2 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AE 977220 ngày 06/12/2006 do UBND tỉnh Bình Dương cấp cho Chùa P (ký hiệu B trên sơ đồ bản vẽ đất tranh chấp kèm theo bản án). Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bà Nguyễn Thị Anh T. Buộc Chùa P thanh toán công sức quản lý, gìn giữ, tôn tạo đất cho bà Nguyễn Thị Anh T với số tiền 286.080.000 đồng (hai trăm tám mươi sáu triệu không trăm tám mươi nghìn đồng). |
9-17 |
3. | Bản án số: 134/2022/DS-PT ngày: 27–9-2022 Toà án nhân dân tỉnh Hậu Giang
V/v Tranh chấp yêu cầu công nhận quyền sử dụng đất và đòi lại quyền sử dụng đất Nội dung vụ án: Nguồn gốc phần đất tranh chấp giữa Hội quán H với bị đơn Nguyễn Văn L, Nguyễn Hòa Y, Phạm Ánh N, Phạm Văn D, Trần Thanh D1, Ca Văn Hồng O (Ca Văn T1), Hà Văn K trước đây Hội quán mua lại của cụ Phạm Văn Đ1 vào năm 1957, việc mua bán có làm giấy tay. Hội quán sử dụng đến năm 2004 thì được Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trước đây Hội quán có cho ông Phạm Văn Đ là cha bà Phạm Thị Sở nhờ, sau đó ông Đủ cho lại bà A đến năm 2007 bà A cho ông D1 thuê lại, năm 2009 Hội quán cho ông Y, L, D, N, K, C1 thuê để buôn bán. Việc Hội quán cho các hộ dân thuê đất có lập hợp đồng, thời hạn thuê là 01 năm, giá thuê từ 300.000 đồng đến 600.000 đồng/năm, tùy từng trường hợp. Trong hợp đồng thuê có thỏa thuận các bị đơn không được cất nhà kiên cố chỉ được cất nhà tạm bợ, đến hạn trả lại mặt bằng thì Hội quán không bồi hoàn về việc san lấp mặt bằng và các mặt xây dựng khác. Đến nay thời hạn thuê đã hết nhưng các bị đơn không trả lại đất cho Hội quán. Do đó Hội quán H khởi kiện yêu cầu các bị đơn phải trả lại đất theo đo đạc thực tế, cụ thể: Buộc ông Trần Thanh D1 trả diện tích 160,1m2, buộc ông Ca Văn Hồng O trả diện tích 124.7m2, buộc ông Phạm Ánh N trả diện tích 80.8m2, buộc ông Nguyễn Hòa Y trả diện tích 70.6m2, buộc ông Phạm Văn D trả diện tích 29,4m2, buộc ông Nguyễn Văn L trả diện tích 116.2m2 và các bị đơn phải tự tháo dỡ, di dời, toàn bộ nhà cửa, công trình vật kiến trúc trả lại hiện trạng đất cho Hội quán. Toà án cấp sơ thẩm tuyên: 1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Hội quán H. 2. Công nhận phần đất tại thửa 1245, tờ bản đồ số 8, diện tích 1571,2m2thuộc quyền sử dụng của Hội quán H. 3. Buộc các bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trả lại đất cho Hội quán H. Toà án phúc thẩm nhận định: nguồn gốc phần đất tranh chấp trước đây là của cụ Phạm Văn Đ1, sau khi cụ Đ1chết thì ngày 18/11/1957 con cháu của cụ Đ1 lập tờ bán đứt đất vườn cho cụ Nguyễn Văn K2, trước đây là đại diện cho Giáo hội Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, thôn hội A. Sau khi mua đất thì Hội quán H tiến hành xây dựng và sử dụng đến ngày 21/9/2004 được Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Chùa H đứng tên chủ sử dụng với tổng diện tích 19.701 m2, trong đó có phần đất tranh chấp tại thửa 1245 diện tích 1.396m2. Trước thời điểm Hội quán được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2004 thì ông ông L, ông N có làm tờ cam kết xin ở nhờ trên phần đất của Hội quán. Sau thời điểm Hội quán được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2004 thì các bị đơn Nguyễn Văn L, Nguyễn Hòa Y, Phạm Ánh N, Ca Văn Hồng O (Ca Văn T1), Phạm Văn D, Hà Văn K mới lập hợp đồng thuê đất của Hội quán. Việc các bị đơn Nguyễn Văn L, Phạm Ánh N xin cất nhà ở nhờ trên đất của Hội