Feel free to go with the truth

Trang chủ / Tư vấn pháp luật / Tư vấn thủ tục thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn thủ tục thành lập Doanh nghiệp

Câu hỏi: Tôi hiện đang có một số vốn khoảng 300.000.000VNĐ, hiện tôi đang kinh doanh mặt hàng về thiết bị gia dụng. Từ trước tới nay, tôi chỉ kinh doanh nhỏ lẻ. Đến thời điểm này, tôi đã có một số vốn trong tay và cũng đã có uy tín trên thị trường, vì thế tôi mong muốn thành lập một công ty để phát triển việc kinh doanh của tôi, trong đó tương lai tôi có thể kêu gọi thêm vốn góp của các anh em khác để mở rộng công ty. Theo Luật sư tôi nên đăng ký thành lập loại hình nào? Và Luật sư có thể hướng dẫn cho tôi thủ tục thành lập được không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (“FDVN”), sau khi tìm hiểu các quy định pháp luật, FDVN có những thông tin trao đổi sau:

  1. Lựa chọn loại hình phù hợp

Đầu tiên, trước khi muốn thành lập một doanh nghiệp quý khách cần hiểu rõ về bản chất của từng loại hình. Trên thị trường hiện nay, đối với những cá nhân là doanh nhân muốn thành lập doanh nghiệp do một người làm chủ thì lựa chọn  phổ biến nhất sẽ là doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH một thành viên.

Trong các loại hình doanh nghiệp thì công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân cũng có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, để quý khách có thể lựa chọn được loại hình tốt nhất thì FDVN có một số phân tích sau:

* So sánh các đặc điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên

Tiêu chí Công ty TNHH một thành viên Doanh nghiệp tư nhân
Tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

CCPL: Khoản 2, Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020

Không có tư cách pháp nhân
Chủ sở hữu Một cá nhân hoặc một tổ chức.

CCPL: Khoản 1, Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020

Một cá nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

CCPL: Khoản 1, 3 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020

Trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. (Trách nhiệm hữu hạn)

CCPL: Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020

Chủ DNTN chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. (Trách nhiệm vô hạn)

CCPL: Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020

Góp vốn Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu góp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Chủ sở hữu công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty.

CCPL: Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020

Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.

Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

CCPL: Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020

Thay đổi vốn điều lệ Công ty giảm vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

– Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;

– Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.

CCPL: Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020

Trong quá trình hoạt động, chủ doanh   nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

CCPL: Khoản 3, Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020

Cơ cấu tổ chức Có thể lựa chọn 01 trong 02 mô hình sau:

– Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

– Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

CCPL: Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020

Chủ sở hữu tự quản lý hoặc thuê người quản lý.

CCPL: Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020

Quyền phát hành trái phiếu Có thể phát hành trái phiếu. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bị hạn chế quyền phát hành cổ phần

CCPL: Khoản 3,4 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020

Không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào.

CCPL: Khoản 2, Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020

Dựa vào những phân tích trên, nhận thấy với yêu cầu muốn dễ dàng kêu gọi vốn đầu tư của các cá nhân khác vào công ty để mở rộng công ty, FDVN đưa ra đề xuất nhằm mang lại lợi ích tối ưu nhất cho Quý khách là lựa chọn loại hình Công ty TNHH 1 thành viên.

  1. Hồ sơ thành lập Công ty TNHH 1 thành viên cho một cá nhân người Việt Nam

Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021, các hồ sơ cần có đối với trường hợp thành lập công ty TNHH 1 thành viên do một cá nhân người Việt Nam làm chủ sở hữu của Quý khách như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
  • a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân.
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

3. Cơ quan giải quyết hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.

4. Trình tự thủ tục

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT hoặc nộp online qua trang dangkykinhdoanh.gov.vn.

Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT xử lý hồ sơ.

Bước 4: Nhận kết quả tại Sở KH&ĐT hoặc qua đường bưu điện.

5. Lệ phí nhà nước khi thành lập Công ty TNHH 1 thành viên

Theo thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Khi đăng ký thành lập công ty, người đăng ký phải nộp các lệ phí sau:

  • 50.000 đồng: Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử);
  • 100.000 đồng: Lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Quý khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Quý khách.

Theo Thảo Nguyên – Công Ty Luật FDVN

………………..

Luật sư tại Đà Nẵng

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

366 Phan Chu Trinh, phường An Cựu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:

122 Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Luật sư tại Hà Nội:

Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội

Luật sư tại Nghệ An:

Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An

Luật sư tại Gia Lai:

Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

Website: www.fdvn.vn    www.fdvnlawfirm.vn  www.diendanngheluat.vn  www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0772 096 999

Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Legal Service For Expat:  https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/

TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/

DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/

KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn

KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn

KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn

Bài viết liên quan