FDVN trân trọng giới thiệu tài liệu “TỔNG HỢP BẢN ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM LIÊN QUAN ĐẾN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CÓ THỎA THUẬN SỬ DỤNG NGOẠI TỆ” do các Luật sư/ Chuyên viên pháp lý của FDVN sưu tầm, tổng hợp.
Tài liệu này phục vụ cho mục đích học tập, nghiên cứu, công tác và được chia sẻ hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi phản đối việc sử dụng tài liệu này vào mục đích thương mại và mục đích khác trái pháp luật.
MỤC LỤC
TỔNG HỢP BẢN ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM LIÊN QUAN ĐẾN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CÓ THỎA THUẬN SỬ DỤNG NGOẠI TỆ
STT |
TÊN VĂN BẢN |
TRANG |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Bản án số 2100/2007/KDTM-ST ngày 22/11/2007 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Về việc “Tranh chấp nhận cung cấp và lắp đặt thang máy” Nội dung: Nguyên đơn là Công ty TNHH Công nghiệp Nam Tiến ký kết Hợp đồng kinh tế số 701/WESTERN nhận cung cấp và lắp đặt thang máy cho Bị đơn là Công ty TNHH Việt Phát tại Công trình Khách sạn Việt Phát. Nguyên đơn Công ty Nam Tiến đã lắp đặt xong nhưng Bị đơn chưa thanh toán đủ, còn nợ lại 157.600.000 đồng. Ngày 12/9/2005, Công ty TNHH Công nghiệp Nam Tiến ký tiếp Hợp đồng kinh tế số 703/WESTERN nhận cung cấp và lắp đặt 2 tháng máy cho Bị đơn Công ty TNHH Việt Phát tại công trình toà nhà văn phòng Việt Phát. Nguyên đơn nhận của Bị đơn 21.000USD (tương đương 333.900.000 đồng) tiền cọc nhưng chưa thực hiện việc lắp đặt thang máy vì Bị đơn làm áp lực, hăm doạ khiến Nguyên đơn không thể chuyển tiền thêm ra nước ngoài để nhập hàng. Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu thanh lý 02 hợp đồng, buộc Bị đơn thanh toán số tiền con nợ của Hợp đồng số 701. Công ty Công nghiệp Nam Tiến đồng ý trả lại cho Công ty Việt Phát số tiền cọc đã nhận của Hợp đồng số 703. Cấp sơ thẩm nhận định: Về yêu cầu trả tiền phạt cọc 21.000 USD: Do các bên thỏa thuận trong hợp đồng phương thức thanh toán bằng đô la Mỹ và thực tế cũng thanh toán trực tiếp với nhau bằng đô la Mỹ không qua ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối (căn cứ vào Phiếu thu ngày 12/9/2005 do nguyên đơn xuất trình) là vi phạm điều cấm của pháp luật (Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối) nên theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế và hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/2003/NQ- ĐTP ngày 27/5/2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, dù các bên có hủy bỏ hay không hủy bỏ, Hợp đồng số 703 cũng bị vô hiệu toàn bộ và phải được xử lý theo quy định tại Điều 39 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, thiệt hại các bên tự chịu, không có việc phạt vi phạm hợp đồng). Bản án sơ thẩm tuyên: 1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn, buộc Bị đơn phải có trách nhiệm thanh toán cho Nguyên đơn số tiền mua hàng còn nợ theo Hợp đồng kinh tế số 701/WESTERN ngày 23/7/2005 giữa hai bên là 157.600.000 đồng và hủy bỏ Hợp đồng kinh tế số 703/WESTERN ngày 12/9/2005. 2. Đình chỉ xét xử yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn đòi Bị đơn phải bồi thường thiệt hại 20.012.000 đồng là trị giá số đồ nghề của Nguyên đơn do Bị đơn chiếm giữ. 3. Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Bị đơn, Nguyên đơn phải có trách nhiệm hoàn trả cho Bị đơn số tiền cọc đã nhận theo Hợp đồng kinh tế số 703/WESTERN ngày 12/9/2005 là 337.197.000 đồng. 4. Không chấp nhận yêu cầu phản tố của Bị đơn đòi Nguyên đơn phải trả tiền phạt tương đương 21.000 USD. |
01- 06 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Bản án số 08/2012/KDTM-ST ngày 29/8/2012 của Toà án nhân dân quận X thành phố Hồ Chí Minh
Về việc “Tranh chấp kinh doanh thương mại về hợp đồng đặt cọc” Nội dung: Nguyên đơn là Công ty TNHH Biomen Việt Nam do bà Trần Đỗ Thúy Oanh đại diện, đã thỏa thuận lập hợp đồng thuê căn nhà số 474 LHP, Phường 1, Quận X với Bị đơn bà Nguyễn Thiên Ngân Hồng, hợp đồng thuê do hai bên thống nhất soạn thảo. Theo nội dung hợp đồng thì Nguyên đơn đồng ý cho Bị đơn thuê toàn bộ căn nhà để Công ty làm văn phòng và showroom, giá thuê là 1.000 USD/tháng, giá thuê ổn định trong 02 năm, thời gian thuê là 02 năm. Ngày giao mặt bằng trễ nhất là ngày 10/11/2011, tuy nhiên các bên chưa thực hiện việc ký kết hợp đồng. Cùng ngày bà Oanh đã tiến hành đặt cọc là 3.000 USD cho bà Hà Thị Thu Hiền là mẹ của bà Hồng tại nhà 474 LHP, Phường 1, Quận X. Ngày 06/11/2011, Công ty TNHH Biomen Việt Nam đề nghị bà Hồng, bà Hiền tiến hành công chứng hợp đồng thuê nhà. Ngày 07/11/2011, bà Hiền cho biết bà Thư chị bà không đồng ý nội dung hai bên đã thỏa thuận và đề nghị thay đổi hai điều khoản ghi trong hợp đồng, đó là không cho bên thứ 3 thuê lại nhà và không được sửa chữa lại nhà thì mới đồng ý công chứng hợp đồng. Phía Công ty không đồng ý và yêu cầu bên cho thuê trả lại tiền cọc nhưng bà Hiền chỉ đồng ý trả lại 2.000 USD. Do bên cho thuê không thực hiện đúng thỏa thuận nên bà Oanh đại diện cho Công ty TNHH Biomen Việt Nam nộp đơn khởi kiện và đơn khởi kiện bổ sung yêu cầu Bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trả tiền cọc 3.000 USD tương đương với 63.033.000 đồng và trả tiền lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước qui định là 9%/năm trên số tiền đã đặt cọc, tiền lãi được tính từ ngày 16/11/2011 cho đến khi trả hết số tiền. Cấp sơ thẩm nhận định: Xét hai bên đã giao dịch đặt cọc bằng tiền đô la Mỹ là vi phạm điều cấm pháp luật về quản lý ngoại hối quy định tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối. Căn cứ vào Điều 128 Bộ luật Dân sự năm 2005 giao dịch bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật. Về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự bị vô hiệu theo Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005, giao dịch dân sự không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bản án sơ thẩm tuyên: 1. Tuyên bố vô hiệu Hợp đồng đặt cọc thuê căn nhà số 474 LHP, Phường 1, Quận X giữa Nguyên đơn là Công ty TNHH Biomen Việt Nam với Bị đơn là bà Nguyễn Thiên Ngân Hồng và bà Hà Thị Thu Hiền. 2. Buộc bà Nguyễn Thiên Ngân Hồng, bà Hà Thị Thu Hiền và bà Hà Thị Thu Thư liên đới hoàn trả Công ty TNHH Biomen Việt Nam số tiền 3.000 USD tương đương 62.448.000 đồng. 3. Đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu của Nguyên đơn Công ty TNHH Biomen Việt Nam đòi Bị đơn phải thanh toán tiền lãi. Đôi bên thi hành tại cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật. |
07 – 12 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Quyết định giám đốc thẩm số 11/2013/KDTM-GĐT ngày 16/05/2013 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
Về việc “Vụ án tranh chấp hợp đồng tư vấn đầu tư” Nội dung: Bị đơn là Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Phượng Tím và Nguyên đơn là Công ty Shinhwa ký kết Hợp đồng tư vấn đầu tư liên quan đến khu đất tại Lô E7, đường PH, TL, HN. Cùng ngày 28/01/2008, ông Kim Sang Bum – đại diện theo ủy quyền của Công ty Shinhwa đã trực tiếp giao cho bà Nguyễn Thị Thái Bình – Tổng giám đốc Công ty Phượng Tím bằng tiền mặt 1.000.000 USD. Ngày 26/5/2008, Công ty Shinhwa gửi Công văn cho Bị đơn với nội dung đề nghị Công ty thông báo bằng văn bản về tiến trình thực hiện công việc cho Công ty Shinhwa nhưng quá trình thực hiện Bị đơn rất nhiều lần không thực hiện cam kết. Do đó, ngày 01/9/2008, Nguyên đơn Công ty Jangkum với tư cách pháp nhân kế thừa của Công ty Shinhwa đã gửi Công văn số 010/2008-DEJangkum chính thức thông báo chấm dứt hợp đồng tư vấn ký ngày 28/01/2008 giữa Công ty Shinhwa và Bị đơn Công ty Phượng Tím. Đề nghị Công ty Phượng Tím hoàn trả lại ngay lập tức số tiền đặt cọc 1.000.000 USD Ngày 05/12/2008, Nguyên đơn Công ty Jangkum khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết: Hủy bỏ Hợp đồng tư vấn đầu tư liên quan đến khu đất tại lô E7, PH, HN giữa Công ty Shinhwa và Công ty Phượng Tím. Buộc Công ty Phượng Tím hoàn trả 1.000.000 USD và tiền lãi chậm trả, bồi thường thiệt hại vật chất 50.000.000 đồng và 5.400.000 đồng do tổn thất tinh thần. Bản án sơ thẩm tuyên: 1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn đối với Bị đơn. 2. Hủy bỏ hợp đồng tư vấn đầu tư liên quan đến khu đất lô E7, PH, HN giữa Công ty Phượng Tím và Công ty TNHH Công nghiệp và Xây dựng Shinhwa ký ngày 28/01/2008. Buộc Công ty Phượng Tím phải hoàn trả cho Công ty TNHH De Jangkum khoản tiền 1.000.000 USD, phải thanh toán tiền lãi do chậm trả tương ứng với số tiền 1.000.000 USD là 20.000 USD. Bản án phúc thẩm tuyên: Bác kháng cáo của Bị đơn. Giữ nguyên bản án sơ thẩm. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao nhận định: Công ty Shinhwa (nay là Nguyên đơn Công ty Jangkum) chuyển số ngoại tệ nói trên vào Việt Nam đã thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam hay chưa, chưa được Tòa án làm rõ. Khi giải quyết lại vụ án cần làm rõ vấn đề này. Nếu có đủ căn cứ xác định Công ty Shinhwa chuyển số tiền 1.000.000 USD vào Việt Nam không hợp pháp và đã chuyển số tiền này cho Công ty Phượng Tím, do bà Nguyễn Thị Thái Bình trực tiếp nhận bằng tiền mặt (không qua tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng) là vi phạm quy định của Pháp lệnh ngoại hối và các Khoản 1 và 3 Điều 6 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ngoại hối thì phải tịch thu số tiền này. Trường hợp Công ty Shinhwa chuyển tiền vào Việt Nam đúng quy định của pháp luật, nhưng dùng số tiền này thanh toán cho bà Bình bằng tiền mặt (không qua tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng) thì hợp đồng bị vô hiệu do vi phạm quy định của Pháp lệnh ngoại hối và các Khoản 1 và 3 Điều 6 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ngoại hối, Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu theo quy định của pháp luật. Do hợp đồng bị vô hiệu, việc giao nhận tiền phí dịch vụ giữa Công ty Shinhwa (nay là Nguyên đơn Công ty Jangkum) và Bị đơn Công ty Phượng Tím không đúng quy định của pháp luật, do đó, Nguyên đơn Công ty Jangkum chỉ được nhận lại 1.000.000 USD mà không được hưởng tiền lãi do chậm hoàn trả số tiền này, số tiền lãi này phải bị tịch thu sung công quỹ Nhà nước. Ngoài ra, tại thời điểm các bên ký kết hợp đồng tư vấn đầu tư liên quan đến lô đất E7 đường PH, HN, thì Ủy ban nhân dân thành phố HN đã cấp lô đất trên cho các doanh nghiệp khác để xây dựng trụ sở làm việc từ trước năm 2008 và Nguyên đơn, Bị đơn đã biết rõ hiện trạng của lô đất. Vì vậy, hợp đồng tư vấn đầu tư ký kết ngày 28/01/2008 bị vô hiệu bởi có đối tượng không thể thực hiện được theo quy định tại Điều 411 Bộ luật dân sự năm 2005. Lỗi ở đây thuộc về hai công ty. Việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc Bị đơn Công ty Phượng Tím phải hoàn trả cho Nguyên đơn 1.000.000 USD và buộc Bị đơn phải chịu tiền lãi chậm trả của số tiền 1.000.000 USD là chưa đủ căn cứ (do chưa làm rõ việc Công ty Shinhwa chuyển số tiền 1.000.000 USD vào Việt Nam có hợp pháp không) và không đúng pháp luật. Nếu hợp đồng có hiệu lực thì Công ty Phượng Tím cũng đã vi phạm hợp đồng, không thực hiện được các cam kết trong hợp đồng (kể cả khi đã được Công ty Shinhwa đồng ý gia hạn thời hạn thực hiện hợp đồng). Trong trương hợp này Công ty Shinhwa chấm dứt hợp đồng và yêu cầu Công ty Phượng Tím trả lại tiền đã nhận là có căn cứ. Quyết định giám đốc thẩm tuyên: Hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 147/2009/KDTM-PT ngày 16/10/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại HN và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 93/2009/KDTM-ST ngày 18-19/5/2009 của Tòa án nhân dân thành phố HN, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại. |
13 – 21 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Bản án số 03/2014/KDTM-ST ngày 11/03/2014 của Toà án nhân dân quận X thành phố Hồ Chí Minh
Về việc “Tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng” Nội dung: Ngày 17/12/2010, Bị đơn Công ty Cổ phần Đầu tư địa ốc Linh Nga và Nguyên đơn Công ty TNHH An Khang đã ký hợp đồng thuê mặt bằng thuê một phần diện tích (Mặt bằng) của Tòa nhà 172-174 KC, Phường NTB, Quận X, Thành phố HCM, để mở quán cà phê các loại, nước giải khát và thức ăn nhanh, với thời hạn thuê là 10 năm theo quy định trong Hợp đồng, giá thuê 03 năm đầu (17/02/2011 – 16/02/2014), tính bằng tiền Việt Nam đối với Khu Tl: 20USD/m2 X 65 m2 = 1.300 USD, Khu T2: 20USD/m2 X 16 m2 = 320 USD, tổng cộng 1.620 USD/tháng. Ngày 24/3/2011, hai bên tiếp tục ký kết Phụ lục Hợp đồng số 01/PL-2011/HĐ: 135/BTLHĐKT-2010 để sửa đổi, bổ sung một số điều khoản theo Hợp Đồng số: 135/BTL-HĐKT-2010, cụ thể như sau: + Thời hạn thuê là: 10 năm tính từ ngày 17/02/2011. + Mặt bằng thuê: thuộc tầng trệt và khu outdoor (ngoài trời) của Tòa nhà Times Square gồm: Mặt bằng 1: 81m2 (Tl= 65m2, T2= 16m2); Mặt bằng 2: T3= 19m2. + Giá thuê: Đối với 03 năm đầu (Từ 17/02/2011 đến 16/02/2014) là 19,440 USD/năm. Đối với 03 năm tiếp theo (Từ 17/02/2014 đến 16/02/2017) là 21.384 USD/năm. Đối với 04 năm cuối (Từ 17/02/2017 đến 16/02/2020) là 23.520 USD/năm. Trong khi nhà hàng café Newyork đang kinh doanh bình thường thì bất ngờ ngày 31/01/2013 Nguyên đơn Công ty An Khang nhận được văn bản Thông báo chấm dứt Hợp Đồng thuê mặt bằng của Bị đơn, kèm theo văn bản của Sở Xây dựng TP.HCM và Biên bản làm việc ngày 25/01/2013 của Thanh tra xây dựng Quận X và thanh tra xây dựng Phường NTB yêu cầu tháo dỡ nhà hàng- café Newyork với lý do lấn chiếm vỉa hè, vi phạm khoảng lùi công trình và không có Giấy phép xây dựng sau 02 năm đã kinh doanh. Do đó Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Toàn án tuyên hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng là trái pháp luật. Buộc bị đơn hoàn trả lại số tiền đầu tư ban đầu vào nhà hàng Newyork, bồi thường thiệt hại tiền thu nhập thực tế từ kinh doanh nhà hàng cà phê mỗi tháng đến ngày xét xử, bồi thường thiệt hại một năm tiền thuê nhà do hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, bồi thường thiệt hại tiền phí bảo vệ nhà hàng, bồi thường tiền phí Thừa phát lại lập vi bằng về việc cúp điện, nước và hoàn trả lại tiền thuê nhà còn dư. Cấp sơ thẩm nhận định: Căn cứ Điều 492 Bộ luật dân sự năm 2005 thì hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 06 tháng trở lên phải có công chứng hoặc chứng thực, nhưng hợp đồng thuê nhà nêu trên lại không có công chứng, chứng thực. Căn cứ khoản 2 Điều 28 Luật kinh doanh bất động sản thì tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản cho thuê nhà, công trình xây dựng phải thực hiện thông qua sàn giao dịch bất động sản, nhưng các bên cũng không qua sàn giao dịch bất động sản, nên hợp đồng này bị vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức và căn cứ Pháp lệnh số 28/2005/PL-BTVQH ngày 13/12/2005 về ngoại hối đã quy định trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo không được thực hiện bằng ngoại hối, cho nên hợp đồng thuê nhà nêu trên bị vô hiệu do vi phạm điều cấm. Do đó, lỗi làm cho hợp hợp đồng thuê nhà trên bị vô hiệu là lỗi của hai bên. Xử lý hậu quả pháp lý của Hợp đồng thuê nhà vô hiệu: – Đối với giá trị các khoản đầu tư vào quá cà phê Newyork: Công ty An Khang hoàn trả lại mặt bằng thuê cùng toàn bộ công trình xây dựng trên mặt bằng thuê và trang thiết bị, máy móc phục vụ kinh doanh quán cafe cho Bị đơn và công ty Bị đơn Linh Nga Land phải hoàn lại cho Nguyên đơn số tiền 1.368.000.000 đồng – Đối với số tiền thuê nhà còn dư mà hai bên đã đối chiếu là 74.767.611 đồng Bị đơn phải hoàn trả lại cho Nguyên đơn. – Đối với bồi thường tiền thu nhập thực tế từ kinh doanh nhà hàng cà phê mỗi tháng và tiền bồi thường 1 năm tiền nhà do hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì Hợp đồng thuê nhà bị vô hiệu nên không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa các bên và số tiền này cũng không phải là thiệt hại thực tế nên không có cơ sở chấp nhận. Bản án sơ thẩm tuyên: 1. Chấp nhận một phần yêu cầu của Nguyên đơn. Buộc bị đơn Công ty cổ phần địa ốc Linh Nga có trách nhiệm thanh toán tổng cộng 1.477.267.611 đồng. Nguyên đơn có trách nhiệm trả lại toàn bộ mặt bằng thuê cho Bị đơn. |
22 – 33 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Bản án số 15/2014/KDTM-ST ngày 25/6/2014 của Toà án nhân dân quận X thành phố Hồ Chí Minh
Về việc “Tranh chấp hợp đồng dịch vụ” Nội dung: Nguyên đơn là Công ty cổ phần kinh doanh và phát triển nhà An Phát và Bị đơn là Công ty TNHH phòng khám Gia Định có ký Hợp đồng thu xếp công việc vào ngày 16/9/2008 và các phụ lục. Theo Hợp đồng Nguyên đơn là bên trung gian giàn xếp (Mô giới) cho phía Bị đơn trao đổi làm việc với Công ty TNHH một thành viên phát triển và kinh doanh nhà (RESCO) để có được khu đất tại khu đô thị mới An Khánh, An Phú thuộc quyền quản lý của Công ty TNHH một thành viên phát triển và kinh doanh nhà (RESCO) để đầu tư xây dựng bệnh viện theo hướng xã hội hoá lĩnh vực y tế, cùng với việc tư vấn, soạn thảo văn bản cho phía Bị đơn là Công ty TNHH phòng khám Gia Định để đạt được sự chấp thuận chủ trương của Ủy ban nhân dân Thành phố HCM cho phép thực hiện dự án đầu tư xây dựng bệnh viện trên khu đất này. Sau khi ký kết hợp đồng Nguyên đơn với tư cách là bên thực hiện dịch vụ thu xếp đã thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các phạm vi công việc dịch vụ thuộc nội dung thỏa thuận thể hiện xác nhận qua các văn bản ý kiến chủ trương của các cơ quan chức năng chuyên môn trực thuộc ủy ban nhân dân Thành phố HCM, cũng như ủy ban nhân dân Thành phố HCM, và phía Bị đơn Công ty TNHH phòng khám Gia Định cũng đã thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc thanh toán phí dịch vụ đợt 2 theo hợp đồng thu xếp và phụ lục I, II. Tiếp đến, trách nhiệm của Bị đơn Công ty TNHH phòng khám Gia Định là thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật và thực hiện thanh toán phí dịch vụ đợt 3. Sau khi được Ủy ban nhân dân Thành phố HCM chấp nhận chủ trương đầu tư thì Bị đơn có gặp khó khăn trong việc thoả thuận đền bù khoản hỗ trợ cơ sở hạ tầng với Công ty TNHH một thành viên phát triển và kinh doanh nhà nên ngày 18/9/2012 giữa Nguyên đơn và Bị đơn đã ký Phụ lục III của Hợp đồng thu xếp. Theo Phụ lục III ngày 18/9/2013 thì Bị đơn phải có trách nhiệm thanh toán phí dịch vụ 100.000 USD trong vòng 02 ngày sau khi có Bản Thỏa thuận. Số tiền còn lại 100.000 USD sẽ được Bị đơn thanh toán cho Nguyên đơn trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư cho phép xây dựng Bệnh viện Quốc tế trên lô đất tại khu đô thị An Phú, An Khánh, Quận Z. Quá trình thực hiện, Nguyên đơn đã làm các thủ tục dịch vụ về khoản đền bù hỗ trợ cơ sở hạ tầng và kết quả là được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân Thành phố HCM và Sở Tài chính. Ngày 13/03/2013 Bị đơn và Công ty TNHH một thành viên phát triển và kinh doanh nhà đã đạt được thỏa thuận thu khoản hỗ trợ chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 2.000.000 đồng/m2 tại khu đô thị An Phú, An Khánh, Quận Z, Thành phố HCM. Ngày 31/12/2013 Bị đơn Công ty TNHH phòng khám Gia Định đã được Ủy ban nhân dân Thành phố HCM cấp Giấy Chứng nhận đầu tư số 411043002xxx. Mặc dù Công ty TNHH phòng khám Gia Định đã được Ủy ban nhân dân Thành phố HCM cấp Giấy Chứng nhận đầu tư số 411043002xxx nhưng cho đến nay Bị đơn vẫn chưa thanh toán phí dịch vụ nên Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Bị đơn phải có nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng. Cấp sơ thẩm nhận định: Xét việc thỏa thuận thanh toán tiền dịch vụ của hai bên bằng ngoại tệ không phù hợp quy định của pháp luật, nên theo quy định tại Điều 24 Pháp lệnh ngoại hối có hiệu lực ngày 01/6/2006, Điều 32 Nghị định số 160/2006/NĐ CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối và Điều 128, Điều 137 Bộ luật Dân sự thì giao dịch trên bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, nên không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Do đó buộc Bị đơn phải thanh toán cho Nguyên đơn tiền dịch vụ 200.000 USD được tính ra tiền đồng Việt Nam tương đương là 4.274.000.000 đồng (theo giá bán ngoại tệ của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố HCM với đôla Mỹ được đăng trên Báo Sài Gòn giải phóng ngày 25/6/2014 là 01 đôla Mỹ = 21.370 đồng Việt Nam). Bản án sơ thẩm tuyên: 1. Chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn. Buộc Công ty TNHH phòng khám Gia Định phải thanh toán tiền dịch vụ cho Công ty cổ phần kinh doanh và phát triển nhà An Phát 4.274.000.000 đồng. Ngoài ra, kể từ ngày Nguyên đơn có Đơn yêu cầu thi hành án nếu Bị đơn không thanh toán số tiền nêu trên thì hàng tháng Bị đơn còn phải trả tiền lãi trên số tiền còn phải thi hành theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả. |
34 – 40 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Quyết định giám đốc thẩm số 70/2014/KDTM-GĐT ngày 29/7/2014 của Toà án kinh tế Toà án nhân dân tối cao.
Về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” Nội dung: Ngày 11/11/2009, Nguyên đơn là Công ty Hà Thanh – Bộ Quốc Phòng và Bị đơn Công ty Cổ phần Thép Thiên An ký hợp đồng kinh tế về việc mua bán 816,97 tấn (+/- 10%) thép cán nóng, dạng cuộn, xuất xứ Nhật Bản, tổng trị giá hợp đồng là 7.422.000.000 đồng. Sau đó, hai bên ký Phụ lục hợp đồng số 1 để chỉ định nhà cung cấp nước ngoài, và bên B sẽ chịu thêm phần chênh lệch VAT (nếu có), chi phí giao nhận tại cảng, bốc xếp tại cảng, chi phí giám định, chi phí lưu kho, lưu bãi… Ngày 12/11/2009, Bị đơn Công ty Thiên An đã đặt cọc cho Công ty Hà Thanh 1.114.000.000 đồng. Ngày 14/11/2009, chuyển tiếp 53.000.000 đồng, tổng cộng 1.167.000.000 đồng. Ngày 08/01/2010 (khi chưa giao nhận hàng), hai bên đã ký biên bản nhận nợ, theo đó tổng giá trị hàng là 386.590,20 USD, phí mở L/C là 579,89USD, điện phí mở LC là 30 USD, Phí thanh toán là 773,18 USD, điện phí thanh toán 20 USD, lãi vay ngân hàng là 13.705,43 USD. Tổng cộng 401.698,69 USD, thuế giá trị gia tăng 10% là 40.169,87 USD, Phí ủy thác là 6.185,44 USD, số tiền đặt cọc là 1.167.000.000/19377 là 60.226,04 USD. Số tiền nhận nợ gồm giá trị hàng nhập khẩu theo giá CIF và các chi phí khác là 387.827,97 USD. Kể từ ngày 08/01/2010, Công ty Thiên An nhận nợ Công ty Hà Thanh số tiền là 387.827,97 USD. Số tiền thực tính lãi được tính trên phần trị giá tiền hàng theo giá CIF, các phần chi phí khác bên B không phải thanh toán lãi. Ngày 12/01/2010, Nguyên đơn Công ty Hà Thanh đã giao đủ số lượng 816,97 tấn thép theo hợp đồng, hai bên đã làm biên bản giao nhận hàng. Theo các tài liệu có trong hồ sơ là các lệnh chuyển tiền thì từ ngày 22/02/2010 đến 05/10/2010, Công ty Thiên An đã thanh toán cho Công ty Hà Thanh 14 lần với tổng số tiền là 5.693.582.000 đồng. Theo trình bày của Nguyên đơn thì từ ngày 14/7/2010 đến ngày 05/10/2010, Công ty Thiên An đã thanh toán cho Công ty Hà Thanh 13 lần, tổng cộng là 5.000.000.000 đồng, tương đương 257.379,01 USD, quy đổi theo tỷ giá Ngân hàng vào từng thời điểm thanh toán. Từ ngày 05/10/2010 đến nay Công ty Thiên An không thanh toán cho Nguyên đơn nữa nên Nguyên đơn khởi kiện. Bản án sơ thẩm tuyên: Chấp nhận một phần yêu cầu của Nguyên đơn Công ty Hà Thanh Bộ quốc phòng. Buộc Bị đơn Công ty cổ phần Thép Thiên An phải thanh toán cho Nguyên đơn là 906.072.500 đồng. Bản án phúc thẩm tuyên: Sửa Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 02/2011/KDTM-ST ngày 06 và 09/4/2011 của Tòa án nhân dân quận HM và xử như sau: 1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện và yêu cầu kháng cáo của Nguyên đơn Công ty Hà Thanh. 2. Buộc Bị đơn Công ty cổ phần Thép Thiên An phải thanh toán cho Nguyên đơn Công ty Hà Thanh tổng cộng 2.688.653.135 đồng. Toà án Kinh tế – Toà án nhân dân tối cao nhận định:
Toà án Kinh tế – Toà án nhân dân tối cao tuyên: 1. Hủy Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 16/2011/KDTM-PT ngày 19/7/2011 của Toà án nhân dân thành phố HN và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 02/2011/KDTM-ST ngày 09/4/2011 của Toà án nhân dân quận HM, thành phố HN; 2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận HM, thành phố HN xét xử lại theo quy định của pháp luật. |
41 – 47 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Bản án số 138/2014/DSST ngày 10/7/2014 của Toà án nhân dân quận X thành phố Hồ Chí Minh
Về vệc Tranh chấp “Hợp đồng đặt cọc” Nội dung: Ngày 20/9/2010 Nguyên đơn bà Nguyễn Thị Minh Đào và Bị đơn Công ty Cổ phần Thương mại địa ốc An Phú ký thoả thuận đặt cọc để mua căn hộ C2 Block A tầng 18 của Dự án khu căn hộ cao cấp và văn phòng HongKong Tower tại địa chỉ 243A ĐLT- ĐĐ-HN. Tổng giá trị chuyển nhượng là 198.750 USD. Bị đơn cam kết sẽ sắp xếp thời gian để Nguyên đơn ký hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai với chủ đầu tư là Công ty Cổ phần đầu tư Đô thị Thanh Lan. Tổng số tiền bà Đào đã đặt cọc và thanh toán cho Bị đơn Công ty An Phú là 91.426 USD. Do Nguyên đơn và Bị đơn thống nhất không tiếp tục thực hiện Hợp đồng mua bán nhà nữa nên Nguyên đơn đã nhận lại tiền cọc từ Bị đơn 32.400 USD còn lại 59.026 USD Công ty An Phú chưa trả. Do đó, Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu tuyên thoả thuận đặt cọc giữa Nguyên đơn và Bị đơn vô hiệu, buộc Bị đơn trả lại số tiền đặt cọc 1.244.286.080 đồng (59.026USD). Cấp sơ thẩm nhận định: Xét thời điểm hai bên ký kết “Thoả thuận đặt cọc” thì Bị đơn là Công ty An Phú không phải là chủ đầu tư hay chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản hai bên giao dịch. Việc này Nguyên đơn có biết vì đã được thể hiện tại Điều 3 “Thoả thuận đặt cọc” số 0410/TTĐCHKT ngày 20/9/2010. Mặt khác theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần mã số doanh nghiệp 030417xxxx ngày 20/11/2012 thì Bị đơn không có chức năng kinh doanh ngoại tệ nhưng “Thỏa thuận đặt cọc” số 0410/TTĐCHKT ngày 20/9/2010 và các phiếu thu do Bị đơn lập thể hiện giao dịch giữa hai bên bằng đô la Mỹ là vi phạm Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005, vi phạm Điều 127, 128 Bộ luật dân sự. Vì vậy cả Nguyên đơn và Bị đơn đều có lỗi trong việc làm cho giao dịch đặt cọc vô hiệu và Bị đơn trả lại số tiền đặt cọc là phù hợp với quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự: “các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”. Bản án sơ thẩm tuyên: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu của Nguyên đơn. Tuyên Hợp đồng đặt cọc giữa bà Nguyễn Thị Minh Đào và Công ty Cổ phần địa ốc Thương mại An Phú vô hiệu. Buộc Bị đơn có nghĩa vụ hoàn trả lại cho bà Đào số tiền đã nhận 1.244.268.080 đồng tương ứng 59.026 USD |
48 – 55 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Bản án số 20/2015/KDTM-ST ngày 15/4/2015 của Toà án nhân dân quận T thành phố Hồ Chí Minh
Về việc “Tranh chấp hợp đồng thuê nhà” Nội dung: Nguyên đơn là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Phú Hà và Bị đơn là ông Đaị, bà Thanh có ký kết thỏa thuận thuê nhà ngày 22/4/2009 với nội dung Nguyên đơn Ngân hàng TMCP Sài Gòn Phú Hà thuê của Bị đơn ông Đại, bà Thanh hai căn nhà số 954 và 956 Mỹ Toàn 3, phường TP, Quận T, Thành phố HCM, bên thuê được sửa chữa sử dụng theo công năng dùng làm văn phòng hoạt động kinh doanh lĩnh vực ngân hàng với sự đồng ý của ông Đaị, bà Thanh. Giá thuê bằng tiền Việt Nam đồng tương ứng 9.000USD/tháng và tăng dần theo hàng năm theo phụ lục sửa đổi thỏa thuận thuê nhà. Thời hạn thuê nhà 05 tháng và sẽ được tái tục không hủy ngang với tổng thời gian thuê không quá 05 năm (tính từ ngày 01/6/2009 đến hết 31/5/2014). Ngày 22/4/2009 Nguyên đơn có giao cho ông Đại, bà Thanh 480.141.000 đồng tương đương 27.000 USD tiền đặt cọc thuê nhà. Thực hiện thỏa thuận thuê nhà Nguyên đơn và Bị đơn đã giao nhà và trả tiền thuê nhà đến 28/02/2014. Ngày 06/12/2013, hai bên có lập biên bản làm việc dự kiến hoàn trả mặt bằng cho ông Đại, bà Thanh ngày 30/01/2014. Trong trường hợp bên Ngân hàng hoàn trả mặt băng cho bên ông Đại, bà Thanh trước hoặc ngay thời điểm 30/01/2014 thì bên ông Đại, bà Thanh sẽ hoàn trả lại cho Ngân hàng 01 tháng tiền nhà đã thanh toán trước (tiền nhà tháng 02/2014 nhưng Ngân hàng chịu tiền thuế ông Đại đã đóng). Thực hiện Biên bản làm việc nói trên, Ngân hàng đã hoàn tất việc tái lập hiện trạng căn nhà và bàn giao căn nhà cho bà Thanh, ông Đại vào ngày 04/3/2014. Nguyên đơn yêu cầu ông Đại và bà Thanh hoàn trả lại tiền đặt cọc thuê nhà 480.141.000 đồng và tiền thuê nhà tháng 02/2014 là 232.375.000 đồng, tổng cộng 712.516.000 đồng trả ngay khi án có hiệu lực pháp luật. Cấp sơ thẩm nhận định: Căn cứ vào lời khai của các bên đương sự và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án có thể xác định Nguyên đơn Ngân hàng TMCP Sài Gòn Phú Hà và Bị đơn ông Đại, Bị đơn bà Thanh có ký kết thoả thuận thuê nhà ngày 22/4/2009.
Bản án sơ thẩm tuyên: 1. Chấp nhận một phần yêu cầu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Phú Hà về việc yêu cầu bà Nguyễn Thị Thu Thanh và ông Nguyễn Thành Đại trả lại tiền cọc là 480.141.000 đồng. 2. Không chấp nhận một phần yêu cầu của Nguyên đơn Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Phú Hà về việc yêu cầu bà Nguyễn Thị Thu Thanh và Bị đơn Nguyễn Thành Đaị trả lại tiền thuê nhà tháng 02/2014 là 232.375.000 đồng 3. Buộc Bị đơn có nghĩa vụ liên đới trả cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Phú Hà số tiền cọc là 480.141.000 đồng. 4. Trong trường hợp bà Nguyễn Thị Thu Thanh và ông Nguyễn Thành Đại chậm thi hành khoản tiền trên thì bà Thanh và ông Đại phải liên đới trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả. |
56 – 63 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Bản án số 207/2015/DS-ST ngày 14/5/2015 của Toà án nhân dân quận GV thành phố Hồ Chí Minh
Về việc“Tranh chấp dân sự về đòi lại tài sản” Nội dung: Vào năm 2011 Nguyên đơn bà Ngô Thị Hòa có giao cho Bị đơn là Lê Thị Hoàng Linh số tiền 45.000 USD. Theo đó bà Linh sẽ cung cấp cho bà Hòa lô hàng sữa Ensure. Bà Linh có giao cho bà Hòa một lượng hàng sữa với giá trị là 12.150 USD, sau đó bà Linh ngừng cung cấp hàng và bà Linh đã chuyển trả lại cho bà Hòa số tiền 18.850 USD. Số tiền đặt hàng còn lại từ đó đến nay bà Linh không giao hàng và cũng không hoàn trả lại cho bà Hòa sau nhiều lần gặp gỡ trao đổi bà Linh viện đủ lý do không trả tiền vì vậy, bà Hòa khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bà Linh trả số tiền còn lại 14.000 USD quy đổi bằng đồng Việt nam là 291.000.000 đồng. Trả một lần ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật Cấp sơ thẩm nhận định: Bị đơn bà Linh cũng thừa nhận do bà sơ suất là nhận giùm cho ông Đức trên Giây nhận tiền do Bị đơn bà Linh viết và ký tên không thể hiện nội dung nhận theo yêu cầu của ông Đức điều này chứng tỏ các bên chưa chuyển giao quyền yêu cầu theo quy định tại Điều 310 Bộ Luật Dân sự 2005. Như vậy, Bị đơn bà Linh phải có trách nhiệm đối với giao dịch dân sự này. Xét thấy Giấy nhận tiền ngày 27/5/2011 và ngày 08/6/2011 giữa bà Hòa và bà Linh thỏa thuận giao dịch với nhau bằng ngoại tệ là không đúng quy định tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối. Như vậy, giao dịch giữa bà Hòa và bà Linh được giải quyết theo quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận…. Bị đơn đã nhận của Nguyên đơn 45.000 USD lẽ ra cần buộc bị đơn trả số tiền trên cho Nguyên đơn nhưng Nguyên đơn chỉ yêu cầu Bị đơn hoàn trả số tiền 14.000USD (tương đương 303.590.000 đồng) là có lợi cho Bị đơn, do đó Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn (Thông tin giá USD tại Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM trên báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 14/5/2015 là 21.685 đồng/USD). Buộc Bị đơn phải trả cho Nguyên đơn số tiền 303.590.000 đồng. Bản án sơ thẩm tuyên: Chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn. Giao dịch dân sự giữa bà Ngô Thị Hòa với bà Lê Thị Hoàng Linh theo giấy nhận tiền ngày ký 27/5/2011 và 08/6/2011 là vô hiệu. Buộc bà Lê Thị Hoàng Linh có trách nhiệm trả cho bà Ngô Thị Hòa số tiền 303.590.000 đồng. Trả một lần ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật. |
64 – 69 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Bản án số 389/2015/ST-DS ngày 20/08/2015 của Toà án nhân dân quận TB thành phố Hồ Chí Minh
Vụ án“Tranh chấp đòi tiền cọc” Nội dung: Theo đơn khởi kiện ngày 24/12/2012 và trình bày của bà Nguyễn Thị Diện là người đại diện theo ủy quyền của Nguyên đơn đồng thời là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án thì giữa bố của bà Diện với bà và vợ chồng bà Nguyễn Thị Thư, ông Đinh Văn Hưng đã thỏa thuận với nhau về việc sang nhượng quyền kinh doanh khách sạn Phương Lan địa chỉ tại số 678 SVH, Phường 12, Quận X, thành phố HCM với giá 600.000.000 đồng, tiền thuê nhà hàng tháng 1.900 USD, tiền đặt cọc 23.000 USD. Sau khi thoả thuận, ngày 17/9/2011 hai bên tiến hành làm giấy nhận cọc theo đó, phía bà đã giao cho Bị đơn là bà Thư 600.000.000 đồng và Bị đơn Thư đã giao khách sạn Phương Lan cho bà quản lý, kinh doanh. Theo sự thoả thuận ghi trong giấy nhận cọc thì sau khi nhận đủ toàn bộ số tiền 600.000.000 đồng và 23.000 USD thì Bị đơn bà Thư sẽ làm Hợp đồng chuyển quyền kinh doanh khách sạn cho phía người khởi kiện nên để thuận tiện cho việc quản lý khách sạn trong quá trình kinh doanh, ngày 19/11/2011 Nguyên đơn tiếp tục chuyển vào tài khoản ông Nguyên đơn ông Hưng số tiền 250.000.000 đồng và lần thứ 3 không nhớ ngày đã giao cho Bị đơn là bà Thư 230.000.000 đồng cho đủ số tiền tương đương với 23.000 USD là tiền cọc. Tuy đã nhận đủ tiền sang nhượng và tiền đặt cọc thuê nhà theo thỏa thuận nhưng Bị đơn bà Thư, Nguyên đơn Hưng không chịu làm các thủ tục sang nhượng khách sạn lại cho bà theo như thỏa thuận mặc dù phía bà đã yêu cầu nhiều lần, nên làm cho việc kinh doanh của phía bà gặp rất nhiều khó khăn, đỉnh điểm là ngày 14/5/2012 Công ty Điện lực đã kiểm tra khách sạn phát hiện vi phạm về sử dụng điện nên đã mời chủ nhà là ông Hồ Mạnh Cần đến làm việc, tại buổi làm việc ông Cần cho biết không cho bà thuê nhà, nên việc bà kinh doanh tại nhà ông là không đúng nên ông Cần đã báo Công an Quận X đến lập biên bản và sau khi lập biên bản thì ông Cần và Công an Quận X đã yêu cầu phía Người khởi kiện rời khỏi khách sạn…. Sau khi sự việc xảy ra phía bà đã báo cho bà Thư, ông Hưng biết đồng thời yêu cầu bà Thư, ông Hưng trả lại cho phía Người khởi kiện số tiền tổng cộng 1.080.000.000 đồng nhưng bà Thư ông Hưng không trả nên bố của bà đã làm đơn khởi kiện yêu cầu bà Thư, ông Hưng trả lại cho phía bà số tiền 1.080.000.000 đồng. Cấp sơ thẩm nhận định: Căn cứ vào Giấy nhận cọc ngày 17/9/2011, giữa đại diện bên A bà Bị đơn Nguyễn Thị Thư và đại diện bên B Nguyên đơn ông Nguyễn Thanh Hưng thì hai bên thoả thuận bên Bà đặt cọc cho bên A số tiền 600.000.000 đồng, bên A đồng ý sang nhượng lại cho bên Bà hoạt động kinh doanh khách sạn. Theo sự trình bày của Nguyên đơn vào ngày 17/9/2011 hai bên đã làm Giấy nhận cọc và phía bà đã giao cho Bị đơn 600.000.000 đồng, tiếp theo ngày 19/11/20011 bà chuyển vào tài khoản của ông Đinh Văn Hưng 250.000.000 đồng và sau đó đã giao trực tiếp cho bà Bị đơn Thư 230.000.000 đồng có bà Ngô Thị Vóc, bà Đặng Thị Ngọc Giàu làm chứng. Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên toà Bị đơn Thư chỉ thừa nhận đã nhận của Nguyên đơn 600.000.000 đồng tiền mặt và 250.000.000 đồng thông qua chuyển khoản, không thừa nhận khoản tiền 230.000.000 đồng mà bà Diện trình bày đã giao trực tiếp cho Bị đơn Thư. Căn cứ vào các tài liệu chứng cứ cho thấy Bị đơn Thư, Nguyên đơn ông Hưng thuê nhà của ông Cần và Hợp đồng thể hiện không được cho thuê lại khi chưa có sự đồng ý cuat ông Cần, Giấy phép kinh doanh do ông Hồ Mạnh Thắng đăng ký và ông Thắng chỉ uỷ quyền cho bà Thư và ông Hưng trông coi, quản lý…Trong quá trình tham gia tố tụng bà Thư, ông Hưng không chứng minh được việc bà Thư, ông Hưng sang nhượng lại quyền thuê nhà và quyền kinh doanh khách sạn cho ông Nguyễn Thanh Hưng và bà Nguyễn Thị Diện là đã được sự đồng ý của ông Cần và ông Thắng do đó việc thỏa thuận sang nhượng của bà Thư, ông Hưng với ông Hưng và bà Nguyễn Thị Diện là trái pháp luật, vượt quá quyền hạn đã thỏa thuận với bên cho thu nhà và bên ủy quyền kinh doanh, mặt khác giấy nhận cọc ngày 17/9/2011 thể hiện việc giao dịch bằng tiền ngoại tệ (USD) là trái với quy định của pháp luật về quản lý giao dịch ngoại hối, nên Hợp đồng thoả thuận sang nhượng khách số 678 SVH, Phường 12, Quận X, Thành phố HCM thể hiện bằng giấy nhận tiền cọc ngày 17/9/2011 giữa bà Thư, ông Nguyễn Thanh Hưng bà Nguyễn Thị Diện là vô hiệu. Do hợp đồng vô hiệu nên các bên phải trả lại cho nhau những gì đã nhận. Vì giao dịch vô hiệu nên căn cứ theo Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu thì phản tố của Bị đơn không có cơ sở để chấp nhận. Bản án sơ thẩm tuyên: Chấp nhận một phần yêu cầu của Nguyên đơn. Buộc Bị đơn là Nguyễn Thị Thư và ông Đinh Văn Hưng trả cho ông Nguyễn Thanh Hưng số tiền 850.000.000 đồng làm một lần ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật. |
70 – 77 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Bản án số 49/2013/KDTM-ST ngày 04/01/2016 của Toà án nhân dân quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh
Về việc “Tranh chấp hợp đồng thuê” Nội dung: Ngày 20/12/2007 theo hợp đồng thuê và bản sửa đổi hợp đồng thuê mặt bằng thuộc tòa nhà CT Plaza giữa Nguyên đơn là Công ty Schonden Việt Nam và Bị đơn là Công ty cổ phần quốc tế T & A đã ký kết, Nguyên đơn đã chuyển số tiền đặt cọc cho Bị đơn nhằm thuê mặt bằng phòng 601-Tòa nhà C.T Plaza với số tiền như sau: – Đợt 1: 27.597USD; – Đợt 2: 814.342.620 đồng. Ngày 06/9/2012 Công ty Schonden Việt Nam tiến hành bàn giao mặt bằng lại cho Ban quản lý tòa nhà C.T Plaza, chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng số 601 Tòa nhà C.T Plaza. Theo đúng quy định trong trường hợp này Nguyên đơn là Công ty Schonden Việt Nam được hoàn lại toàn bộ số tiền đặc cọc. Do không nhận được số tiền đặt cọc nên ngày 12/9/2012 Nguyên đơn gửi văn bản yêu cầu Bị đơn thanh toán lại khoản tiền đặt cọc cho Công ty Shenher. Vào các ngày 04/10/2010, ngày 08/10/2010 và ngày 10/10/2010 Nguyên đơn Công ty Schonden Việt Nam liên tục có thư nhắc nợ gửi tới Bị đơn Công ty T & A đồng thời cũng thông báo sẽ tiến hành việc tính tiền lãi thanh toán chậm với mức lãi suất 0,05%/ngày kể từ ngày 12/10/2010. Đến ngày 25/10/2010 Bị đơn Công ty T & A mới đơn phương ký biên bản thanh lý hợp đồng thuê và tự đặt ra thời hạn hoàn trả tiền cọc cho Công ty Schonden Việt Nam sau 30 ngày kể từ ngày hai bên cùng ký biên bản thanh lý hợp đồng thuê (tức ngày 25/11/2012). Và ngày 06/11/2012 Bị đơn Công ty T & A lại gửi đến Nguyên đơn văn bản số 06/11-BQLTN, trong đó Bị đơn Công ty T & A xác nhận sẽ chuyển trả cho Nguyên đơn Công ty Schonden số tiền đã đặt cọc là 27,597 USD và 714.688.758 đồng sau khi đã cấn trừ tiền thuê mặt bằng từ ngày 01/9/2012 đến ngày 06/9/2012), Bị đơn Công ty T & A cũng xác nhận sẽ chuyển trả số tiền trên vào ngày 15/11/2012. Do Bị đơn không thực hiện đúng cam kết, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nguyên đơn Công ty Schonden nên khởi kiện yêu cầu Bị đơn Công ty T & A phải trả số tiền là 27.597 USD và 714.688.758 đồng. Cấp sơ thẩm nhận định:
Bản án sơ thẩm tuyên: Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn Công ty TNHH Schonden Việt Nam. Buộc Công ty T & A có trách nhiệm trả cho nguyên đơn Công ty TNHH Schonden Việt Nam số tiền là 1.351.269.898 đồng ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thi hành. |
78 – 84 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Bản án số 697/2017/KDTM-PT ngày 03/8/2017 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Về việc “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” Nội dung: Ngân hàng Thương mại Cổ phần C (Chi nhánh M, Thành phố Hồ Chí Minh- gọi tắt là V- Chi nhánh M) có cho Công ty Cổ phần Nhựa T (gọi tắt là Công ty T) vay tiền theo các hợp đồng tín dụng số 10.09.1082/HĐTD ngày 27/4/2010, số 10.09.1136/HĐTD ngày 03/8/2010, số 11.09.1063/HĐTD ngày 06/5/2011, các hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng tín dụng và các phụ lục kèm theo. Tài sản bảo đảm cho các khoản vay gồm có: 1. Hợp đồng thế chấp số 01/10.09.1082/HĐTC giữa V – Chi nhánh M và Công ty T ngày 21/6/2010, với tài sản thế chấp là 2 máy nối đầu tự động để bảo đảm cho Hợp đồng tín dụng số 10.09.1082/HĐTD ngày 27/4/2010. 2. Hợp đồng thế chấp số 10.09.1136/HĐTC giữa V- Chi nhánh M và Công ty T ngày 03/8/2010, với tài sản thế chấp là 3 xe ô tô (Toyota Hiace số 53S 8448; County HD số 53S-8363 và County HD số 53S-8434) để bảo đảm cho Hợp đồng tín dụng số 10.09.1136/HĐTD ngày 03/8/2010. 3. Hợp đồng thế chấp số 01/11.09.1063/HĐTC giữa V- Chi nhánh M, Công ty T, ông Trần Tiến Th và bà Nguyễn Thị Mai H lập ngày 20/5/2011, công chứng số 021258, tại Phòng Công chứng B, Thành phố Hồ Chí Minh với tài sản thế chấp là căn nhà số 485/4 NK, Phường C, quận P và một phần của ½ căn nhà số 483 NK, Phường C, quận P, Thành phố Hồ Chí Minh thuộc sở hữu của ông Trần Tiến Th và bà Nguyễn Thị Mai H để bảo đảm cho Hợp đồng tín dụng số 11.09.1063/HĐTD ngày 06/5/2011. 4. Hợp đồng thế chấp số 02/11.09.1063/HĐTC giữa V- Chi nhánh M và Công ty T ngày 30/6/2011, với tài sản thế chấp là các máy móc, thiết bị để bảo đảm cho Hợp đồng tín dụng số 11.09.1063/HĐTD ngày 06/5/2011. Do Công ty T không thực hiện việc trả nợ theo cam kết, ngày 28/10/2012 V- Chi nhánh M đã khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc Công ty T phải thanh toán: 1. Số nợ vay bằng tiền Việt Nam: Gốc: 37.485.780.642đ, Lãi trong hạn và quá hạn: 4.340.424.451đ (tạm tính đến ngày 24/9/2012). 2. Số nợ vay bằng ngoại tệ: Gốc: 601.310 USD, tương đương 12.524.084.680đ, Lãi trong hạn và quá hạn: 39.818,16USD, tương đương 829.332.636đ (tạm tính đến ngày 24/9/2012). Trường hợp Công ty T không thanh toán thì đề nghị Tòa án cho bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Bản án sơ thẩm tuyên: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của V- Chi nhánh M; buộc Công ty T phải thanh toán trả V- Chi nhánh M: – Số tiền còn nợ tính đến ngày 19/4/2017 là 97.825.335.349đ, trong đó nợ gốc là 48.948.835.992 đồng, lãi trong hạn là 34.083.316.481 đồng, lãi quá hạn là 14.793.182.876 đồng. – Số tiền lãi phát sinh tương ứng với số nợ gốc chưa thanh toán từ ngày 20/4/2017 theo thỏa thuận tại các hợp đồng tín dụng số 10.09.1082/HĐTD ngày 27/4/2010, số 10.09.1136/HĐTD ngày 03/8/2010, số 11.09.1063/HĐTD ngày 06/5/2011, các hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng tín dụng và các phụ lục cho đến khi thanh toán xong số nợ gốc. Quá hạn mà Công ty T chưa thanh toán xong số nợ gốc và tiền lãi phát sinh thì V- Chi nhánh M có quyền yêu cầu chi cục thi hành án có thẩm quyền phát mãi các tài sản đã thế chấp sau đây để thu hồi nợ: – Máy móc, thiết bị đã thế chấp theo Hợp đồng thế chấp số 02/11.09.1063/HĐTC giữa V- Chi nhánh M và Công ty T ngày 30/6/2011. – 2 máy nối đầu tự động theo Hợp đồng thế chấp số 01/10.09.1082/HĐTC giữa V- Chi nhánh M và Công ty T ngày 21/6/2010. Buộc Công ty K và Công ty Q phải thực hiện theo quy định của pháp luật việc phát mãi các tài sản thế chấp của Công ty T cho V- Chi nhánh M. Tuyên bố hợp đồng vô hiệu và hủy Hợp đồng thế chấp số 01/11.09.1063/HĐTC giữa V- Chi nhánh M, Công ty T, ông Trần Tiến Th và bà Nguyễn Thị Mai H lập ngày 20/5/2011, công chứng số 021258, tại Phòng Công chứng B, Thành phố Hồ Chí Minh với tài sản thế chấp là căn nhà số 485/4 NK, Phường C, quận P và một phần của ½ căn nhà số 483 NK, Phường C, quận P, Thành phố Hồ Chí Minh. Buộc V- Chi nhánh M phải trả lại ông Th và bà H bản chính các giấy tờ liên quan. Cấp phúc thẩm nhận định: Vào thời điểm xét xử sơ thẩm, tổng số tiền Bị đơn còn nợ đến ngày 19/4/2017 gồm khoản vay bằng tiền đồng Việt Nam và khoản vay bằng đô la Mỹ được quy đổi thành tiền Việt Nam với tỷ giá 22.235đ/USD. Cụ thể số nợ gốc là: 48.948.835.992đ, Lãi trong hạn: 34.083.316.481đ, Lãi quá hạn: 14.793.182.876đ. Tổng cộng là 97.825.335.349đ, Trong đó: Khoản nợ bằng tiền đồng Việt Nam là: 77.529.895.724 đồng, gồm nợ gốc 35.578.708.142đ, Lãi trong hạn: 29.441.907.642đ, Lãi quá hạn: 12.509.279.939đ. Khoản nợ bằng USD là 912.769,94 USD, gồm nợ gốc: 601.310 USD, Lãi trong hạn: 208.743,37USD, Lãi quá hạn: 102.716,57USD. Không có căn cứ để cho rằng các hợp đồng tín dụng giữa hai bên có vi phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội hoặc thuộc trường hợp phải được Hội đồng quản trị của Công ty T đồng ý. Việc Tòa án cấp sơ thẩm buộc Bị đơn phải trả nợ là đúng nhưng phần quyết định về số nợ phải thanh toán không ghi rõ trong tổng số nợ có khoản nợ bằng ngoại tệ được quy đổi thành tiền Việt Nam là chưa đầy đủ, kháng cáo của Nguyên đơn yêu cầu xác định cụ thể trong bản án số nợ bằng tiền đồng Việt Nam và số nợ bằng ngoại tệ cho phù hợp với thỏa thuận và giao dịch của hai bên là có căn cứ. Xét: Để bảo đảm việc thanh toán số tiền đã vay và tiền lãi phát sinh của Hợp đồng tín dụng số 11.09.1063/HĐTD ngày 06/5/2011, ngày 20/5/2011 V Chi nhánh M, Công ty T, ông Trần Tiến Th và bà Nguyễn Thị Mai H đã ký Hợp đồng thế chấp số 01/11.09.1063/HĐTC thế chấp cho V- Chi nhánh M căn nhà số 485/4 NK và một phần của ½ căn nhà số 483 NK thuộc sở hữu của ông Th và bà H. Giao dịch bảo đảm này đã được đăng ký tại Phòng Tài nguyên và Môi trường quận P ngày 27/5/2011 đúng với quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài Nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Theo quy định tại Tiểu mục 8.1 Mục 8 Phần II của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT thì “Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký”. Không có căn cứ để cho rằng Hợp đồng thế chấp số 01/11.09.1063/HĐTC thuộc trường hợp bị vô hiệu hoặc phải bị hủy bỏ. Vào thời điểm các bên giao kết hợp đồng, theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số 0301952274 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp thì đại diện theo pháp luật của Công ty T là bà Nguyễn Thị Mai H. Việc bà Nguyễn Thụy Minh Tâm đại diện cho Công ty T ký Hợp đồng thế chấp số 01/11.09.1063/HĐTC bà H biết, cùng ký và có đóng dấu của Công ty T vào phần chữ ký của người đại diện công ty trong hợp đồng, điều này chứng minh được việc bà Tâm đại diện Công ty T để ký hợp đồng là có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của Công ty T. Đồng thời theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu thì “Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức”. Việc Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng việc ông Th, bà H dùng các tài sản nêu trên của mình thế chấp cho V- Chi nhánh M để bảo lãnh cho việc vay tiền của Công ty T chưa được sự thống nhất của Hội đồng quản trị của Công ty T là chưa đúng quy định, trình tự, thủ tục cho vay, từ đó tuyên bố vô hiệu và hủy bỏ Hợp đồng thế chấp số 01/11.09.1063/HĐTC là không đúng với quy định của pháp luật nên cần sửa lại cho chính xác. Xét: Trong tổng số tiền mà Công ty T còn nợ V- Chi nhánh M tính đến ngày 19/4/2017 gồm tiền Việt Nam và USD đã quy đổi thành tiền Việt Nam là 97.825.335.349đ, thì số tiền còn nợ của Hợp đồng tín dụng số 11.09.1063/HĐTD là 80.216.211.922đ, trong đó số nợ gốc là 40.351.110.992đ, số còn lại là tiền lãi. Tuy nhiên, theo thỏa thuận của các bên tại Hợp đồng thế chấp số 01/11.09.1063/HĐTC giới hạn bảo lãnh bằng 2 tài sản nêu trên của ông Th, bà H không vượt quá giá trị tối đa của tài sản và nằm trong hạn mức cho vay tối đa là 11.300.000.000đ. Do đó, giới hạn bảo lãnh bằng 2 tài sản nêu trên của ông Th, bà H không thể vượt quá số nợ gốc là 11.300.000.000đ và tiền lãi phát sinh của số nợ gốc này. Trong tổng số nợ gốc của Hợp đồng tín dụng số 11.09.1063/HĐTD gồm tiền Việt Nam và USD đã quy đổi ra tiền Việt Nam là 40.351.110.992đ, thì số tiền lãi phát sinh tương ứng đến ngày 19/4/2017 là 39.945.100.932đ. Do vậy, với số nợ gốc là 11.300.000.000đ thì số tiền lãi phát sinh tương ứng đến ngày 19/4/2017 là: 11.300.000.000đ x 39.945.100.93đ : 40.351.110.992đ =11.186.300.190đ. Tổng số nợ gốc và lãi thuộc phạm vi bảo lãnh theo hợp đồng thế chấp đến ngày 19/4/2017 là: 11.300.000.000đ + 11.186.300.190đ = 22.486.300.190đ. Bản án phúc thẩm tuyên: Sửa một phần bản án sơ thẩm phần xác định số tiền Công ty Cổ phần Nhựa T phải thanh toán trả Ngân hàng Thương mại Cổ phần C (Chi nhánh M, Thành phố Hồ Chí Minh) và phần xử lý đối với tài sản thế chấp là căn nhà số 485/4 NK và một phần của ½ căn nhà số 483 NK, Phường C, quận P, Thành phố Hồ Chí Minh như sau: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng Thương mại Cổ phần C (Chi nhánh M, Thành phố Hồ Chí Minh). Buộc Công ty Cổ phần Nhựa T phải thanh toán trả Ngân hàng Thương mại Cổ phần C (Chi nhánh M, Thành phố Hồ Chí Minh) các khoản tiền sau bằng tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá của Ngân hàng Thương mại Cổ phần C công bố tại thời điểm thanh toán: 1. Khoản nợ bằng tiền đồng Việt Nam là: 77.529.895.724 đồng, gồm: – Nợ gốc 35.578.708.142đ. – Lãi trong hạn và quá hạn đến ngày 19/4/2017: 41.951.187.581đ. 2. Khoản nợ bằng USD là: 912.769,94USD, gồm: – Nợ gốc: 601.310 USD. – Lãi trong hạn và quá hạn đến ngày 19/4/2017: 311.459,94USD Tổng số tiền Việt Nam và đô la Mỹ quy đổi theo tỷ giá thời điểm xét xử sơ thẩm là 97.825.335.349đ. 3. Khoản tiền lãi phát sinh tương ứng với số nợ gốc chưa thanh toán từ ngày 20/4/2017 theo thỏa thuận tại các hợp đồng tín dụng số 10.09.1082/HĐTD ngày 27/4/2010, số 10.09.1136/HĐTD ngày 03/8/2010, số 11.09.1063/HĐTD ngày 06/5/2011, các hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng tín dụng và các phụ lục cho đến khi thanh toán xong số nợ gốc. |
85 – 95 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Bản án số 02/2017/DS-ST ngày 11/8/2017 của Toà án nhân dân huyện N tỉnh Ninh Bình
Về việc “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” Nội dung: Ngày 15/7/2015 anh Nguyễn Đức N và chị Nguyễn Thị H1 có ký hợp đồng vay nợ với nội dụng anh N cho chị H1 vay số tiền 29.200 USD và 270.000.000 đồng, thời hạn thanh toán ngày 30/12/2015, lãi suất theo thỏa thuận là 1%. Hết thời hạn thanh toán, anh N đã nhiều lần yêu cầu chị H1 thanh toán số tiền trên nhưng chị H1 chưa trả nợ cho anh. Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa anh N, người đại diện theo ủy quyền của anh N là chị H không yêu cầu chị H1 phải trả lãi đối với số tiền 29.200 USD vì các đương sự không biết giao dịch này là trái pháp luật và vẫn giữ nguyên yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết buộc chị H1 phải trả cho anh N số tiền là: 29.200 USD qui đổi ra tiền Việt nam đồng là 642.400.000đ và 270.000.000đ. Tổng cộng là (642.400.000đ + 270.000.000đ) = 912.400.000đ; và tiền lãi suất của số tiền 270.000.000đ theo thỏa thuận là 1% từ ngày 15/7/2015 đến nay, được trừ đi 43.000.000đ tiền lãi chị H1 đã thanh toán. Cấp sơ thẩm nhận định: Đối với khoản tiền 29.200 USD là giao dịch bằng ngoại tệ do đó, các giao dịch giữa các cá nhân về việc vay ngoại tệ trên lãnh thổ Việt nam là trái với quy định tại Điều 22 pháp lệnh ngoại hối vì hai bên không thuộc đối tượng được phép sử dụng ngoại tệ trong giao dịch dân sự. Vì vậy, giao dịch ngày 15/7/2015 giữa anh N và chị H1 bị vô hiệu một phần do vi phạm điều cấm của pháp luật được quy định tại Điều 128 và Điều 135 của BLDS năm 2005. Về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 137 của BLDS năm 2005, cần buộc chị H1 phải hoàn trả cho anh N số tiền 29.200 USD được quy đổi thành tiền đồng Việt nam theo tỉ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thi hành án. Về lỗi làm cho giao dịch dân sự bị vô hiệu một phần anh N là người cho chị H1 vay số tiền 29.200 USD mặc dù các đương sự không biết qui định giữa các cá nhân về việc vay ngoại tệ trên lãnh thổ Việt nam là trái. Tuy nhiên, anh N là người có tiền ngoại tệ cho vay vì vậy buộc anh N phải biết các qui định về việc vay ngoại tệ trên lãnh thổ Việt nam. Do đó, cần xác định lỗi hoàn toàn thuộc về anh N. Bản án sơ thẩm tuyên: 1. Tuyên bố một phần giao dịch ngày 15/7/2015 giữa anh Nguyễn Đức N và chị Nguyễn Thị H1 bị vô hiệu, buộc chị H1 phải hoàn trả cho anh N số tiền 29.200 USD được quy đổi thành tiền đồng Việt nam theo tỉ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thi hành án. 2. Chấp nhận một phần một phần yêu cầu khởi kiện của anh Nguyễn Đức N; Buộc chị Nguyễn Thị H1 phải có nghĩa vụ trả nợ cho anh N số tiền gốc và lãi tính đến ngày 11/8/2017 là 294.140.000 đồng |
95 – 101 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Bản án số 19/2017/KDTM-PT ngày 17/8/2017 của Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng
Về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” Nội dung: Ngân hàng (sau đây gọi là Ngân hàng Techcombank) và Công ty Cổ phần XD A (sau đây gọi là Công ty Đức Phát) đã ký Hợp đồng tín dụng số 504/HDDHMTD/TCB-SGO ngày 05/03/2012 về việc cung cấp hạn mức tín dụng. Theo đó, Ngân hàng Techcombank đồng ý cung cấp hạn mức tín dụng cho bên vay Công ty Đức Phát với số tiền là 50,000,000,000đ, cấp hạn mức bảo lãnh với số tiền là 25,000,000,000đ với thời hạn cung cấp hạn mức tín dụng, hạn mức bảo lãnh là 12 tháng (từ 05/3/2012 đến ngày 05/3/2013). Thời hạn thanh toán tối đa cho các khoản vay trong hạn mức không vượt quá 08 tháng, mức lãi xuất được tính theo từng lần giải ngân. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Techcombank đã tiến hành giải ngân cho Công ty Đức Phát vay theo các khế ước nhận nợ và cam kết trả nợ cụ thể như sau:
Như vậy, Ngân hàng Techcombank đã giải ngân cho Công ty Đức Phát vay với tổng số tiền như sau: 1.Tiền ngoại tệ: 412,611 USD và 199,750 EUR; 2.Tiền Việt Nam: 12,957,315,000đ; Trong quá trình Tòa án tiến hành giải quyết vụ án, ngày 7/10/2015, Tòa án nhân dân quận Hải An thành phố Hải Phòng nhận được Công văn số 7589/2015/TCB-XLN của Ngân hàng (là Nguyên đơn) có nội dung Ngân hàng rút một phần yêu cầu khởi kiện đối với Công ty Đức Phát. Sau khi rút một phần yêu cầu khởi kiện và đã giải chấp khoản nợ gốc, lãi đối với các tài sản nêu trên. Tại phiên tòa hôm nay, quan điểm của Ngân hàng còn có yêu cầu khởi kiện tại Tòa án cụ thể là: 1. Buộc Công ty Đức Phát phải thanh toán cho Ngân hàng số tiền dư nợ theo các khế ước và cam kết trả nợ còn lại là: 36,036,408, 860đ (trong đó bao gồm: 21,782,638,500đ tiền nợ gốc và 14.253. 770.360đ nợ lãi trong hạn, lãi quá hạn – tiền lãi tính đến ngày 25/11/2016 đã được quy đổi theo tỷ giá ngày 23/11/2016 là 1USD=22.550 VNĐ; 1EUR=23.536 VNĐ). Công ty Đức Phát phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng tiền lãi phát sinh theo quy định tại Hợp đồng cung cấp hạn mức tín dụng số 504/HĐHMTD/TCB-SGO kể từ ngày 26/11/2016 cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc đã nêu. – Rút yêu cầu Công ty Đức Phát phải trả cho Ngân hàng tiền phạt do vi phạm Hợp đồng cung cấp hạn mức tín dụng số 504/HĐHMTD/TCB-SGO kể từ ngày 26/11/2016 cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc đã nêu. – Rút yêu cầu Công ty Đức Phát thực hiện theo đúng thoả thuận tại Hợp đồng tín dụng đã ký. 2. Đề nghị Toà án chấp thuận yêu cầu của Ngân hàng về việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Bản án sơ thẩm tuyên: Chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn. Buộc Công ty Cổ phần XD A có nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng số tiền dư nợ theo các khế ước và cam kết trả nợ còn lại là: 36,036,408,860 VNĐ (trong đó bao gồm: 21,782,638,500 VNĐ tiền nợ gốc và 14.253.770.360 VNĐ nợ lãi trong hạn, lãi quá hạn – tiền lãi tính đến ngày 25/11/2016 đã được quy đổi theo tỷ giá ngày 23/11/2016 là 1USD=22.550 VNĐ; 1EUR=23.536 VNĐ) theo Hợp đồng cung cấp hạn mức tín dụng số 504/HĐHMTD/TCB-SGO ngày 05/3/2012 và các khế ước nhận nợ, kèm các cam kết trả nợ:
Công ty Đức Phát phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng tiền lãi phát sinh kể từ ngày 26/11/2016. Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, Công ty Cổ phần XD A không trả đủ các khoản gốc, lãi trên. Ngân hàng có quyền yêu cầu các người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thực hiện trách nhiệm tương ứng với phần bảo đảm của mình và yêu cầu Chi cục thi hành án Dân sự có thẩm quyền kê biên, phát mại các tài sản đã thế chấp. Cấp phúc thẩm nhận định: 1. Về quan hệ pháp luật và sự vắng mặt của đương sự: Vụ án tranh chấp về hợp đồng tín dụng theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Về sự vắng mặt của bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Công ty Cổ phần XD A, ông Nguyễn Văn Hoàng (đã chết), bà Phạm Thị Mùi, anh Nguyễn Văn Hoài (đại diện ủy quyền cho ông Hoàng, bà Mùi), anh Nguyễn Hoài Giang, chị Nguyễn Hoài Hương. Bà Trần Thúy Anh và ông Nguyễn Hữu Hùng, Ông Hoàng Long đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt không có lý do. Đối với sự vắng mặt của ông Nguyễn Văn H và bà Trần D là người kháng cáo đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt. Nhưng tại phiên tòa hôm nay có người đại diện theo ủy quyền là ông Bùi An. Do đó Hội đồng xét xử vắng mặt những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của các đương sự. 2. Xét nội dung kháng cáo của ông Nguyễn Văn H và bà Trần D: Về tài sản thế chấp là Quyềan sử dụng đất, các tài sản gắn liền trên đất cùng quyền và lợi ích phát sinh từ quyền sử dụng thửa đất số 470, tờ bản đồ số 05 tại Yên Văn, Đồng Hà, tỉnh Hà Tây theo GCNQSDĐ số A 945165, vào sổ cấp GCNQSDĐ số 01620QSĐ/HĐ, do UBND Đồng Hà, tỉnh Hà Tây cũ cấp ngày 01/7/1993 mang tên chủ sử dụng ông Nguyễn Văn H và bà Trần D theo Hợp đồng thế chấp tài sản số công chứng 973.2012/HĐTC-TCB ngày 17/7/2013 tại Văn phòng Công chứng Thăng Long, thành phố Hà Nội thể hiện Ngân hàng đồng ý cấp tín dụng cho bên được bảo đảm với số tiền là 14,112,000,000đ, đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận Hà Đông, thành phố Hà Nội để bảo đảm cho bên thứ ba là Công ty Đức Phát vay vốn ngân hàng, đều đảm bảo các điều khoản chi tiết về việc vay và cho vay, về việc mở hạn mức tín dụng, cung cấp hạn mức tín dụng, cung cấp hạn mức bảo đảm tín dụng và đúng quy định tại khoản 2.3 Điều 2 của các Hợp đồng thế chấp tài sản nêu trên “…..”. Mặt khác, tại thời điểm giao kết hợp đồng, thì các Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trên đều được thực hiện theo đúng quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 130 Luật Đất đai năm 2003, tại điểm a mục 1 Điều 12 Nghị định 163/NĐ- CP ngày 29/12/2006 của Chính Phủ và tại tiểu mục 2.4 mục 2 Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006. Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm thì: “Nghĩa vụ được bảo đảm là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ dân sự, có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện mà việc thực hiện nghĩa vụ đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm.”. Các hợp đồng cấp tín dụng đã được ký kết trước đó nhưng Bên Được Bảo Đảm vẫn đang thực hiện nghĩa vụ thì vẫn được coi là nghĩa vụ hiện tại nên Hợp đồng tín dụng trên hoàn toàn đúng quy định của pháp luật. Vì vậy không có căn cứ để tuyên bố hợp đồng thế chấp tài sản ông H, bà D ký kết với Techcombank là vô hiệu, ý kiến kháng cáo này của người kháng cáo không có căn cứ để chấp nhận. Đối với nội dung kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm nhận thấy quyền sử dụng thửa đất số 470, tờ bản đồ số 05 tại Yên Văn, Đồng Hà, tỉnh Hà Tây theo GCNQSDĐ số A 945165, vào sổ cấp GCNQSDĐ số 01620QSĐ/HĐ, do UBND Đồng Hà, tỉnh Hà Tây cũ cấp ngày 01/7/1993 mang tên chủ sử dụng ông Nguyễn Văn H và bà Trần D, do đó Tòa án cấp sơ thẩm không đưa các con của ông H và bà D tham gia tố tụng là hoàn toàn có căn cứ. Đối với nội dung ông H, bà D nêu ngày 01/8/2016 Ngân hàng đã có đơn xin rút 1 phần yêu cầu khởi kiện liên quan đến quyền sử dụng đất thửa đất số 470, tờ bản đồ số 05 tại Yên Văn, Đồng Hà, tỉnh Hà Tây của ông H, bà D. Tòa án cấp phúc thẩm xét thấy phía Ngân hàng đã có đơn xin rút 1 phần yêu cầu khởi kiện đối với 1 số hợp đồng thế chấp khác nhưng không rút phần yêu cầu khởi kiện đối với tài sản thế chấp của ông H, bà D trong vụ án này. Do đó Tòa án cấp sơ thẩm đưa ông, bà tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là hoàn toàn đúng quy định pháp luật. Về thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm có sự thay đổi người tiến hành tố tụng tại phiên tòa không như trong quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tòa án cấp phúc thẩm nhận thấy tại biên bản phiên tòa thể hiện Thẩm phán đã giải thích quyền, nghĩa vụ và giới thiệu Hội đồng xét xử có sự thay đổi nhưng các bên đương sự không thay đổi ai do đó Hội đồng xét xử tiếp tục xét xử theo đúng quy định pháp luật. Từ phân tích trên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Văn H và bà Trần D đề nghị hủy bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận Hải An. Giữ nguyên bản án sơ thẩm số 03/2016/KDTM-ST ngày 25/11/2016 của Tòa án nhân dân quận Hải An, Hải Phòng. Bản án phúc thẩm tuyên: Chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn. Buộc Công ty Cổ phần XD A có nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng số tiền dư nợ theo các khế ước và cam kết trả nợ còn lại là: 36,036,408,860 VNĐ (trong đó bao gồm: 21,782,638,500 VNĐ tiền nợ gốc và 14.253.770.360 VNĐ nợ lãi trong hạn, lãi quá hạn – tiền lãi tính đến ngày 25/11/2016 đã được quy đổi theo tỷ giá ngày 23/11/2016 là 1USD=22.550 VNĐ; 1EUR=23.536 VNĐ) theo Hợp đồng cung cấp hạn mức tín dụng số 504/HĐHMTD/TCB-SGO ngày 05/3/2012 và các khế ước nhận nợ, kèm các cam kết trả nợ:
Công ty Đức Phát phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng tiền lãi phát sinh kể từ ngày 26/11/2016. Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, Công ty Cổ phần XD A không trả đủ các khoản gốc, lãi trên. Ngân hàng có quyền yêu cầu các người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thực hiện trách nhiệm tương ứng với phần bảo đảm của mình và yêu cầu Chi cục thi hành án Dân sự có thẩm quyền kê biên, phát mại các tài sản đã thế chấp. |
102 – 116 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Bản án số 75/2018/DS-PT ngày 24/4/2018 của Toà án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh
Về việc “Tranh chấp hợp đồng dịch vụ” Nội dung: Vào năm 2012, do có nhu cầu muốn con trai là Lê Hoàng D trở thành ca sĩ, qua giới thiệu của bạn bè ông gặp ông Võ Đại Hoài A1 là nhạc sĩ, hai bên có ký hợp đồng ghi là hợp đồng kinh tế năm 2012 (nhưng không ghi ngày tháng), với nội dung: Ông A1 thực hiện cho ông D một Album gồm 9 bài ca với nhiều thể loại, phải đảm bảo chất lượng và quảng bá Album này trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Internet, báo giấy, đài phát thanh v.v…Thời gian thực hiện là 6 tháng. Ông N được sở hữu độc quyền liên quan đến toàn bộ Album này theo Luật sở hữu trí tuệ, ông N có trách nhiệm bảo đảm lịch thu âm, luyện tập cho cho việc làm album, cung cấp đầy đủ thông tin của ông Lê Hoàng D cho ông A1, ông N phải chi trả cho ông A1 các khoản tiền sau:
Tổng cộng được quy ra thành tiền Việt Nam là 396.920.000đồng Nhận tiền xong ông A1 không thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết, mà né tránh không gặp ông N, nay ông khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng đã ký nêu trên và buộc ông A1 trả lại cho ông số tiền đã nhận. Bán án sơ thẩm tuyên: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Lê Văn N. Tuyên bố hợp đồng kinh tế giữa ông Lê Văn N, ông Lê Hoàng D với ông Võ Đại Hoài A1 (Hợp đồng ghi không ghi ngày tháng – năm 2012) là vô hiệu. Ông Võ Đại Hoài A1 phải hoàn trả cho ông Lê Văn N số tiền 226.950.000đồng (tương đương với 10.000USD đã nhận theo tỷ giá tại thời điểm xét xử). Cấp phúc thẩm nhận định: Theo hợp đồng giao dịch hai bên đương sự đã ký kết có nội dung thỏa thuận gồm 2 phần: Phần sáng tác Album 9 bài hát giá trị số tiền 166.640.000 đồng tương đương 9.000USD. Phần tư vấn và thực hiện chiến dịch phát hành quảng bá Album trị giá tương đương 12.000USD. Đối với phần tư vấn và thực hiện chiến dịch phát hành quảng bá Album, ông N đòi ông A1 trả lại số tiền 230.280.000 đồng (tương đương 10.000USD) đã nhận. Các công đoạn đã thực hiện xong, ông N đã nhận được đĩa Master đúng như hợp đồng để hoàn thành dịch vụ đến công đoạn hoàn tất bào giao xong đĩa nhạc Master và chuẩn bị phát hành, việc không phát hành được cho là do ông N không đồng ý tiếp tục thực hiện chứ không phải do ông Al đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trong nội dung của hợp đồng có thoả thuận quy định việc thanh toán bằng ngoại tệ USD là vi phạm pháp luật về quản lý ngoại hối, nhưng thực tế trong việc thực hiện thoả thuận thì các bên đã thanh toán bằng việc quy đổi ra tiền đồng Việt Nam nên giao dịch dân sự trên của các bên phù hợp với pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên hủy hợp đồng và buộc ông A1 trả lại số tiền quy đổi tại thời điểm xét xử (tương đương 10.000USD) cho ông N là chưa xem xét đến thực tế trong việc thanh toán bằng tiền đồng Việt Nam mà các bên đã giao dịch trước đây và chưa xem xét đến quá trình tạo ra các sản phẩm dịch vụ mà ông A1 đã thực hiện theo thỏa thuận như các bên đã thừa nhận. Điều cần lưu ý là giao dịch mà các bên thỏa thuận là những sản phẩm đặc biệt nhằm đáp ứng các nhu cầu về tinh thần, khi ký kết hợp đồng các bên đã không đặt ra yêu cầu về mức độ chuẩn mực để có thể cân đong, đo đếm hoặc thẩm định được mà chỉ thỏa thuận bằng các đầu việc theo hợp đồng, do đó có cơ sở xác định hầu hết các danh mục công việc theo thỏa thuận ông A1 đều đã thực hiện, việc Album không phát hành được là do lỗi của ông D bỏ về nước và ông N không đồng ý tiếp tục thực hiện nữa. Bản án phúc thẩm tuyên: 1. Đình chỉ yêu cầu của ông Lê Văn N về việc đòi ông Võ Hoài An trả lại số tiền 166.640.000đồng (tương đương 9.000USD) chi phí sáng tác 9 bài hát, theo hợp đồng dịch vụ năm 2012 (không ghi ngày tháng) ký kết giữa ông Lê Văn N và ông Võ Đại Hoài A1. 2. Bác yêu cầu của ông Lê Văn N về việc đòi ông Võ Đại Hoài A1 trả lại số tiền 230.280.000đồng (tương đương 10.000USD) chi phí tư vấn và thực hiện chiến dịch phát hành quảng bá Abum, theo theo hợp đồng dịch vụ năm 2012 (không ghi ngày tháng) ký kết giữa ông Lê Văn N và ông Võ Đại Hoài A1. |
117 – 123 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Bản án số 22/2018/KDTM-PT ngày 27/6/2018 của Toà án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh
Về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa và đòi tiền đặt cọc” Nội dung: Ngày 27/10/2014, ông Hour Ch đặt cọc 50.000USD cho ông Giang Quốc H để mua 600 tấn muối hạt công nghiệp, tổng trị giá hợp đồng là 400.000USD. Theo hợp đồng đặt cọc thì trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đặt cọc, ông H phải có hàng giao cho ông Hour Ch. Nếu không có hàng, ông H phải bồi thường số tiền là 110.000USD. Quá thời hạn theo thỏa thuận, ông H không giao hàng, cũng không trả lại tiền đặt cọc mặc dù ông Hour Ch đã nhiều lần yêu cầu. Vì vậy, ông Hour Ch yêu cầu Tòa án tuyên bố giấy đặt cọc vô hiệu, buộc ông H phải trả lại tiền đặt cọc là 50.000USD tương đương 1.130.000.000 đồng. Bản án sơ thẩm tuyên: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Hour Ch. Tuyên bố hợp đồng mua bán muối hạt công nghiệp và nhận tiền cọc năm 2014 giữa ông Hour Ch và ông Giang Quốc H là vô hiệu. Ông Giang Quốc H có nghĩa vụ hoàn trả cho ông Hour Ch tiền cọc đã nhận là 50.000USD; khi thanh toán bằng tiền đồng Việt Nam, quy đổi từ USD ra tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá bán ra của Vietcombank tại thời điểm thanh toán. Thanh toán ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật. Cấp phúc thẩm nhận định: Tại giấy đặt cọc năm 2014 (không ghi ngày, tháng), có chữ ký của ông H và ông Hour Ch có nội dung: Ông H bán cho ông Hour Ch 600 tấn muối hạt công nghiệp, với giá 400.000USD. Ông H đã nhận 50.000USD tiền đặt cọc của ông Hour Ch. Tại Biên bản phiên họp công khai chứng cứ và hòa giải ngày 04/5/2017 và Biên bản phiên tòa ngày 16/6/2017, đại diện ủy quyền của ông H thừa nhận: Hai bên có ký nhận tiền cọc năm 2014, do phía nguyên đơn đã nộp trong hồ sơ. Bà Vòng Mỹ Kín nhận 50.000USD. Ông H ký giấy trước rồi đưa cho vợ. Khi ông Hour Ch đưa tiền thì bà K đưa giấy cho ông Hour Ch. Giấy ký tại Thành phố Hồ Chí Minh. Lời trình bày của ông H phù hợp với trình bày của bà K tại Biên bản lời khai ngày 22/6/2017: Trước khi đi làm ăn xa, ông H có đưa cho bà K 2 giấy nhận cọc và dặn chứng nào có người qua đặt cọc thì đưa giấy tờ này cho người ta. Ông H ký rồi đưa giấy cho bà K. Như vậy, có căn cứ xác định ông H đã nhận tiền đặt cọc 50.000USD của ông Hour Ch, địa điểm nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua bà K. Do các đương sự giao dịch bằng ngoại tệ (USD) thuộc trường hợp cấm được quy định tại các điều 1, 2, 6 và 7 Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 18/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối nên Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 xác định giao dịch giữa các bên vô hiệu và buộc trả lại cho nhau những gì đã nhận là có căn cứ, đúng pháp luật. Bản án phúc thẩm tuyên: 1. Không chấp nhận kháng cáo của ông Giang Quốc H. 2. Giữ nguyên Bản án sơ thẩm 1031/2017/KDTM-ST ngày 31/7/2017 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Hour Ch: 3.1. Tuyên bố hợp đồng mua bán muối hạt công nghiệp và nhận tiền cọc năm 2014 giữa ông Hour Ch và ông Giang Quốc H vô hiệu. 3.2. Ông Giang Quốc H có nghĩa vụ hoàn trả cho ông Hour Ch tiền nhận cọc là 50.000 USD, khi thanh toán bằng Đồng Việt Nam, quy đổi từ USD ra tiền Đồng Việt Nam theo tỷ giá bán ra của Ngân hàng Vietcombank tại thời điểm thanh toán. Thanh toán ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật. |
124 – 131 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Bản án số 96/2018/KDTM-PT ngày 27/7/2018 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội
Về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” Nội dung: Ngày 23/7/2015, Ngân hàng TMCP SGHN (sau đây gọi tắt là Nguyên đơn) chi nhánh Hà Nội và Công ty cổ phần XNK TH1 VN (sau đây gọi tắt là Bị đơn) ký Hợp đồng cấp hạn mức tín dụng số 300/2014/HĐHM-PN/SHB.110219 ngày 23/07/2014 (sau đây gọi tắt là Hợp đồng tín dụng số 300) với các nội dung chủ yếu sau: – Điều 1 quy định về giá trị, thời hạn, mục đích sử dụng hạn mức tín dụng: Giá trị về hạn mức tín dụng là 150.000.000.000 đồng. Mục đích để phục vụ hoạt động kinh doanh.Thời hạn là 12 tháng (từ ngày 23/7/2014 đến ngày 23/7/2015). Trong thời hạn này, bên vay có thể vay vốn, trả nợ nhiều lần (mỗi lần vay vốn sẽ lập thành một khế ước nhận nợ). Lãi suất vay trong hạn là tùy thuộc thời điểm giải ngân vốn vay và phương án sử dụng vốn cụ thể của bên vay, lãi suất vay được áp dụng theo quy định của bên cho vay tùy từng thời kỳ. Lãi suất vay được quy định cụ thể trên Khế ước nhận nợ được lập cho mỗi lần rút vốn vay theo Hạn mức tín dụng. Lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất vay trong hạn áp dụng tại kỳ tính lãi gần nhất so với thời điểm quá hạn. Cách tính lãi vay: tiền lãi vay được tính hàng tháng, trên cơ sở một tháng 30 ngày, một năm 360 ngày, theo công thức: số tiền lãi phải trả dư nợ thực tế x lãi suất vay (%tháng) x số ngày vay thực tế trong tháng chia: 30 ngày. Tài sản đảm bảo: ngày 16/11/2015, Bị đơn thế chấp cho Nguyên đơn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BB947977, số vào sổ cấp giấy chứng nhận CH00189/QDD do UBND huyện Cẩm Mỹ cấp cho ông Nguyễn Viết Khả ngày 27/10/2010 và chuyển nhượng cho bị đơn theo hồ sơ số 26353.962971.CN.VS do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai xác nhận ngày 02/02/2015. Hợp đồng đã được công chứng tại Phòng công chứng số 1 tỉnh Đồng Nai và được đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai ngày 16/11/2015. Sau khi Hợp đồng tín dụng trên có hiệu lực kể từ ngày ký, Nguyên đơn đã giải ngân cho bị đơn theo các khế ước nhận nợ sau:
Trên cơ sở Hợp đồng tín dụng số 300 giữa Nguyên đơn và Bị đơn, từng khế ước nhận nợ có quy định riêng về số tiền ngoại tệ được vay, lãi suất và thời hạn trả nợ. Tổng số tiền Nguyên đơn đã giải ngân cho Bị đơn là 15,624,063.00 USD và 6.019.742.334 đồng tương đương 361.779.656.844 đồng. Quá trình thực hiện các khế ước nhận nợ, Bị đơn đã thanh toán được 74 khế ước, sau đó đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi của các khế ước còn nợ, Nguyên đơn đã nhiều lần đôn đốc, nhắc nhở và tạo điều kiện cho bị đơn thanh toán nợ, tuy nhiên kể từ ngày 05/9/2015 Nguyên đơn chuyển toàn bộ số nợ chưa trả sang nợ quá hạn cho đến ngày 11/9/2017, Bị đơn mới chỉ thanh toán thêm được cho Nguyên đơn 884.667.882đ và 6,028.70 USD. Số tiền này Nguyên đơn đã thanh toán vào số nợ lãi trong hạn, lãi quá hạn của các khế ước bị quá hạn, sau đó mới thanh toán vào nợ gốc. Do đã tạo điều kiện nhiều lần Bị đơn không trả được nợ nên nguyên đơn đã khởi kiện bị đơn ra Tòa án theo Điều 11 Hợp đồng tín dụng và Điều 10 Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được ký kết giữa hai bên. Nguyên đơn đề nghị Tòa án giải quyết cụ thể: 1. Buộc bị đơn trả cho Nguyên đơn nợ gốc, nợ lãi trong hạn, lãi quá hạn của 47 khế ước nhận nợ nêu trên tính đến ngày 11/9/2017, bao gồm: nợ gốc 5,766,327.04 USD tương đương 131.270.435.066 đồng; Lãi chậm trả 21,311.44 USD tương đương 485.154.932 đồng. Lãi quá hạn: 808,843.00 USD tương đương 18.413.310.895 đồng. Tổng cộng là 6,596,481.48 USD tương đương 150.168.900.892 đồng. 2. Trong trường hợp Bị đơn không trả được nợ thì Nguyên đơn có quyền đề nghị Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền xử lý tài sản thế để thu hồi nợ. Kể từ ngày xét xử sơ thẩm cho đến khi thi hành án xong thì Bị đơn còn phải tiếp tục thanh toán lãi suất nợ quá hạn theo mức lãi suất được quy định trong Hợp đồng tín dụng trên số dư nợ gốc chậm trả. Về số tiền 884.667.882 đồng và 6,028.70 USD mà Bị đơn trả nợ sau khi các khế ước nhận nợ bị quá hạn từ ngày 05/9/2015 thì phải được trừ vào nợ gốc các khế ước chưa thanh toán, chứ không phải theo cách tính của Nguyên đơn là trừ vào lãi trong hạn và lãi quá hạn nên Bị đơn không chấp nhận số liệu về nợ gốc mà Nguyên đơn đã tính toán, về vấn đề này Nguyên đơn có quan điểm không chấp nhận quan điểm của Bị đơn vì theo thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng kể từ ngày quá hạn thì số tiền thanh toán được ưu tiên thanh toán cho nợ lãi trong hạn và quá hạn trước, sau đó mới thanh toán tiền nợ gốc. Bản án sơ thẩm tuyên: 1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn về tranh chấp Hợp đồng tín dụng số 300 đối với Bị đơn. 2. Buộc Bị đơn phải trả cho Nguyên đơn số tiền nợ gốc, nợ lãi trong hạn, nợ lãi quá hạn theo từng khế ước nhận nợ thuộc Hợp đồng tín dụng số 300 bao gồm: nợ gốc 5,679,739.07 USD, nợ lãi trong hạn 87,601.25 USD, nợ lãi quá hạn 979,444.95 USD. Tổng số tiền nợ gốc và nợ lãi là 6,746,785.27 USD. Quy đổi ra tiền Việt Nam đồng theo tỷ giá quy đổi ngày 25/01/2018 là 22.740 đồng/USD là 153.421.897.039 đồng. 3. Bị đơn tiếp tục phải chịu khoản tiền lãi quá hạn trên số nợ gốc chưa trả của từng khế ước kể từ sau ngày 25/01/2018 cho đến khi trả được hết số nợ gốc theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong từng khế ước. Nhận địng của cấp phúc thẩm: Bị đơn kháng cáo đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ vào các thỏa thuận của Nguyên đơn và Bị đơn tại điểm 2.4.1.2 Điều 2 Hợp đồng tín dụng số 300 để xem xét bỏ quy đổi khoản tiền nợ gốc, lãi bằng tiền USD sang tiền Việt Nam đồng trong phần Quyết định của Bản án sơ thẩm, Hội đồng xét xử xét thấy Bị đơn vay Nguyên đơn bằng tiền USD, theo Hợp đồng tín dụng thì Bị đơn có nghĩa vụ trả lại cho Nguyên đơn bằng tiền USD, nếu Bị đơn không có tiền USD để trả cho Nguyên đơn, thì khi đó mới quy đổi ra tiền Việt Nam đồng và tỷ giá sẽ được tính vào ngày Bị đơn trả tiền cho Nguyên đơn. Việc Bản án sơ thẩm quy đổi từ tiền USD sang Việt Nam đồng chỉ có ý nghĩa trong việc tính án phí mà Bị đơn phải chịu. Tuy nhiên, Bản án sơ thẩm tính quy đổi tiền USD sang tiền Việt Nam đồng ngay trong phần Quyết định dễ gây hiểu nhầm là Bị đơn phải thanh toán cho Nguyên đơn toàn bộ khoản nợ bằng tiền Việt Nam đồng. Do đó, cần sửa lại phần Quyết định của Bản án sơ thẩm như Bị đơn kháng cáo. Xác định số tiền Bị đơn còn nợ Nguyên đơn (hai bên đã thống nhất số liệu) bao gồm nợ gốc 5,679,739.07 USD, nợ lãi trong hạn 87,601.25 USD, nợ lãi quá hạn 979,444.95 USD. Tổng số tiền nợ gốc và nợ lãi là 6,746,785.27 USD. Quy đổi ra tiền Việt Nam đồng theo tỷ giá quy đổi ngày 25/01/2018 là 22.740 đồng/USD là 153.421.897.039 đồng. Về thời gian tiếp tục tính lãi, tại phiên tòa phúc thẩm Nguyên đơn đồng ý tính lãi từ ngày tiếp theo ngày xét xử sơ thẩm trên số tiền nợ gốc (từ ngày16 01/02/2018), thay cho ngày 25/01/2018 trong Bản án sơ thẩm đây là sự tự nguyện của nguyên đơn và có lợi cho Bị đơn nên Hội đồng xét xử chấp nhận. Bản án phúc thẩm tuyên: 1. Sửa Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 04/2018/KDTM- ST ngày 31/01/2018 của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. 2. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng TMCP SGHN về tranh chấp Hợp đồng tín dụng số 300/2014/HĐHM-PN/SHB.110219 ngày 23/07/2014 đối với Công ty cổ phần XNK TH1 VN. 3. Buộc Công ty cổ phần XNK TH1 VN trả cho Ngân hàng TMCP SGHN tiền nợ gốc, nợ lãi trong hạn, nợ lãi quá hạn theo từng khế ước nhận nợ thuộc Hợp đồng tín dụng số 300/2014/HĐHM-PN/SHB.110219 ngày 23/07/2014 tính đến ngày 25/01/2018, bao gồm nợ gốc 5,679,739.07 USD nợ lãi trong hạn 87,601.25 USD (tám mươi bảy nghìn sáu trăm linh một Đô la Mỹ và hai mươi lăm cent), nợ lãi quá hạn 979,444.95 USD. Tổng số tiền nợ gốc và nợ lãi là 6,746,785.27 USD. 4. Bị đơn tiếp tục phải chịu khoản tiền lãi quá hạn trên số nợ gốc chưa trả của từng khế ước kể từ ngày 01/02/2018 cho đến khi trả được hết số nợ gốc theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong từng khế ước. |
132 – 148 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Bản án số 43/2018/DS-ST ngày 24/7/2018 của Toà án nhân dân huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh
Về việc “Tranh chấp hợp đồng góp hụi, hợp đồng vay tài sản” Nội dung: Bà Trần Thị H là hàng xóm của bà Võ Thị Ngọc O, bà và chị của bà O là bạn bè với nhau. Bà O có nhờ bà tham gia hụi của người khác dùm là hụi của bà Trần Thị H và bà Lương Thị T cụ thể như sau: – Hụi 5.000.000 đồng/tháng, khui ngày 08/11/2017 âm lịch, do bà Trần Thị H làm chủ hụi, gồm 24 phần, bà tham gia 01 phần. Hụi này chưa mãn, bà vẫn góp hụi đầy đủ cho chủ hụi nhưng bà O không giao tiền đóng hụi, nên bà O còn nợ bà tính đến mãn hụi 23 kỳ là 115.000.000 đồng. – Hụi 3.000.000 đồng/tháng, khui ngày 20/10/2017 âm lịch, do bà Trần Thị H làm chủ hụi, bà tham gia dùm 01 phần hụi, gồm 24 phần. Hụi này đến nay chưa mãn, bà vẫn đóng hụi đầy đủ cho chủ hụi nhưng bà O không giao tiền cho bà nên bà O nợ bà tính đến mãn hụi là 23 kỳ hụi, tổng cộng là 69.000.000 đồng. – Hụi 1.000.000 đồng/tháng, khui ngày 20/10/2017 âm lịch, do bà Lương Thị T làm chủ hụi, bà tham gia dùm cho bà O 02 phần hụi, gồm 24 phần. Hụi này đến nay chưa mãn, bà vẫn đóng hụi đầy đủ cho chủ hụi nhưng bà O không giao tiền góp hụi nên bà O nợ bà tính đến mãn hụi là 23 kỳ hụi, tổng cộng là 46.000.000 đồng. Vào tháng 11 và 12/2017 (âm lịch) bà O có giao cho bà tiền góp hụi được 14.000.000 đồng nên bà O còn nợ lại là 216.000.000 đồng. Ngoài ra, bà yêu cầu bà O trả số tiền vay 8.000.000 đồng, đây là tiền vay cho trả góp hàng ngày. Tổng cộng bà yêu cầu bà O trả số tiền là 224.000.000 đồng. Bà xác nhận giữa bà và bà O có xác lập hợp đồng vay tài sản bằng ngoại tệ như sau: vào tháng 6/2017 (âm lịch) với số tiền 2.000 USD, đến tháng 6/2017 (âm lịch) thứ 2 trong năm với số tiền 2.000 USD và tháng 7/2017 (âm lịch) với số tiền 2.000 USD), nhưng vào ngày 15/11/2017 (âm lịch) hai bên đã chuyển sang tiền hụi, bà không đồng ý việc bà O trả lại số tiền vay 6.000 USD. Cấp sơ thẩm nhận định: Thực tế giữa bà H và O có xác lập hợp đồng vay tiền bằng ngoại tệ tổng cộng là 6.000 USD vào thời gian 02 (hai) tháng 6 và tháng 7/2017 (âm lịch), lãi suất 2.400.000 đồng/tháng đối với 2.000 USD, hai bên có lập giấy vay tiền nhưng hiện nay không còn. Xét thấy việc bà H và bà O tự thỏa thuận hợp đồng góp hụi với nhau không có sự thống nhất với các chủ hụi, thực tế bà O không có tham gia góp hụi với các chủ hụi, không được lĩnh (lãnh) hụi là chưa đúng theo quy định tại Điều 471 Bộ luật Dân sự, các Điều 6, 7, 8, 9 và 17 Nghị định 144/2006/NĐ CP của Chính phủ ngày 27-11-2006 về họ, hụi, biêu, phường. Việc bà H và bà O thỏa thuận hợp đồng góp hụi là nhằm che giấu hợp đồng vay bằng ngoại tệ là không đúng quy định của pháp luật nên cần tuyên bố hợp dồng góp hụi vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu là phù hợp với Điều 124, 131 Bộ luật Dân sự. Hậu quả của hợp đồng vô hiệu: Bà O không yêu cầu đối với số tiền 14.000.000 đồng là tiền hụi đã giao cho bà H nên cần ghi nhận. Bà H và bà O xác lập hợp đồng vay tài sản bằng ngoại tệ là vi phạm pháp luật nên cần buộc bà O trả lại cho bà H 6.000 USD được quy đổi thành giá trị tiền Việt Nam tại thời điểm xét xử sơ thẩm là 135.864.000 đồng (1 USD = 22.644 VND theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 23/7/2018) và cần sung công quỹ Nhà nước đối với số tiền lãi suất bà H đã nhận là 36.000.000 đồng. Bản án sơ thẩm tuyên: 1. Tuyên bố hợp đồng góp hụi theo giấy tay ngày 15/11/2017 (âm lịch) giữa bà Trần Thị H và bà Võ Thị Ngọc O là vô hiệu. Hậu quả của hợp đồng vô hiệu: Ghi nhận bà O không yêu cầu đối với số tiền hụi 14.000.000 đồng. 2. Tuyên bố hợp đồng vay tài sản bằng ngoại tệ (USD) giữa bà Trần Thị H và bà Võ Thị Ngọc O là vô hiệu. Hậu quả của hợp đồng vô hiệu: Buộc bà Võ Thị Ngọc O phải trả lại cho bà Trần Thị H số tiền 135.864.000 đồng (tương đương với 6.000 USD tại thời điểm xét xử sơ thẩm). Buộc bà Trần Thị H phải nộp lại số tiền lãi suất đã nhận 36.000.000 đồng để sung công quỹ Nhà nước. 3. Công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự như sau: Bà Võ Thị Ngọc O xác nhận có nợ bà Trần Thị H số tiền vay 8.000.000 đồng và đồng ý trả số tiền này. |
149 – 155 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Bản án số 852/2018/DS-ST ngày 12/10/2018 của Toà án nhân dân quận B thành phố H
Về việc “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” Nội dung: Nguyên đơn bà Nguyễn Thị Bích Th có ông Nguyễn Trung Ch đại diện ủy quyền, trình bày: Ngày 15/12/2002, ông Phan Thanh T và bà Phan Thị Tr làm hợp đồng chuyển nhượng 03 lô đất D4, D5, D6 tại phường TTA, quận B, Thành phố H cho bà Th với giá 110.000 USD, 03 lô đất này nằm trong số đất của ông T và bà Tr đầu tư vào dự án của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ ĐA (gọi tắt là công ty ĐA) nên trên GCN quyền sử dụng đất đứng tên công ty ĐA. Sau nhiều lần bà Th yêu cầu ông T và bà Tr làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất nhưng bị hẹn mãi không thực hiện. Vào ngày 04/4/2016, ông T nhận thêm 75.000.000 đồng của bà Th để lo làm thủ tục sang tên nhưng cho đến nay vẫn không thực hiện. Nay, bà Th yêu cầu ông T và bà Tr thực hiện nghĩa vụ chuyển nhượng 03 lô đất nói trên cho bà Th. Trường hợp ông T và bà Tr không thực hiện thì phải trả lại tiền vốn và tiền lãi trong thời gian từ năm 2002 cho đến nay, cụ thể như sau: Từ tháng 12/2002 đến 12/2007, theo tỷ giá 16.000 đồng/1USD nên số tiền 110.000 USD quy đổi là 1.760.000.000 đồng, lãi suất của số tiền này là 1.760.000.000 đồng x 8,25% x 05 năm = 726.000.000 đồng, như vậy, số tiền gốc và lãi là 2.486.000.000 đồng. Từ tháng 12/2007 đến 12/2011, lãi suất cơ bản 12%/năm, số tiền lãi được tính như sau: 2.486.000.000 đồng x 12% x 04 năm = 1.193.280.000 đồng, như vậy, số tiền mới được hình thành tính đến 12/2011 là 2.486.000.000 đồng + 1.193.280.000 đồng = 3.679.280.000 đồng. Từ 12/2011 đến 11/2016, lãi suất cơ bản 9%/năm. Số tiền lãi của 3.679.280.000 đồng được tính như sau: 3.679.280.000 đồng Cấp sơ thẩm nhận định: Trong quá trình thu thập chứng cứ, hoà giải đại diện bà Th khai nhận các bên có quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay đề ngày 15/12/2002 đối với 03 lô đất D4, D5 và D6 tại khu dân cư ĐA thuộc ấp 2, xã TT, huyện BC (nay là phường TTA, quận B, Thành phố H) với giá 110.000 USD. Tại biên bản ghi nhận ý kiến ngày 10/01/2018, ông T, trình bày: “… xác nhận có ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với bà Nguyễn Thị Bích Th đối với 03 lô đất D4, D5, D6, phường TTA, quận B, Thành phố H….”, ông cũng xác nhận 04/4/2016, có nhận thêm của bà Th số tiền 75.000.000 đồng để làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Từ sự thừa nhận của đôi bên, có cơ sở xác định giữa ông T và bà Tr với bà Th có ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy tay đề ngày 15/12/2002, không có công chứng chứng, chứng thực để chuyển nhượng 03 lô đất D4, D5, D6 tại khu dân cư ĐA thuộc ấp 2, xã TT, huyện BC (nay là phường TTA, quận B, Thành phố H). Theo quy định tại Điều 707 của Bộ luật dân sự năm 1995 về hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì: “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phải được làm thủ tục và đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai”. Tại khoản 2 Điều 31 của Luật đất đai năm 1993 quy định:“ Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở nông thôn làm tại Uỷ ban nhân dân huyện; ở đô thị làm tại Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Th với ông T và bà Tr đã không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giữa bà Th với ông T và bà Tr tiến hành giao dịch với nhau bằng ngoại tệ là đồng Đô la Mỹ. Theo khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ quy định: “Tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mọi hoạt động ngoại hối của tổ chức, cá nhân phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật. Ngoại hối chỉ được lưu hành qua hệ thống ngân hàng, tổ chức và cá nhân được phép hoạt động ngoại hối”. Tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005, quy định: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép” và khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh số 06/2013/PL-UBTVQH13 ngày 18 tháng 03 năm 2013, quy định: “Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau: Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Do đó, giao dịch giữa bà Th với ông T và bà Tr đã vi phạm điều cấm là giao dịch bằng ngoại tệ nên giao dịch này là vô hiệu, được quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật dân sự 1995 và tại Điều 123 Bộ luật dân sự 2015, nên hợp đồng được ký kết giữa bà Th với ông T, bà Tr không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm xác lập, đôi bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo quy định của pháp luật. Bản án sơ thẩm tuyên: Chấp nhận yêu cầu khởi của bà Nguyễn Thị Bích Th. Hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (có tên gọi là hợp đồng mua bán) lập ngày 15/12/2002 giữa ông Phan Thanh T và bà Phan Thị Tr với bà Nguyễn Thị Bích Th, hủy giấy nhận tiền đề ngày 04/4/2016 giữa ông Phan Thanh T với bà Nguyễn Thị Bích Th. Buộc ông Phan Thanh T và bà Phan Thị Tr có trách nhiệm trả cho bà Nguyễn Thị Bích Th tổng cộng số tiền là 2.638.550.000 đồng, trả làm một lần ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật. Đình chỉ giải quyết yêu cầu của bà Nguyễn Thị Bích Th về việc buộc ông Phan Thanh T và bà Phan Thị Tr phải trả tiền lãi đối với số tiền 110.000 USD. |
156 – 163 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Bản án số 03/2018/KDTM-PT ngày 27/11/2018 của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình
Về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” Nội dung: Ngày 03/7/2017 giữa công ty TNHH TVA và Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổng hợp TV đã thống nhất ký kết hợp đồng nguyên tắc bán hàng số 01-CT/2017. Theo đó Công ty TV sẽ bán hàng là than củi có xuất xứ từ Lào cho Công ty TVA, quy cách hàng hóa, thời gian, phương thức thanh toán sau này hai bên sẽ ký kết các hợp đồng đối với từng lô hàng cụ thể. Sau khi ký kết hợp đồng nguyên tắc, hai bên đã nhiều lần giao dịch mua bán hàng hóa nhưng chỉ thỏa thuận bằng miệng mà không lập các hợp đồng cụ thể, khi nào Công ty TV giao hàng thì Công ty TVA giao tiền. Tuy nhiên, ngày 03/11/2017, Công ty TVA và Công ty TV từ Lào về Việt Nam và cùng nhau ký kết Hợp đồng mua bán hàng hóa số 31102017/HĐMB về việc mua bán than trắng xuất xứ từ Lào với số lượng 2.250 thùng với giá 23.625 USD, bên bán là Công ty TV, bên mua là Công ty TVA, thời hạn giao hàng chậm nhất là 35 ngày kể từ ngày đặt cọc và giao hết tiền chậm nhất 35 ngày kể từ ngày nhận hàng. Tuy hợp đồng được ký kết vào ngày 03/11/2017 nhưng hai bên lại thống nhất lấy ngày 31/10/2017 để ghi trong hợp đồng. Cùng ngày 03/11/2017, theo yêu cầu của bên Công ty TV, Công ty TVA rút từ Ngân hàng và đã đặt cọc cho Công ty TV số tiền mặt 150.000.000 đồng, hai bên giao nhận tiền bằng hình thức Công ty TV ký nhận tiền vào cuối bản hợp đồng giao cho Công ty TVA. Để thực hiện hợp đồng, ngày 06/11/2017, Công ty TVA tiếp tục chuyển tiền đặt cọc vào số tài khoản 0311000705837 số tiền 150.000.000 đồng nhưng Ngân hàng tính bằng ngoại tệ tương ứng 6.613,76 USD (Đô la Mỹ). Trong hai ngày 13 và 14/12/2017, Công ty TVA tiếp tục chuyển vào số tài khoản nói trên cho Công ty TV số tiền 100.000.000 đồng, được chia làm hai lần, mỗi lần chuyển 50.000.000 đồng. Ngoài tổng số tiền 400.000.000 đồng mà Công ty TVA đã ba lần chuyển cho Công ty TV nói trên thì Công ty TVA còn mua và chuyển qua Lào cho Công ty TV 4.300 thùng giấy có giá là 73.100.000 đồng để Công ty TV đóng hàng và hai bên thỏa thuận sẽ khấu trừ số tiền này vào khoản tiền mà Công ty TVA giao cho Công ty TV sau khi nhận hàng. Hết thời hạn giao hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng nhưng không thấy Công ty TV chuyển hàng, Công ty TVA đã nhắc nhở và gửi thông báo nhiều lần yêu cầu thực hiện hợp đồng cho Công ty TV nhưng Công ty TV vẫn không thực hiện. Khi Công ty TVA đã tìm cách gặp đại diện Công ty TV thì Công ty TV trốn tránh. Vì vậy, Công ty TVA khởi kiện yêu cầu Công ty TV phải trả là 499.967.531 đồng. Bản án sơ thẩm tuyên: Quyết định đình chỉ yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn – Công ty trách nhiệm hữu hạn TVA về việc yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ tổng hợp TV trả lại số tiền 150.000.000 đồng. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn – Công ty trách nhiệm hữu hạn TVA: Buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ tổng hợp TV phải trả cho Công ty trách nhiệm hữu hạn TVA số tiền 291.057.531 đồng tiền phạt do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa; 14.190.000 đồng tiền vận chuyển 4.300 thùng giấy mà Công ty trách nhiệm hữu hạn TVA chở từ Việt Nam qua Lào giao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Th mại và Dịch vụ tổng hợp TV. Không chấp nhận yêu cầu của Công ty trách nhiệm hữu hạn TVA về việc buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ tổng hợp TV thanh toán số tiền 58.910.000 đồng tương ứng trị giá 4.300 thùng giấy. Cấp phúc thẩm nhận định: Nguyên đơn và Bị đơn thừa nhận ngày 03/7/2017 Công ty TVA và Công ty TV đã ký hợp đồng nguyê tắc số 01/ CY/2017 ghi nhận các thỏa thuận mang tính nguyên tắc về việc mua bán hàng hóa là than trắng xuất xứ từ Lào. Ngày 31/10/2017 hai bên ký Hợp đồng mua bán hàng hóa có nội dung bên công ty TV bán cho Công ty TVA 2250 thùng than trắng với giá 10.5USD/thùng, đặt cọc trước giao hàng sau 30 ngày kể từ ngày nhận tiền đặt cọc. Ngày 6/11 và ngày 13,14/12/2017, bên Công ty TVA chuyển tiền cho công ty TV tổng số tiền 250 triệu đồng đặt cọc tiền mua than, số tài khoản ghi trên hợp đồng là số tài khoản của chị Nguyễn Thị Cẩm Nh – vợ anh Trần Hùng C – giám đốc Công ty TV. Phía công ty TV cho rằng TV không nhận tiền của TVA chuyển theo số tài khoản ngoại tệ của Công ty TV. Quá trình giao dịch chuyển và nhận tiền Công ty TV không có ý kiến gì và tất cả các khoản tiền chuyển qua số tài khoản này Công ty TV đã nhận mà không từ chối. Thông thường khi các bên giao kết hợp đồng gồm nhiều trang, ngoài chữ ký và đóng dấu của các bên trong phần cuối cùng của hợp đồng thì còn có dấu giáp lai của các bên ký kết (nếu các bên có sử dụng con dấu). Nhận thấy trong hợp đồng mua bán hàng hóa việc không đóng dấu giáp lai cũng không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của hợp đồng như lập luận phía Công ty TV đưa ra. Tuy nhiên, theo Thông tư số 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam thì Công ty TV và Công ty TVA không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 4 Thông tư được phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy, đối tượng giao dịch ghi trong hợp đồng số 3110207/HĐMB ngày 31/10/2017 là USD (Đô la Mỹ) thuộc trường hợp cấm giao dịch. Do vi phạm điều cấm của luật nên theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự, Hợp đồng trên là vô hiệu. Bản án phúc thẩm tuyên: 1. Chấp nhận một phần kháng cáo của Công ty TNHH TV, sửa bản án sơ thẩm số 01/2018/KDTM-ST ngày 16/8/2018 của TAND thị xã Ba Đồn: – Đình chỉ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn – Công ty TNHH TVA về việc yêu cầu Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp TV trả lại số tiền 150.000.000 đồng. – Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn – Công ty TNHH TVA: Buộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp TV phải trả cho Công ty TVA số tiền 254.190.000 đồng. – Không chấp nhận yêu cầu của Công ty TNHH TVA về việc buộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp TV thanh toán số tiền 58.910.000 đồng tương ứng trị giá 4.300 thùng giấy và 26.867.531 đồng tiền phạt do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa số: 31102017/HĐMB ngày 31/10/2017. |
164 – 172 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Bản án số 09/2019/ DS-ST ngày 27/3/2019 của Toà án nhân dân huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang
Về việc “Tranh chấp kiện đòi tài sản và yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu” Nội dung: Mối quan hệ giữa chị với anh Kim Ngọc T chỉ là quan hệ quen biết. Anh T có nhờ chị một số công việc và anh T có gửi cho chị một số tiền làm nhiều lần, chị có ghi giấy xác nhận cho anh T cụ thể chị nhận số tiền 248.000.000 đồng Việt nam đồng và 11.000 USD. Nay phía anh Kim Ngọc T yêu cầu chị phải trả tổng số tiền nợ vay trên. Cấp sơ thẩm nhận định: Đối với yêu cầu buộc chị H trả 11.000 USD và không yêu cầu tính lãi đối với số tiền này. Hội đồng xét xử xét thấy tại Điều 22 Pháp lệnh về ngoại hối ngày 13/12/2005 và Điều 29 Nghị định 160/2006/NĐ CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối quy định “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối trừ các giao dịch với các tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp khác cần thiết khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép” cho nên giao kết được xác lập giữa các bên vào ngày 10/12/2011 và ngày 01/02/2012 với số tiền 11.000 USD là ngoại tệ của anh T, chị H đã vi phạm vào điều cấm của pháp luật. Việc các bên giao dịch nhận tiền của nhau là tiền Đô la Mỹ là giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 122, 127, 128, 130 của Bộ luật dân sự năm 2005. Thời điểm các bên giao dịch dân sự là vào năm 2011, 2012 nên Căn cứ vào các Điều 127, Điều 128 Bộ luật dân sự năm 2005, cần tuyên bố giao dịch bằng ngoại tệ (11.000 USD) giữa anh Kim Ngọc T với chị Trần Thị H là giao dịch dân sự vô hiệu. Theo quy định tại Điều 137 của Bộ luật dân sự năm 2005 về giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền…”, việc các bên giao kết cho nhau vay bằng ngoại tệ đã vi phạm điều cấm của pháp luật, nên không thể buộc bị đơn trả cho nguyên đơn bằng USD (đô la Mỹ) như đã nhận. Do vậy, buộc chị Trần Thị H phải trả lại anh Kim Ngọc T số tiền 11.000 USD quy đổi ra tiền Việt Nam. Việc anh T tự nguyện thỏa thuận trị giá 1 USD = 20.000 Việt nam đồng không cao hơn so với giá hiện tại là có lợi cho chị H, vì đây là sự tự nguyện của anh T, không trái pháp luật nên HĐXX chấp nhận yêu cầu này của anh T. Bản án sơ thẩm tuyên: 1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Kim Ngọc T: Buộc chị Trần Thị H phải trả anh Kim Ngọc T số tiền 248.000.000đồng (Hai trăm bốn mươi tám triệu đồng). 2.Tuyên bố giao dịch bằng ngoại tệ (nhận số tiền 11.000 USD) được xác lập bằng giấy biên nhận ghi các ngày 10/12/2011 và ngày 01/02/2012 giữa chị Trần Thị H với anh Kim Ngọc T là giao dịch dân sự vô hiệu. Buộc chị Trần Thị H phải trả cho anh Kim Ngọc T số tiền 220.000.000 đồng. Tổng cộng: Buộc chị Trần Thị H phải trả anh Kim Ngọc T tổng số tiền là: 468.000.000 đồng. |
173 – 182 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Bản án số 128/2019/DS-ST ngày 26/4/2019 của Toà án nhân dân quận 10 thành phố Hồ Chí Minh
Về việc “Đòi tài sản” Nội dung: Vào tháng 6/2017 vì có nhu cầu xin Visa đi Mỹ nên bà Nguyễn Thị , thông qua cháu trai bà giới thiệu nhờ ông Đoàn Trung C làm thủ tục xin Visa đi Mỹ với giá 5.000 USD. Theo thoả thuận thì bà M sẽ đưa trước cho ông C 4.500 USD, số tiền này bà M chia làm 02 đợt: đợt 1 đưa cho ông C 2.000USD vào tháng 3/2017, đợt 2 đưa tiếp cho ông C 2.500USD. Đôi bên có lập biên nhận xác nhận đã nhận 02 đợt tiền này. Tổng số tiền bà M đã đưa ông C là 4.500USD. Số tiền 500USD còn lại bà M sẽ đưa cho ông C khi bà được cấp visa. Trường hợp, bà không được cấp visa đi Mỹ thì ông C trả lại cho bà 3.700USD. Ông C có hứa với bà đến tháng 10/2017 sẽ thực hiện thủ tục xin visa đi Mỹ. Nhưng tới tháng 10/2017 chưa thấy ông C làm thủ tục, bà M hỏi thì ông C nói việc xin visa đi Mỹ tốn rất nhiều tiền, nên ông không làm cho bà được. Sau đó, bà M có yêu cầu ông C trả lại 3.700USD như đã thỏa thuận ban đầu, ông C hẹn qua năm 2018 sẽ trả lại tiền cho bà. Tuy nhiên, đến nay ông vẫn không trả tiền cho bà. Nay, bà yêu cầu Tòa án giải quyết buộc ông Đoàn Trung C phải trả lại 3.700USD được quy ra bằng tiền đồng Việt Nam tại thời điểm xét xử sơ thẩm, trả một lần ngay sau khi bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật. Bản án sơ thẩm nhận định: Theo Biên nhận về việc làm visa ngày 09/6/2017 do nguyên đơn nộp thì ông C cam kết rằng “…có nhận làm visa đi Mỹ với số tiền 5.000 dollar cho cô Nguyễn Thị M sanh năm 1963. Địa chỉ: 633/32 Lê Hồng Phong F.10, Quận 10, TPHCM Cô Mỹ đặc cọc trước cho tôi 4.500 USD…”, phía dưới tờ biên nhận này có chữ viết và chữ ký mang tên Đoàn Trung C. Mặc dù được Tòa án triệu tập hợp lệ nhiều lần nhưng ông C đều vắng mặt trong suốt quá trình quá trình giải quyết vụ án, việc này xem như ông C từ bỏ quyền trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, quyền cung cấp tài liệu chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Căn cứ khoản 2 và khoản 4 Điều 91, Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự, Hội đồng xét xử chấp nhận lời khai và chứng cứ của nguyên đơn nên có cơ sở xác định ông C có nhận của bà M số tiền 4.500USD. Cũng theo nội dung của tờ biên nhận nêu trên thì ông C có cam kết rằng “…Sau khi làm xong cô M được cấp visa (usa) thì cô Mỹ sẽ đưa thêm 500 USD. Nếu cô M không được cấp visa thì tôi sẽ hoàn trả 3.700usd cho cô M”. Theo khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013 thì “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, nên sự thỏa thuận giữa bà M và ông C là trái quy định pháp luật do các bên đã giao dịch với nhau bằng tiền đô la Mỹ. Căn cứ Điều 123 và Điều 131 Bộ luật Dân sự, có cơ sở xác định giao dịch giữa bà M và ông C là vô hiệu và ông C phải có nghĩa vụ trả lại cho bà M 4.500USD. Tuy nhiên, bà M chỉ yêu cầu ông C trả lại 3.700 USD, đây là yêu cầu hoàn toàn có lợi cho phía bị đơn nên Hội đồng xét xử ghi nhận sự tự nguyện của bà M đối với yêu cầu này. Về thời hạn và phương thức thanh toán: Xét thời gian ông C giữ số tiền đã nhận của bà M đã quá lâu (từ tháng 6/2017) mặc dù đã được bà M gửi thông báo nhắc nhở, nên cần thiết buộc ông C phải trả một lần ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn buộc ông Đoàn Trung C phải trả cho bà Nguyễn Thị M số tiền là 3.700 USD x 23.230 đồng = 85.951.000 đồng theo tỷ giá ngoại tệ đăng trên Báo Sài gòn giải phóng ngày 26/4/2019 với giá mua 1USD là 23.230 đồng. Bản án sơ thẩm tuyên: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Buộc ông Đoàn Trung C phải trả cho bà Nguyễn Thị M số tiền 85.951.000 đồng trả một lần ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án, nếu người phải thi hành án chưa thi hành bản án nêu trên thì hàng tháng người phải thi hành án còn phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015. |
183 – 187 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Bản án số 153/2019/DS-PT ngày 29/8/2019 của Toà án cấp cao tại Đà Nẵng
Về việc “Yêu cầu thanh toán tiền thuê nhà, tiền đặt cọc và tiền phạt” Nội dung: Ngày 27/01/2018 ông Y và ông Trần Văn T đã ký hợp đồng thuê nhà Lô số 73, tờ bản đồ số 10, tại địa chỉ số 42 Đường P, quận N, thành phố Đà Nẵng. Theo hợp đồng này, giá thuê là 2400 USD/tháng. Thời hạn thuê nhà là 05 năm. Tiền cọc là 7200 USD tương đương 3 tháng tiền thuê nhà, được trả 06 tháng một lần. Mục đích thuê nhà là cung cấp các dịch vụ nhà hàng – khách sạn. Căn cứ theo hợp đồng ông Y đã thanh toán 06 tháng tiền thuê nhà với số tiền là 14.400 USD theo ủy nhiệm chi số 452985 ngày 09/2/2018 và 03 tháng tiền cọc là 7.200 USD theo điện chuyển tiền ngày 29/12/2017. Tổng số tiền mà ông Y đã thanh toán cho ông Trần Văn T là 21.600 USD. Ngày 27/01/2018 ông Trần Văn T đã bàn giao nhà cho ông Y, toàn bộ nội thất của ngôi nhà đã bị hư hỏng hoàn toàn, tất cả các thiết bị vệ sinh đều không thể sử dụng và phục vụ cho mục đích kinh doanh của ông Y. Vào ngày 27/02/2018, ông Y phải thuê đội vệ sinh với chi phí là 30.000.000 đồng đến tháo dỡ và chuyển toàn bộ thiết bị cũ ra khỏi nhà và đầu tư thay thế thiết bị mới. Yêu cầu Tòa án xem xét và hủy bỏ Hợp đồng thuê nhà đã ký ngày 27/01/2018 giữa ông Y và ông Trần Văn T vì đã vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam. Yêu cầu ông Trần Văn T trả lại tiền đặt cọc và thuê nhà 06 tháng tiền thuê nhà là 21.600 USD cộng với tiền phạt tương đương với 03 tháng tiền thuê nhà là 7.200 USD vì đã đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tổng cộng số tiền mà ông T phải trả lại là 667.008.000 đồng. Tại bản án sơ thẩm tuyên: 1. Đình chỉ yêu cầu của nguyên đơn ông Y buộc bị đơn ông Trần Văn T phải trả lại số tiền 30.000.000 đồng mà ông Y đã bỏ ra để thuê đội vệ sinh tháo dỡ các thiết bị hư hỏng ra ngoài. 2. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Y “Yêu cầu hủy hợp đồng thuê nhà; Yêu cầu thanh toán tiền thuê nhà, tiền đặt cọc” đối với bị đơn ông Trần Văn T. 2.1. Tuyên hợp đồng thuê nhà ký ngày 27/01/2018 giữa ông Y và ông Trần Văn T vô hiệu. Buộc ông Trần Văn T phải trả lại cho ông Y số tiền 500.256.000 đồng 2.2. Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc phạt hợp đồng ông Trần Văn T số tiền 166.752.000 đồng. 2.3. Không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn về việc buộc nguyên đơn phải bồi thường tài sản bằng giá trị là: 500.325.000 đồng Cấp phúc thẩm nhận định: Hợp đồng thuê nhà lập ngày 27/01/2018,7 giữa ông Y và ông Trần Văn T, trong đó quy định giá thuê nhà là đồng USD và thực tế các bên cũng đã thanh toán bằng đồng USD. Giao dịch này được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, do đó được điều chỉnh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Căn cứ Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 và các Điều 3, 4 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, thì hợp đồng này là vi phạm điều cấm của pháp luật. Do đó Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào điểm c Điều 117, Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015, tuyên bố hợp đồng cho thuê nhà nêu trên là vô hiệu và buộc các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận là đúng quy định pháp luật, nên không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông T về nội dung này. Bản án phúc thẩm tuyên: Bác kháng cáo của ông Trần Văn T, giữ nguyên bản án sơ thẩm. |
188 – 195 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Bản án số 62/2019/DSST ngày 12/12/2019 của Toà án nhân dân thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận.
Về việc “Tranh chấp HĐ vay tài sản” Nội dung: Trong năm 2018, vợ chồng ông Nguyễn Thanh M và bà Nguyễn Thị T có cho vợ chồng bà Nguyễn Thị Ngọc L và ông Nguyễn Hoài T có vay nhiều lần nhưng không trả lãi. Đến ngày 30/4/2019, thì bà Nguyễn Thị Ngọc L chốt nợ gốc và lãi với tổng số tiền 402.100.000 đồng và 300 USD. Nhưng từ khi chốt nợ đến nay vẫn không trả cho vợ chồng ông M, bà T. Nay tôi yêu cầu vợ chồng bà L, ông T phải trả cho vợ chồng ông M, bà T số tiền 402.100.000 đồng và 300 USD. Cấp sơ thẩm nhận định: – Đối với khoản tiền 402.100.000 đồng, Bị đơn thừa nhận đã nợ số tiền trên nên căn cứ theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015 cần chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn buộc bị đơn bà L phải có nghĩa vụ trả cho nguyên đơn số tiền gốc là 402.100.000 đồng. – Đối với khoản tiền 300 USD là giao dịch bằng ngoại tệ: Các giao dịch giữa các cá nhân về việc vay ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam là trái với quy định tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005, sửa đổi bổ sung năm 2013 vì các đương sự không thuộc đối tượng được phép sử dụng ngoại tệ trong giao dịch dân sự. Vì vậy, giao dịch mượn nợ ngày 30/4/2019 giữa nguyên đơn và bị đơn bị vô hiệu một phần do vi phạm điều cấm của pháp luật được quy định tại Điều 117 và Điều 123 của Bộ luật dân sự năm 2015. Tuy nhiên, Nguyên đơn là người có tiền ngoại tệ cho vay vì vậy buộc Nguyên đơn phải biết các qui định về việc vay ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, cần xác định lỗi hoàn toàn thuộc về Nguyên đơn. Vì vậy, đối với khoản tiền 300 đô la Mỹ, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn buộc bị đơn phải trả nợ nhưng giao dịch bị vô hiệu 1 phần là lỗi của Nguyên đơn nên Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự không có giá ngạch trên số tiền 300 đô la Mỹ bị vô hiệu. Bản án sơ thẩm tuyên: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn. Buộc Bị đơn là vợ chồng bà Nguyễn Thị Ngọc L và ông Nguyễn Hoài T phải có nghĩa vụ trả nợ cho vợ chồng ông Nguyễn Thanh M và bà Nguyễn Thị T số tiền 402.100.000 đồng. Tuyên bố một phần giao dịch ngày 30/4/2019 giữa Nguyên đơn và Bị đơn bị vô hiệu, buộc bị đơn bà Nguyễn Thị Ngọc L và ông Nguyễn Hoài T phải hoàn trả cho Nguyên đơn ông Nguyễn Thanh M và bà Nguyễn Thị T số tiền 300 USD được quy đổi thành tiền đồng Việt Nam theo tỉ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thi hành án. |
196 – 202 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Bản án số 413/2020/DS-PT ngày 23/10/2020 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội
Về việc “Tranh chấp Hợp đồng cho thuê mặt bằng” Nội dung: Bà Phượng là chủ sở hữu Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương Mại GE Việt Nam (gọi tắt là Công ty GE), chồng bà là ông Bae Yong (gọi tắt là ông Yong) là Giám đốc Công ty. Ngày 28/10/2015, ông Lương Thành Đ và bà P ký Hợp đồng cho thuê mặt bằng tại tầng 1 và tầng 3 nhà số 20 Hàng Tre, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, thời hạn thuê 3 năm kể từ ngày 12/11/2015 đến ngày 31/12/2018, giá thuê là 2.600USD/1 tháng để mở cửa hàng buôn bán mỹ phẩm và salon chăm sóc sắc đẹp. Hai bên thỏa thuận kỳ đầu tiên thanh toán 3 tháng một lần, tiếp sau đó thanh toán 6 tháng một lần. Bà Phượng đã thanh toán cho ông Đ tiền thuê nhà đến hết ngày 12/8/2016, cụ thể: lần 1 vào ngày 21/10/2015 thanh toán 58.084.000đồng; lần 2, vào ngày 28/10/2015 thanh toán 116.168.000 đồng, lần 3 vào ngày 12/01/2016 thanh toán 15.600USD. Người ký tên trên các phiếu thu, nhận tiền của bà P là ông Phạm Anh Sơn. Ngay sau khi ký Hợp đồng, vợ chồng bà P ký hợp đồng thi công sửa chữa văn phòng với Công ty TNHH Thương mại Thiết kế nội thất và xây dựng Hà Thành, cải tạo lại toàn bộ nội thất tầng 1 và tầng 3 của nhà 20 Hàng Tre với giá trị là 883.466.000 đồng. Trong quá trình thi công, sửa chữa nâng cấp nội thất, vợ chồng bà nhập máy móc, thiết bị từ Hàn Quốc có giá trị trên 600.000.000 đồng. Công ty của vợ chồng bà giao cho ông Hong Jong Woun (gọi tắt là ông Woun) là chuyên gia làm tóc và quản lý cửa hàng. Từ tháng 5/2016 doanh thu 1 tháng là hơn 200.000.000 đồng. Cuối tháng 5/2016, bà P nghỉ sinh con thì doanh thu tháng 6/2016 tụt xuống còn 30.000.000 đồng. Bà Phượng kiểm tra thì phát hiện nhân viên người Hàn Quốc và nhân viên người Việt Nam đã cấu kết chiếm đoạt doanh thu của cửa hàng. Ngày 11/7/2016, ông Sơn là người quản lý tòa nhà yêu cầu bà P thanh toán 6 tháng tiền nhà tiếp theo cho ông Đ, trong khi ông Đ không có liên hệ nào với bà. Ngày 13/7/2016, ông Sơn gửi thông báo cho bà P chấm dứt hợp đồng thuê nhà. Khi bà P liên hệ với ông Đ thì ông Đ trả lời do bà đóng cửa hàng nên chấm dứt hợp đồng. Theo Hợp đồng ký kết giữa bà P với ông Đ thì không có quy định về trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng do chậm nộp tiền, nếu có đơn phương chấm dứt thì phải thông báo trước 60 ngày. Việc bà P chưa thanh toán tiền nhà sau khi đến thời hạn phải nộp mới được 2 ngày và việc bà đóng cửa hàng một tuần không thuộc trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng. Ông Đức đơn phương chấm dứt hợp đồng trong khi tiền nhà bà P đã nộp đến hết ngày 12/8/2016. Ngày 13/7/2016 ông Đ đã ký hợp đồng với bà Yoo Kyung Hee (gọi tắt là bà Hee – vợ ông Woun) cho thuê mặt bằng tại tầng 1 và tầng 3 nhà 20 Hàng Tre theo đúng nội dung hợp đồng đã ký với bà, đồng thời bàn giao luôn tài sản của bà cho vợ chồng Woun khai thác, sử dụng. Bà Phượng đã nhiều lần yêu cầu ông Đ bàn giao lại tài sản cho vợ chồng bà nhưng ông Đ không hợp tác. Việc làm này đã gây thiệt hại rất lớn về tài sản và uy tín trong hoạt động kinh doanh sản xuất của vợ chồng bà. Nay bà khởi kiện yêu cầu: 1. Yêu cầu ông Đ tiếp tục thực hiện hợp đồng cho thuê mặt bằng đã ký giữa hai bên ngày 28/10/2015, Bàn giao lại cho bà nguyên vẹn toàn bộ tài sản bao gồm máy móc, thiết bị và hàng hóa mỹ phẩm trong Salon tóc và Showroom mỹ phẩm tại nhà số 20 Hàng Tre; Bồi thường các thiệt hại cho bà trong thời gian ông Đ đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật khiến bà không thể thực hiện công việc kinh doanh tại đó. 2. Yêu cầu ông Đ bàn giao các tài sản của ông bà đã đầu tư vào địa điểm thuê của ông Đ cho ông bà và yêu cầu bên thứ 3 chấm dứt việc sử dụng trái phép tài sản của ông bà. Đề nghị ông Đ bồi thường thiệt hại theo giá trị bà đã mua sắm là 1.792.309.600 đồng về việc chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Trả lại cho bà 01 tháng tiền nhà là 2.600 đô la mỹ tương đương 59.189.000 đồng. Bản án sơ thẩm tuyên: 1. Bác yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị P đối với ông Lương Thành Đ. 2. Tuyên bố Hợp đồng cho thuê mặt bằng giữa bà Nguyễn Thị P và ông Lương Thành Đ ký ngày 28/10/2015 về việc thuê tầng 1 và tầng 3 nhà số 20 Hàng Tre, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm Hà Nội có thời hạn 3 năm từ ngày 12/11/2015 tới 31/12/2018 là có hiệu lực pháp luật. 3. Bà Nguyễn Thị P vi phạm Khoản 2.2, Điều 2 Hợp đồng cho thuê mặt bằng ký ngày 28/10/2015 giữa bà Nguyễn Thị P và ông Lương Thành Đ. 4. Không chấp nhận yêu cầu của bà Nguyễn Thị P đề nghị ông Lương Thành Đ bồi thường thiệt hại số tiền là 1.792.309.600 đồng. 5. Không chấp nhận yêu cầu của bà Nguyễn Thị P đề nghị ông Lương Thành Đ trả lại 01 tháng tiền thuê mặt bằng là 2.600 đô la mỹ tương đương 59.189.000 đồng. 6. Ông Lương Thành Đ không phải trả lại 01 tháng tiền thuê mặt bằng là 2.600 đô la mỹ tương đương 59.189.000 đồng cho bà Nguyễn Thị P. Cấp phúc thẩm nhận định: 2.1 Về thẩm quyền giải quyết vụ án: Căn cứ vào lời khai của vợ chồng ông Woun thì giữa ông Woun, ông Yong và ông Yeon có ký Hợp đồng hợp tác đầu tư để mở Công ty tại Việt Nam, trên cơ sở đó ông Hong và ông Yeon đã đầu tư tiền và chuyển vào tài khoản của ông Yong tại Hàn Quốc. Ông Woun, bà Hee đã mua sắm một số máy móc trang thiết bị từ Hàn Quốc và thông qua Công ty TNHH Thương mại GE Việt Nam để nhập khẩu vào Việt Nam, tuy nhiên ông Woun, bà Hee chưa nộp được các tài liệu, chứng cứ hợp pháp chứng minh cho trình bày nêu trên là có cơ sở. Quá trình giải quyết vụ án ông Woun, bà Hee có Đơn yêu cầu độc lập, do không nộp tiền tạm ứng án phí nên Tòa án cấp sơ thẩm không thụ lý đối với yêu cầu độc lập của ông Woun, bà Hee. Do có tranh chấp về quyền sở hữu tài sản nên lẽ ra Tòa án cấp sơ thẩm phải làm rõ yêu cầu này của ông Woun, bà Hee, giải thích để ông Woun, bà Hee thực hiện quyền có yêu cầu độc lập để giải quyết vụ án đảm bảo quyền, nghĩa vụ cho các đương sự. Nếu có căn cứ xác định trình bày của ông Woun, bà Hee là có cơ sở, ông Yeon đang ở Hàn Quốc, theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự, vụ án này không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm phải chuyển hồ sơ vụ án lên Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để giải quyết theo thẩm quyền. 2.2 Về việc xác định người tham gia tố tụng: Căn cứ vào trình bày của nguyên đơn cùng tài liệu, chứng cứ là Phiếu thu thể hiện, ông Phạm Anh Sơn là người quản lý tòa nhà 30 Hàng Tre có 3 lần ký nhận tiền thuê nhà của bà P. Quá trình giải quyết vụ án bà P trình bày, tháng 5/2016 bà P nghỉ sinh con nên có giao cho vợ chồng ông Hong quản lý cửa hàng. Do thấy doanh thu tháng 6 giảm nên bà P yêu cầu đóng cửa hàng để kiểm tra. Ngày 11/7/2016 ông Sơn yêu cầu bà phải thanh toán tiền nhà cho ông Đ, trong khi ông Đ không có liên hệ gì với bà. Ngày 13/7/2016, bà P nhận được Văn bản Thông báo chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn do ông Sơn gửi cho bà. Tuy nhiên Tòa án cấp sơ thẩm lại không đưa ông Sơn vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để làm rõ việc ông Đ có ủy quyền cho ông Sơn thông báo cho bà P hay không? Việc ủy quyền đó bà P có biết không? 2.3 Về tư cách chủ thể tham gia ký hợp đồng thuê nhà: Ngày 13/11/2013 Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đ do ông Lương Thành Đ làm Giám đốc ký hợp đồng thuê nhà với ông Bùi Mạnh Hùng (BL329). Điều 7 nội dung Hợp đồng thể hiện, Công ty Đ không được tự ý cho thuê lại toàn bộ hoặc thuê lại một phần của diện tích nhà thuê nếu chưa được sự đồng ý của bên cho thuê (ông Hùng). Ngày 28/10/2015, ông Đ ký tên trong Hợp đồng cho thuê mặt bằng với bà P với tư cách cá nhân. Việc cho thuê nhà chưa được làm rõ phía bên thuê nhà là ông Hùng có đồng ý để cho thuê lại như các bên thỏa thuận trong hợp đồng không?. Trong bản án không nhận định về nội dung này. Theo quy định tại Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014 quy định: Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở như sau: 1. Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây: a) Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự. Trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở. Do đó, xác định việc ông Đ ký hợp đồng cho thuê nhà với bà P là không đúng thẩm quyền. Chưa làm rõ việc chủ thể có quyền được thực hiện giao dịch cho thuê nhà hay không? 2.4 Về việc thu thập chứng cứ: – Như đã phân tích ở nội dung nêu trên, Tòa án cấp sơ thẩm đã chưa làm rõ việc ông Đ ký hợp đồng cho bà P thuê nhà với tư cách gì ? ông Đ có quyền được cho thuê lại nhà hay không? Toà án cấp sơ thẩm xác định Hợp đồng thuê nhà giữa bà P với ông Đ có hiệu lực pháp luật là chưa đủ căn cứ. – Qúa trình giải quyết vụ án, bà P yêu cầu ông Đ phải bồi thường cho bà toàn bộ giá trị tài sản mà bà đã đầu tư theo giá trị mới. Để có căn cứ giải quyết đối với yêu cầu của của bà P, lẽ ra Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành định giá tài sản, tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm chỉ tiến hành xem xét, thẩm định mà không tiến hành định giá phần sửa chữa trụ sở và tài sản bà P đã đầu tư máy móc thiết bị, mỹ phẩm là thiếu sót. Không có căn cứ để giải quyết vụ án trong trường hợp xác định Hợp đồng cho thuê nhà vô hiệu. 2.5 Về thanh toán tiền thuê nhà bằng ngoại hối trong Hợp đồng: Căn cứ vào lời khai của bà P và Phiếu thu ngày 12/01/2016 thể hiện, bà P đã thanh toán số tiền thuê nhà là 15.600USD. Căn cứ Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định về sử dụng ngoại tệ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam: Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối. Như vậy, theo quy định nêu trên thì Hợp đồng thuê mặt bằng được ký kết giữa bà P và ông Đ thỏa thuận thanh toán tiền thuê là 2.600 đô la mỹ/1 tháng và thực tế bà P đã thanh toán tiền lần thứ 3 với số tiền 15.600USD là vi phạm điều cấm theo Điều 123 Bộ luật dân sự 2015. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm lại nhận định các bên thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ nhưng khi thanh toán đã quy đổi ra tiền Việt Nam, trên cơ sở đó xác định hợp đồng có hiệu lực là không đúng. 2.6 Về giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại: Xem xét nội dung Hợp đồng cho thuê nhà giữa bà P với ông Đ ký ngày 28/10/2015, không có điều khoản nào thoả thuận chấm dứt hợp đồng do vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Việc ông Đ đơn phương chấm dứt Hợp đồng với bà P là vi phạm khoản 4.5 của Hợp đồng, cụ thể: “…Trong trường hợp bên A muốn chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn cần thông báo bằng văn bản cho bên B biết trước 60 ngày. Trong trường hợp bên A vi phạm điều khoản chấm dứt hợp đồng thì bên A phải bồi thường toàn bộ chi phí thiêt kế của bên B.” Quá trình giải quyết vụ án bà P xuất trình tài liệu, chứng cứ chứng minh Công ty TNHH Thương mại GE Việt Nam do chồng bà là ông Yong là Giám đốc đã thanh toán 799.733.000 đồng trên tổng số tiền 883.466.000đ. Hợp đồng thi công sửa chữa Showroom và một số hoá đơn, chứng từ mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ cho việc kinh doanh. Ngày 13/7/2016, ông Đ thông báo chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và bàn giao toàn bộ tài sản này cho ông Woun quản lý và sử dụng là trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của Công ty GE cũng như của vợ chồng bà P. Ngày 06/10/2017 Bà Phượng có đơn đề nghị ông Đ bồi thường thiệt hại 1.792.309.600 đồng, trong đó có giá trị sửa chữa đầu tư 883.466.000 đồng. Tuy nhiên bản án sơ thẩm nhận định, Công ty TNHH Thương mại GE do bà P đại diện theo uỷ quyền không có yêu cầu độc lập nên không xem xét là không đúng, bởi lẽ trong vụ án này bà P tham gia với hai tư cách, vừa là người khởi kiện vừa là người đại diện theo uỷ quyền của Công ty TNHH Thương mại GE. Yêu cầu khởi kiện của bà P buộc ông Đ phải bồi thường thiệt hại số tiền nêu trên phải được xác định là yêu cầu độc lập, đồng thời cần làm rõ những tài sản nào thuộc tài sản của Công ty GE, những tài sản nào là của cá nhân bà P, trên cơ sở đó hướng dẫn để tách và giải quyết đối với từng yêu cầu mới đảm bảo vụ án được giải quyết một cách toàn diện. Ngoài ra theo quy định tại khoản 2 Điều 132 Luật Nhà ở năm 2014, quy định về việc Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở: Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng. Căn cứ theo quy định nêu trên thì bà P đã thanh toán tiền thuê nhà đến ngày 12/8/2016. Tòa án cấp sơ thẩm xác định lỗi thuộc về bà P nên không buộc ông Đ phải bồi thường thiệt hại là không đúng quy định của pháp luật. 2.7 Việc xác định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng ông Woun, bà Hee: Theo ông Woun trình bày, ông Woun cùng người có tên Yeon và ông Yong (chồng bà P) ký Hợp đồng hợp tác đầu tư hỗ trợ hoạt động kinh doanh cho ông Woun ở Việt Nam, ông Woun và ông Yeon đã chuyển tiền vào tài khoản của ông Yong mở tại Hàn Quốc để mua sắm thiết bị, máy móc chuyển về Việt Nam hoạt động kinh doanh, tuy nhiên phía ông Yong, bà P không thừa nhận việc này. Trong hồ sơ không có tài liệu, chứng cứ hợp pháp chứng minh lời trình bày của vợ chồng ông Woun là có căn cứ. Trong khi các bên đang có tranh chấp về quyền sở hữu tài sản là trang thiết bị, sản phẩm mỹ phẩm đã đầu tư tại cửa hàng thuê tại 20 Hàng Tre, lẽ ra Toà án cấp sơ thẩm cần giải thích cho vợ chồng ông Woun thực hiện quyền có yêu cầu độc lập để giải quyết trong cùng vụ án. Trong khi chưa có căn cứ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu tài sản, bản án sơ thẩm lại nhận định, lời trình bày của các đương sự phù hợp với thực tế nên xác định có việc đầu tư hợp tác giữa ba bên để chia lợi nhuận, như vậy là thiếu căn cứ. Bản án phúc thẩm tuyên: Huỷ toàn bộ bản án Dân sự sơ thẩm số 06/2019/DSST ngày 03/5/2019 và 08/5/2019 Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Giao hồ sơ vụ án về Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm để giải quyết lại theo trình tự sơ thẩm. |
203 – 220 |
XEM TOÀN BỘ BẢN ÁN VÀ TẢI FILE PDF: TỔNG HỢP BẢN ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM LIÊN QUAN ĐẾN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CÓ THỎA THUẬN SỬ DỤNG NGOẠI TỆ
………………..
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
56A Điện Biên Phủ, phường Phường Đúc, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại Quảng Ngãi:
359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
Luật sư tại Hà Nội:
Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0935 643 666 – 0906 499 446
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/