quán và các bị đơn Nguyễn Văn L, Nguyễn Hòa Y, Phạm Ánh N, Ca Văn Hồng O (Ca Văn T1), Phạm Văn D, Hà Văn K lập hợp đồng thuê đất của Hội quán đã thừa nhận phần đất tranh chấp là của Hội quán H. Mặc dù hiện nay Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đã thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng xét về nguồn gốc đất và quá trình sử dụng đất thì phần đất các bị đơn đang sử dụng là của Hội quán H. Theo Biên bản xác minh ngày 07/11/2018 tại Công an xã A và Công an xã B thể hiện ông L, ông D, bà A, bà M1, ông Y, bà T, ông D1 ngoài phần đất tranh chấp, thì các đương sự đã có đất và nhà ở khác đang sử dụng ổn định. Do đó việc buộc các bị đơn trả lại đất cho Hội quán không ảnh hưởng đến chỗ ở của các bị đơn. Tòa án cấp sơ thẩm công nhận phần đất tại thửa 1245, tờ bản đồ số 8 thuộc quyền sử dụng hợp pháp của nguyên đơn và buộc các bị đơn cùng những thành viên trong gia đình di dời nhà, trả lại đất cho nguyên đơn là có căn cứ pháp luật. Theo quy định tại khoản 2 Điều 117 Luật Đất đai năm 2003 và Khoản 2 Điều 181 Luật Đất đai năm 2013 thì “Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất…”, nên các thỏa thuận cho thuê quyền sử dụng đất giữa Hội quán và các bị đơn đều vô hiệu. Xét thấy, mặc dù giữa Hội quán và các bị đơn có hợp đồng thuê quyền sử dụng đất nhưng thực chất xuất phát từ việc cho ở nhờ trước đó hoặc cho cất nhà tạm để buôn bán và có đóng góp tiền công đức cho Hội quán, vì vậy không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng thuê. Hơn nữa, việc thỏa thuận cho ở nhờ, cho cất nhà tạm để buôn bán có nội dung Hội quán cho các bị đơn không được xây cất nhà kiên cố mà chỉ được cất nhà tạm bợ và khi ra đi thì Hội quán không bồi hoàn về việc san lấpmặt bằng và các mặt xây dựng khác. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét việc trả giá trị hoặc hỗ trợ chi phí di dời cho các bị đơn là phù hợp. Từ những nhận định trên, xét thấy các bị đơn Trần Thanh D1, Phạm Văn D và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Nguyễn Hoàng Chi U, Nguyễn Huỳnh Q, Trần Thị Cẩm T, Hồ Ngọc M1kháng cáo yêu cầu ổn định phần đất tranh chấp là không có căn cứ chấp nhận.[5.9] Đối với hợp đồng thuê đất giữa ông Trần Thanh D1với bà Phạm Thị S: Bà A ký hợp đồng cho ông D1thuê đất phần đất thuộc quyền sử dụng của Hội quán H, bà A không có chứng cứ gì chứng minh phần đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bà nên hợp đồng thuê đất giữa bà A và ông Dũng vô hiệu. Quá trình giải quyết sơ thẩm, các đương sự không có tranh chấp về hợp đồng thuê này nên Tòa án cấp sơ thẩm không thụ lý, giải quyết. Do đó, nếu sau này các bên phát sinh tranh chấp thì có quyền khởi kiện thành vụ án dân sự khác khi có yêu cầu. Toà án cấp phúc thẩm tuyên: Không chấp nhận kháng cáo của các bị đơn Trần Thanh D1, Phạm Văn D và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Nguyễn Hoàng Chi U, Nguyễn Huỳnh Q, Trần Thị Cẩm T, Hồ Ngọc M1. Giữ nguyên Bản án sơ thẩm 19/2022/DS-ST ngày 15/4/2022 của Tòa án nhân dân thị xã M, tỉnh Hậu Giang. |
18-34 |
4. |
Bản án số: 205/2023/DS-PT ngày 18-4-2023 Toà án nhân dân cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh V/v Tranh chấp đòi lại tài sản Nội dung bản án: Chùa B do cố Ni sư Thích Nữ N (Phan Ngọc S) thành lập từ năm 1977 trên thửa đất số26, tờ bản đồsố12, tọa lạc ở xã T, thị xã P, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu có diện tích 2.167,2m2. Sau khi Ni sư Diệu A viên tịch (chết), ông Phan H là con của cố Ni sư Diệu A đã có đơn đến gày 01/6/2010 mời sư cô Thích nữ Q (Võ Thị Mai Tr) về làm trụ trì để chăm lo ngôi tam bảo và hướng dẫn Phật tử tu tập. Ông Phan H cũng làm Giấy ủy quyền giao cho Sư cô Thích nữ Q toàn quyền quản lý, lập thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cơ sở tôn giáo là Chùa B. Năm 2011, Sư cô Thích nữ Q được Ban trị sự phật giáo tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu bổ nhiệm làm trụ trì Chùa B. Năm 2012, Sư cô Thích nữ Q làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa số 26, tờ bản đồ số12, tọa lạc ở xã T, thị xã P, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu có diện tích 2.167,2m2 đứng tên Chùa B (đất cơ sở tôn giáo 1.427,5m2, đất trồng cây lâu năm 739,7m2). Cũng năm 2012, phần nhà chùa xây dựng cho các Phật tử nằm ở phía sau chùa bị sụt lún, Sư cô Thích nữ Q tiến hành đổ móng nâng nền thì ông Phan H đập phá hết và có những lời xúc phạm đến các Sư cô. Ông Phan thường xuyên có những hành vi gây mất trật tự Chùa như mời bạn về nhậu, nuôi gia súc, gia cầm làm ô nhiễm Chùa. Các tài sản trên đất gồm: cổng sắt, nhà tạm (bếp) diện tích 71,0m2, móng đá diện tích 67,6m2, móng đá diện tích 76,4m2, nhà diện tích 72,7m2, nhà ở diện tích 64,3m2, nhà vệ sinh diện tích 24,8m2, hàng rào lưới B40 và hàng rào bao quanh do bà Lê Thị Kim Th xây từ nguồn tiền cá nhân. Còn tài sản của Chùa bao gồm: Chánh điện, tượng quan âm, tháp, miếu là có sẵn do bà S xây dựng và một số cây trồng khác. Ngoài ra, qua tìm hiểu thì Chùa B khẳng định ông Phan H không phải là con đẻ, con nuôi của bà S nên không có quyền khởi kiện đòi bà Tr và Chùa B giao trả đất với diện tích 2.167,2m2thuộc thửa đất số 26, tờ bản đồ số12, tọa lạc ở xã T, thị xã P, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu và công trình trên đất Bị đơn ông H có đơn phản tố về việc ông H là con và là người thừa kế duy nhất của bà S. Vì vậy, ông H yêu cầu Tòa án công nhận thửa đất trên thuộc quyền sử dụng của cho ông H và yêu cầu bà Tr giao trả tài sản là chùa trên đất có diện tích 2.167,2m2 thuộc thửa số 26, tờ bản đồ số12, tọa lạc tại xã T, thị xã P, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Ông đồng ý trả giá trị căn nhà ở cấp 4 cuối đất, căn nhà tạm khác do bà Tr, bà Th xây dựng với số tiền 300.000.000 đồng trong thời hạn 03 năm; các vật kiến trúc khác thì tháo dỡ trả lại đất cho ông H. Đồng thời ông H yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BL 907899 ngày 18/10/2012 của UBND tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu cấp cho Chùa B. Toà án cấp sơ thẩm tuyên: 1/. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Chùa B, đơn yêu cầu độc lập của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu; Xác định diện tích đất 2.167,2m2 thuộc thửa số26, tờ bản đồsố12 và các công trình có trên đất tọa lạc tại xã T, thị xã P, tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu thuộc quyền sử dụng hợp pháp của Chùa B. Chùa B là cơ sở tôn giáo hợp pháp trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tài sản của Chùa B là tài sản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 2/. Ghi nhận sự tự nguyện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu và Chùa B giao cho ông Phan H được quyền sử dụng diện tích đất 824m2 (trong tổng diện tích đất 2.167,2m2) thuộc một phần