Feel free to go with the truth

Trang chủ / Dân sự / Con nghé (trâu con) được sinh ra trong thời gian thuê thì thuộc sở hữu của ai?

Con nghé (trâu con) được sinh ra trong thời gian thuê thì thuộc sở hữu của ai?

Giữa năm 2018, tôi có thuê 01 con trâu kéo của bà Mỹ trong thời hạn 2 năm để kéo gỗ, đến tháng 11/2018 vừa rồi con trâu có đẻ 01 con nghé. Sau đó 1 tháng bà Mỹ sang nhà tôi để đòi cả trâu lẫn nghé. Tôi không đồng ý vì đang trong thời gian tôi sử dụng trâu kéo gỗ, đồng thời con nghé được sinh ra trong khi tôi thuê con trâu. Tôi xin hỏi Quý công ty là bà Mỹ làm như vậy có hợp pháp không? Quyền sở hữu con nghé thuộc về ai?

Trả lời:

Cảm ơn Qúy Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (FDVN). Đối với các yêu cầu tư vấn của Qúy Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, FDVN có một số trao đổi như sau:

Theo như anh/chị cung cấp thì tranh chấp giữa anh/chị và bà Mỹ phát sinh khi thời hạn cho thuê trâu chưa kết thúc nhưng bà Mỹ đã đến đòi lại con trâu và cả con nghé được sinh ra trong thời gian thuê

Vì vậy, trong trường hợp này cần làm rõ hai vấn đề đó là việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê tài sản và trả lại tài sản thuê là gia súc.

Thứ nhất, Về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê tài sản của bà Mỹ 

Hợp đồng thuê tài sản là một giao dịch dân sự được thiết lập và thực hiện trên sự tự nguyện thỏa thuận của các bên. Các bên tham gia giao dịch phải tôn trọng chính các thỏa thuận của mình đã được thiết lập mà trong trường hợp này trước hết là thời gian thuê đã thỏa thuận.

Pháp luật tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định: Một bên chỉ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Như vậy, bà Mỹ chỉ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, không phải bồi thường thiệt hại cho Anh/Chị nếu các bên đã có thỏa thuận trước hoặc trong quá trình thuê tài sản, Anh/Chị có vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng.

Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng không thuộc trường hợp nêu trên, bà Mỹ phải có nghĩa vụ bồi thường có thiệt hại thực tế mà Anh/Chị phải gánh chịu phát sinh từ việc đơn phương chấm dứt của bà Mỹ.

Thứ hai, Về việc trả lại tài sản thuê là gia súc 

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 482 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Trường hợp tài sản thuê là gia súc thì bên thuê phải trả lại gia súc đã thuê và cả gia súc được sinh ra trong thời gian thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên cho thuê phải thanh toán chi phí chăm sóc gia súc được sinh ra cho bên thuê.

Như vậy, anh/chị phải trả lại cho bà Mỹ cả trâu lẫn nghé. Quyền sở hữu con nghé thuộc về bà Mỹ. Đồng thời, bà Mỹ phải có trách nhiệm thanh toán cho anh/chị các khoản chi phí hợp lý mà anh/chị đã bỏ ra để chăm sóc cho con nghé trên thực tế.

Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Qúy Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Qúy Khách.

Theo CVPL: Nguyễn Thị Sương

Công ty Luật FDVN

Xem thêm:

Bán tài sản rồi có được chuộc lại không?

Án lệ số 21/2018/AL về lỗi và thiệt hại trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài sản

——————————————————————————————————-

Luật sư tại Đà Nẵng

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quân Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Phú Quốc:

65 Hùng Vương, thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc.

Website: www.fdvn.vn    www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Bài viết liên quan