Feel free to go with the truth

Trang chủ / Kinh doanh & Thương mại / VIỆC XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CÓ PHỤ THUỘC VÀO NGÀNH NGHỀ KINH DOANH KHÔNG?

VIỆC XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CÓ PHỤ THUỘC VÀO NGÀNH NGHỀ KINH DOANH KHÔNG?

Tình huống pháp lý: Công ty tôi muốn nhập khẩu máy móc về để phục vụ hoạt động sản xuất của công ty. Tôi muốn hỏi để nhập khẩu, công ty tôi có cần bổ sung ngành nghề gì không? Nhờ luật sư tư vấn. Xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn Qúy Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (FDVN). Đối với các yêu cầu tư vấn của Qúy Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, FDVN có một số trao đổi như sau:

Khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu có đề cập đến mối quan hệ giữa ngành nghề kinh doanh và việc xuất nhập khẩu như sau:

1. Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Như vậy đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư nước ngoài thì được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu mà không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh trừ các trường hợp cấm. Còn đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thì chỉ được thực hiện xuất nhập khẩu khi thực hiện cam kết của Việt Nam trong các Điều nước quốc tế.

Ngoài ra, Quyết định số 27/2018/QD-TTg ban hành hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam không có ngành nghề xuất, nhập khẩu hàng hoá. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá được tích hợp trong nội dung của ngành nghề bán buôn, cụ thể là Hoạt động bán buôn hoặc đại lý liên quan đến thương mại trong nước và ngoài nước.

Như vậy có thể hiểu việc xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp không phụ thuộc chính vào ngành nghề, nếu có thì chủ yếu là do tuân theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Trường hợp này doanh nghiệp có thể thuê đơn vị có chức năng và chuyên môn trong việc nhập khẩu hàng hoá để thực hiện nhập khẩu hàng hoá phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, hoặc;

Trước hết cần đối chiếu với danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện hoặc theo quy định riêng được quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP để xem hàng hoá dự định nhập khẩu của Công ty Quý khách có phải là hàng hoá cần phải cấp giấy phép, hoặc phải đảm bảo các điều kiện riêng hay không.

Quy trình cấp giấy phép nhập khẩu được quy định tại Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:

Hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.

– Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

– Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.

Thủ tục:

– Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồsơ.

– Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.

– Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.

Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Qúy Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Qúy Khách.

Theo Hoàng Thị Thúy Quỳnh – Công ty luật FDVN

—————

Luật sư tại Đà Nẵng

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

56A Điện Biên Phủ, phường Phường Đúc, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:

122 Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Luật sư tại Hà Nội:

Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội

Luật sư tại Nghệ An:

Số 19 đường V.I Lê Nin, Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An

Website: www.fdvn.vn    www.fdvnlawfirm.vn  www.diendanngheluat.vn  www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0906 499 446 – 0905 045 915

Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Legal Service For Expat:  https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/

TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/

DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/

KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn

KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn

KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn

Bài viết liên quan