thửa đất số 26, tờ bản đồ số12 và các công trình trên phần đất này tọa lạc tại xã T, thị xã P, tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu. Ông Phan H được quyền liên hệ tới cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. Chùa B tự nguyện hỗ trợ cho ông Phan H số tiền 50.000.000 đồng. Toà án cấp phúc thẩm nhận định: Căn cứ theo Điều 57 Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, khoản 1 Điều 18 Nội quy Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì Chùa B là cơ sở tôn giáo hợp pháp trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Năm 2002, bà Phan Ngọc S qua đời, để lại cho ông Phan H phụng sự nhang khói cho Chùa. Năm 2010, ông H lập giấy ủy quyền ngày 12/7/2010 ủy quyền cho bà Võ Thị Mai Tr được thay mặt ông H chăm sóc và toàn quyền đứng tên đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đất cho cơ sở tôn giáo. Bà Tr lập hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ghi rõ mục đích sử dụng đất tôn giáo. Ngày 12/6/2012, UBND tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu ban hành Quyết định số1267/QĐ-UBND công nhận quyền sử dụng 2.167,2m2 đất cho Chùa B để sử dụng vào mục đích tôn giáo. Ngày 18/10/2012, UBND tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BL 907899 đối với thửa đất số 26, tờ bản đồ số 12 tọa lạc tại xã T, thị xã P, tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu. Hiện nay trên khuôn viên đất đã xây dựng các công trình Chánh điện, tượng quan âm và các công trình khác phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo. Như vậy, mặc dù đất có nguồn gốc do bà Phan Ngọc S khai khẩn nhưng bà S đã sử dụng để xây Chùa và tiến hành kê khai tự viện để gia nhập vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hiện phần diện tích đất này cũng đã được UBND tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Chùa B sử dụng vào mục đích tôn giáo. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Chùa B, xác định diện tích đất 2.167,2m2 thuộc quyền sử dụng hợp pháp của Chùa B; bác yêu cầu phản tố của ông Phan H về việc đòi lại quyền sử dụng đất là có căn cứ, đúng quy định pháp luật Toà án cấp phúc thẩm tuyên: Không chấp nhận kháng cáo của ông Phan H. Giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 04/2021/DS-ST ngày 28 tháng 4 năm 2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu. |
35-34 |
LINK PDF: TỔNG HỢP 06 BẢN ÁN TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CƠ SỞ TÔN GIÁO
………………….
Tầng 2 Tòa nhà Thư Dung Plaza, 87 Nguyễn Văn Linh, phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
366 Phan Chu Trinh, phường An Cựu, quận Thuận Hoá, Thành phố Huế
Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:
Tầng 8, Toà nhà Bluesea, số 205B Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Luật sư tại Hà Nội:
Tầng 2, Star Tower, số 68 Dương Đình Nghệ, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Luật sư tại Nghệ An:
Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
Tầng 2, tòa nhà Cửa Tiền Phố, đường Hồ Hữu Nhân, phường Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Luật sư tại Gia Lai:
Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0772 096 999
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/
KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn
KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn
KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn