Feel free to go with the truth

Trang chủ / FDVN TRÊN BÁO CHÍ / Vì sao đầu tư tài chính đa cấp như GFDI vẫn còn tồn tại?

Vì sao đầu tư tài chính đa cấp như GFDI vẫn còn tồn tại?


Đã đến lúc người dân cần cảnh tỉnh với các hiện tượng lừa đảo qua các kênh đầu tư, không nên tin vào những hình thức đầu tư dễ dàng mang lại lợi nhuận cao.

Chiều 08/11, Cơ quan CSĐ (Phòng Cảnh sát kinh tế) Công an TP.Đà Nẵng thông tin, đã đồng loạt khám xét khẩn cấp trụ sở chính, Sở giao dịch và nhà riêng của một số lãnh đạo Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI (Công ty GFDI), để thu thập thông tin, tài liệu làm rõ dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này..

Hiện cơ quan điều tra đang tiến hành điều tra làm rõ các vi phạm pháp luật của các cá nhân liên quan đến GFDI huy động tiền của người dân.

Ở góc nhìn pháp lý liên quan vụ việc này, Luật sư Trần Hậu (Công ty Luật FDVN, Đoàn luật sư TP Đà Nẵng) đã có những phân tích cụ thể với nhiều ý kiến xác đáng.

Cụ thể, luật sư Hậu cho rằng, nếu xác định được các cá nhân có hành vi gian dối, có ý định chiếm đoạt tài sản trước khi ký các hợp đồng vay tiền thì có dấu hiệu lừa đảo để chiếm đoạt tài sản, hình phạt cao nhất có thể là 20 năm tù hoặc tù chung thân theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Hoặc nếu như sau khi vay tiền mới có ý định chiếm đoạt tài sản thì có dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và có thể có mức hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù. Các cá nhân có hành phi sai phạm phải có trách nhiệm liên đới hoàn trả, bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân.

Đối với các cá nhân liên quan như nhân viên của công ty, nếu họ hoàn toàn không biết nguồn tiền về được dùng làm gì, không biết mục đích của việc huy động, chỉ làm theo chỉ đạo của lãnh đạo công ty thì có thể họ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, tùy theo hoàn cảnh cụ thể để đánh giá vai trò vị trí của các nhân viên công ty trong vụ này này bởi chắc chắn có rất nhiều người có liên quan và có vấn đề pháp lý liên quan đến họ. Quan trọng là vấn đề chứng minh tính liên quan đối với mục đích, ý định gian dối và ý chí chiếm đoạt tài sản. Nếu các nhân viên không ty làm thuê ăn lương, không có mục đích giúp sức cho việc gian dối thì họ có thể được đánh giá và phân loại vai trò trong vụ việc.

Luật sư Hậu nói về khả năng thu hồi nguồn vốn, thường các hoạt động chiếm đoạt tiền lớn, thời gian kéo dài và mất vốn có thể do lấy người sau trả lãi người trước, nhưng nếu lãi trả cho người trước không đủ lớn như số tiền thiệt hại thì rõ ràng tiền được chuyển đi vào các nguồn nào khác. Do đó nếu điều tra làm rõ, thu hồi, phong tỏa được các nguồn tiền chuyển đi thì mới có cơ hội để xử lý bồi thường cho các nạn nhân một cách hiệu quả. Nhiều vụ án hình sự việc điều tra, làm rõ dòng chu chuyển của tiền không làm đến nơi sẽ dẫn đến việc xử lý hình sự ngang ở chỗ trừng trị người vi phạm còn khả năng thu hồi tiền thiệt hại lại chưa làm được. Do đó, cần có những giải pháp truy nguồn tiền đã bị mất để có thể khắc phục được hậu quả thực tế

Vẫn theo phân tích của luật sư Trần Hậu, mô hình góp vốn với dấu hiệu biến tướng của hoạt động huy động vốn theo phương thức đa cấp bất chính (dùng tiền huy động của người sau trả lãi cho người trước, chi trả hoa hồng lớn cho những người huy động đầu tư) vẫn tồn tại và nhiều người dân vẫn bị lừa mà không có sự thức tỉnh có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên có những nguyên do mà chúng tôi cho rằng rất đáng lưu ý như sau:

Thứ nhất, điều dễ nhận thấy các vụ việc đầu tư rồi vỡ trận như “bất động sản Nhật Nam”, “đầu tư tài chính PFS”, “Liên Kết Việt” … hay gần đây nhất là GFDI đều có thấy các doanh nghiệp này chuẩn bị rất kỹ lưỡng về mặt hình ảnh để gây dựng niềm tin như chủ doanh nghiệp thể hiện là doanh nhân thành đạt, trụ sở văn phòng sang trọng, hình thức trang phục nhân viên chuyên nghiệp, rồi quảng bá hình ảnh rộng khắp. Quan trọng hơn, việc lấy tiền người sau trả lợi nhuận cho người trước thời gian đầu vừa nhanh vừa dễ vừa hấp dẫn rất đúng thời hạn, đúng cam kết đã tạo nên sự tin tưởng của những người đầu tư.

Thứ hai, tâm lý kiếm tiền theo kiểu nhẹ nhàng nhưng nhanh được lợi nhuận, lợi nhuận lại nhiều là cơ hội để các doanh nghiệp huy động vốn theo kiểu đa cấp đánh vào. Hiện nay có hiện tượng có nhiều người có vốn nhàn rỗi nhưng các kỹ năng, kiến thức chuyên môn và khả năng khởi nghiệp, kinh doanh thực chất không thực hiện mà tìm các cách thức dễ dàng hơn nên rơi vào bẫy đầu tư tài chính đa cấp. Gửi tiền ngân hàng thì lãi thấp, kinh doanh sản xuất hàng hóa hay dịch vụ phải có chuyên môn và năng lực, đầu tư vào bất động sản thì thị trường đang trầm lắng, do vậy các bẫy đầu tư tài chính đa cấp thừa cơ dăng ra kịp lúc nhiều người có nhu cầu đầu tư. Với những người không có vốn nhàn rỗi, thì lợi nhuận cao, thu hồi được nhanh luôn là cái bẫy dễ gieo mình vào.

Thứ ba, theo Nghị định số 40/2018/NĐ-CP thì hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm. Kiểu đầu tư tài chính, đầu tư thực hiện dự án, rồi khi huy động được vốn thì chỉ quay vòng lấy người sau trả người trước và việc trích hoa hồng cho người giới thiệu là dấu hiệu của kiểu đa cấp biến tướng nhưng không được phát hiện và xử lý sớm, nhiều trường hợp vỡ trận rồi mới xử lý thì hậu quả đã rất nặng nề.

Khác với hoạt động đa cấp bất chính thế hệ trước đây kiểu dùng hàng chất lượng thấp bán với giá cao thì nay để giăng ra hệ thống bẫy đầu tư, bẫy huy độn vốn các doanh nghiệp “lùa gà” thường rất tinh vi để đưa ra các thông tin về dự án, đưa ra các thỏa thuận nhìn vào thấy ngay lợi nhuận đồng thời huy động hệ thống nhân sự, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp thành đạt nên cũng tạo ra mê hồn trận mà nhà đầu tư không dễ phát hiện mình đang bị lừa. Đồng thời, các hoạt động này được doanh nghiệp và nhà đầu tư giao kết với nhau khó can thiệp, khó kiểm soát nên cơ quan có thẩm quyền cũng khó cảnh báo. Hoặc có cảnh báo hình thức đầu tư này rủi ro, thì họ lại tạo ra mê hồn trận hợp đồng, mê hồn trận thông tin thuyết phục nhiều người tham gia vào quy trình đầu tư đầy cạm bẫy.

Đã đến lúc người dân cần cảnh tỉnh với các hiện tượng lừa đảo qua các kênh đầu tư, không nên tin vào những hình thức đầu tư dễ dàng mang lại lợi nhuận cao. Các khoản đầu tư cần được tính toán và tham chiếu bởi các kiến thức chuyên môn phù hợp để bảo toàn vốn và thu được lợi ích thiết thực. Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền có thể có những giám sát đối với các dấu hiệu biến tướng của hoạt động kinh doanh, đầu tư có dấu hiệu đa cấp bất chính để xử lý ngay từ khi bắt đầu, ngăn chặn được rủi ro cho người dân ngay từ đầu.

Thông tin từ Công an TP. Đà Nẵng cho hay, thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an TP. Đà Nẵng đã tích cực triển khai các kế hoạch, biện pháp nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, xử lý các hành vi huy động vốn trái phép, lừa đảo tài chính tại địa phương. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an thành phố đã phát hiện dấu hiệu “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Công ty GFDI nên đã tổ chức triển khai các biện pháp nghiệp vụ, khẩn trương xác minh vụ việc.

Kết quả điều tra bước đầu xác định: Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI được thành lập ngày 17/5/2018 với số vốn điều lệ 80 tỷ đồng, địa chỉ trụ sở chính tại số 92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng. Ông Nguyễn Quang Hoàng là Giám đốc, đồng thời là người đại diện pháp luật và là Chủ tịch Hội đồng thành viên, chủ sở hữu Công ty.

Từ khi thành lập cho đến nay, Nguyễn Quang Hoàng xây dựng mô hình kinh doanh của Công ty theo hướng vay tiền của người dân bằng hình thức ký kết “Hợp đồng vay tài sản”. Từ tháng 11/2023, do việc đầu tư kinh doanh thua lỗ, mất khả năng tài chính nên để duy trì hoạt động của Công ty, Nguyễn Quang Hoàng đã tổ chức, chỉ đạo cho nhân viên “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của khách hàng dưới hình thức ký hợp đồng vay tiền, sử dụng tiền vay của người sau trả cho người trước. Đến đầu tháng 11/2024, Công ty mất khả năng chi trả cho 7.541 khách hàng với tổng số tiền dư nợ gốc hơn 3.700 tỷ đồng.

Link bài báo: https://gocnhinphaply.nguoiduatin.vn/vi-sao-dau-tu-tai-chinh-da-cap-nhu-gfdi-van-con-ton-tai-7199.html

………………….

Luật sư tại Đà Nẵng

Tầng 2 Tòa nhà Thư Dung Plaza, 87 Nguyễn Văn Linh, phường Nam Dương, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

366 Phan Chu Trinh, phường An Cựu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:

Tầng 8, Toà nhà Bluesea, số 205B Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Luật sư tại Hà Nội:

Tầng 2, số 68 Dương Đình Nghệ, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Luật sư tại Nghệ An:

Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An

Tầng 2, tòa nhà Cửa Tiền Phố, đường Hồ Hữu Nhân, phường Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Luật sư tại Gia Lai:

Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

Website: www.fdvn.vn    www.fdvnlawfirm.vn  www.diendanngheluat.vn  www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0772 096 999

Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Legal Service For Expat:  https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/

TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/

DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/

KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn

KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn

KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn

Bài viết liên quan