Feel free to go with the truth

Trang chủ / Tư vấn pháp luật / XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỜI ỦY QUYỀN KÝ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP CHẾT?

XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO VỚI TRƯỜNG HỢP NGƯỜI ỦY QUYỀN KÝ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP CHẾT?

Tình huống pháp lý: Xử lý như thế nào với trường hợp người ủy quyền ký Hợp đồng thế chấp chết?

Khách hàng của tôi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Hộ gia đình ông Nguyễn Văn A và bà Nguyễn Thị B (vợ ông A). Trước đây 4 thành viên còn lại đã làm hợp đồng ủy quyền cho 1 thành viên trong hộ (Con ông A và bà B) đại diện ký kết hợp đồng thế chấp tài sản đối với quyền sử dụng đất nêu trên. Tuy nhiên, nay 1 thành viên gia đình ký hợp đồng ủy quyền đã mất thì tôi nên xử lý như thế nào? Mong Luật sư FDVN (FDVN) có thể tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn Qúy Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (FDVN). Đối với các yêu cầu tư vấn của Qúy Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, FDVN có một số trao đổi như sau:

Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia. Đối với thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, pháp luật cho phép hộ gia đình có thể thỏa thuận để cử cá nhân đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch thế chấp.

Theo Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng ủy quyền sẽ bị chấm dứt nếu một trong hai bên ký ủy quyền chết. Trong trường hợp của Quý Khách, vì có một thành viên trong gia đình chết nên việc ủy quyền của thành viên này cho người đại diện ký hợp đồng thế chấp sẽ bị chấm dứt. Tuy nhiên cần hiểu rõ chấm dứt hợp đồng ủy quyền ở đây chỉ là chấm dứt việc người đại diện đại diện ký hợp đồng thế chấp, không phải chấm dứt các nghĩa vụ của người đã mất với ngân hàng nhận thế chấp tài sản.

Đồng thời tại Điều 327 Bộ luật Dân sự 2105 có quy định, thế chấp tài sản chỉ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

– Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt;

– Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

– Tài sản thế chấp đã được xử lý;

– Theo thỏa thuận của các bên.

Như vậy việc thế chấp tài sản đã được định đoạt trước đó của một thành viên hộ gia đình nay đã chết sẽ không bị chấm dứt theo quy định pháp luật nêu trên.

Trên đây là ý kiến tư vấn cũng như cách nhìn nhận chủ quan của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Qúy Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hi vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Qúy Khách.

Theo Đinh Thị Thông – Công ty Luật FDVN

………………..

Luật sư tại Đà Nẵng

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Quảng Ngãi:

359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Luật sư tại Hà Nội:

45C Trần Quốc Toản, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Website: www.fdvn.vn    www.fdvnlawfirm.vn  www.diendanngheluat.vn  www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Legal Service For Expat:  https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/

TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/

DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/

Bài viết liên quan