Theo luật sư, khi trẻ em đi bộ sang đường trái quy định của pháp luật gây ra tai nạn thì theo nguyên tắc phải bồi thường thiệt hại.
Một bạn đọc hỏi: “Mới đây, khi tôi đang điều khiển xe máy đi đến điểm giao cắt, lúc này đèn tín hiệu giao thông bật màu xanh theo hướng làn đường mà tôi lưu thông, thì bất ngờ có một cậu bé tầm 10 tuổi chạy băng qua đường khiến tôi phải phanh gấp và bị ngã. Vậy, tôi xin hỏi quý báo, trẻ em đi bộ băng qua đường gây ra tai nạn giao thông thì gia đình trẻ có phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại không?”.
Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Nguyễn Công Tín – Công ty Luật Hợp danh FDVN xin tư vấn trả lời như sau:
Theo Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2.Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3.Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Căn cứ theo quy định trên thì người đi bộ băng qua đường không đúng quy định của pháp luật gây ra thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
Căn cứ Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi.”
Và Điều 586 Bộ luật dân sự 2015 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:
“1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2.Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3.Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”
Như vậy, khi trẻ em đi bộ sang đường trái quy định của pháp luật gây ra tai nạn thì theo nguyên tắc phải bồi thường thiệt hại, tùy theo độ tuổi mà giới hạn chịu trách nhiệm bồi thường, người trực tiếp bồi thường được quy định như theo điều luật nêu trên.
LINK BÀI BÁO: Trẻ em gây tai nạn giao thông có phải bồi thường không? | Báo Dân trí (dantri.com.vn)
………………..
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
56A Điện Biên Phủ, phường Phường Đúc, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:
122 Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Luật sư tại Hà Nội:
Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
Luật sư tại Nghệ An:
Số 19 đường V.I Lê Nin, Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0906 499 446 – 0905 045 915
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/
KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn
KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn
KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn