Liên quan đến việc “cô đồng bát nước” tự cho rằng bản thân có thể biết mọi chuyện khi đổ nước từ chai ra bát, Luật sư Nguyễn Thủy – Công ty Luật hợp danh FDVN đã có những chia sẻ câu chuyện dưới góc nhìn pháp lý đa chiều:
“Cô đồng bát nước” tên là Đ.Q.P sinh sống tại phường Quỳnh Lôi (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Trong nội dung những clip chia sẻ trên mạng xã hội, Q.P tự nhận là “cô đồng bát nước”, “Hoàng Thiên ân đức” và quảng cáo “xem bói cô đồng bát nước” có thể “nhìn rõ” được căn số, công danh, sự nghiệp và vận hạn của người đến xem. Chỉ với thao tác người xem mở bát nước, cô đồng này có thể đọc vanh vách chuyện gia đình, chuyện đất cát, vong nhập, cơ đày, sát căn, cắt duyên âm….
Sự việc cô đồng bát nước nêu trên cũng tương tự như hành vi của cô đồng Trương Hương ở tỉnh Hải Dương với cụm từ “đúng nhận, sai cãi” đã trở thành “hot trend” một thời gian dài trên Mạng xã hội.
Dưới góc độ pháp lý, hành vi hành nghề mê tín dị đoan được xem là hành vi dùng các phương thức xem tướng, bói toán, cúng tế, lễ bái…. không có thật, đi ngược với quy luật tự nhiên, không có căn cứ khoa học để nêu lên một vấn đề nào đó. Nhà nước ta cho phép và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân nhưng nghiêm cấm mọi hoạt động mê tín dị đoan nhằm đảm bảo trật tự xã hội và nếp sống văn minh. Tùy vào tính chất, mức độ hậu quả mà người có hành vi hoạt động mê tín dị đoan sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tại điểm đ khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với việc tổ chức hoạt động mê tín dị đoan như sau: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan, ngoài ra, người vi phạm có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi nêu trên.
Bên cạnh đó, hoạt động mê tín dị đoan còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội hành nghề mê tín dị đoan” theo Điều 320 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này: làm chết người, thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì có thể bị phạt tù lên đến 10 năm. Ngoài ra, trường hợp người phạm tội có dấu hiệu dùng việc hành nghề mê tín dị đoan lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.
Hiện tại, pháp luật không quy định hành vi xem bói trực tiếp hay xem bói online mới vi phạm hành chính hay cấu thành tội phạm. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định bao gồm “hình thức mê tín, dị đoan khác”, như vậy có thể hiểu dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều vi phạm pháp luật, những người xem bói online, “hành nghề” trên các mạng xã hội như Facebook, Tiktok đều có khả năng bị xử lý như người xem bói trực tiếp.
Để tránh rơi vào việc phải đi vay nợ, những lời dụ dỗ, chiêu trò của những kẻ lợi dụng tâm linh, tín ngưỡng để trục lợi, mỗi cá nhân cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng, vốn sống, vốn hiểu biết cần thiết để nhận diện, phân biệt được đâu là niềm tin tín ngưỡng, phong tục truyền thống và đâu là lừa đảo, mê tín dị đoan.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân nhất là giới trẻ kỹ năng sử dụng, tương tác một cách lành mạnh, trách nhiệm, an toàn và đúng chuẩn mực trên mạng xã hội. Xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo; tự do ngôn luận để truyền bá những tư tưởng sai trái, mê tín, dị đoan, kinh doanh tâm linh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức, lối sống của công chúng. Có như vậy mới đẩy lùi được nạn mê tín dị đoan trong cộng đồng.
Link bài báo: Vụ ‘Cô đồng bát nước’ bị triệu tập dưới góc nhìn pháp lý của Luật sư
………………….
Tầng 2 Tòa nhà Thư Dung Plaza, 87 Nguyễn Văn Linh, phường Nam Dương, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
366 Phan Chu Trinh, phường An Cựu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:
Tầng 8, Toà nhà Bluesea, số 205B Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Luật sư tại Hà Nội:
Tầng 2, số 68 Dương Đình Nghệ, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Luật sư tại Nghệ An:
Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
Tầng 2, tòa nhà Cửa Tiền Phố, đường Hồ Hữu Nhân, phường Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Luật sư tại Gia Lai:
Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0772 096 999
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/
KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn
KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn
KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn