FDVN tiếp tục chia sẻ tài liệu “TỔNG HỢP 20 BẢN ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS” do các Luật sư/ Chuyên viên pháp lý của FDVN sưu tầm, tổng hợp.
Tài liệu này phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu. Chúng tôi phản đối việc sử dụng tài liệu này vào mục đích thương mại và các mục đích bất hợp pháp.
MỤC LỤC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM VỀ
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS
STT |
TÊN VÀ NỘI DUNG BẢN ÁN |
TRANG |
|
Bản án 171/2006/KT-PT ngày 06/09/2006 về việc Tranh chấp hợp đồng vận chuyển container của Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội
Nội dung: Công ty Phili đã ký vận đơn yêu cầu Công ty TCC vận chuyển Container từ thành phố Hồ Chí Minh đến Praha. Sau khi chuyển số hàng theo vận đơn số 310A và 311A Công ty TCC yêu cầu Công ty Phili thanh toán chi phí vận chuyển là 6.502,60USD nhưng Công ty Phili mới trả được 1000USD nên Công ty TCC làm đơn khởi kiện đề nghi Công ty Phili thanh toán số tiền vận chuyển Container chè theo hai vận đơn 310A và 311A với đoạn đường bộ từ Hamburg đi Anh Quốc số tiền 5.502,60USD lãi theo quy định của Ngân hàng ngoại thương. Công ty Phili thì cho rằng Công ty Phili đã trả đủ cước cho hai vận đơn số 310A và 311A ngày 22/8/2002 cho hãng vận tải Hanchi và ở hai vận đơn này không thể hiện được hàng sẽ được tiếp đến đâu ngoài quãng đường từ TP. Hồ Chí Minh-Hamburg như Công ty TCC khai. Ông Johnny Chew (giám đốc điều hành Công ty Phili tại thời điểm 2 bên ký hợp đồng) đã bị buộc thôi việc từ 01/9/2002, nếu ông có ký vận chuyển tiếp Container bằng đường bộ thì cá nhân ông Johnny Chew phải chịu trách nhiệm nguyên đơn đã có nhiều thư từ liên lạc với ông Johnny Chew. Bản án sơ thẩm: Bác toàn bộ yêu cầu đơn khởi kiện của nguyên đơn. Bản án phúc thẩm: Giữ nguyên bản án sơ thẩm, bác yêu cầu khởi kiện của Công ty TCC |
01-04 |
|
Bản án 459/2006/KDTM-ST ngày 15/09/2006 về việc Tranh chấp hợp đồng đại lý mua bán cước giữ chỗ vận tải hàng không của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung: Công ty kho vận Miền Nam có ký hợp đồng đại lý mua bán cước giữ chỗ vận tải hàng không với Công ty TNHH thương mại dịch vụ C&I. Theo đó Công ty C&I mua chỗ vận chuyển lô hàng qua hãng hàng không Philippine Airlines thông qua Công ty kho vận Miền Nam. Tổng số tiền cước của lô hàng là 15.500USD. Lô hàng đã khởi hành tại sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Los Angeles đúng theo cam kết thời gian giao hàng trong hợp đồng. Tuy nhiên, khi gởi lô hàng qua hãng hàng không Philippine Airlines, Công ty TNHH Cargo & International service Trading đã gởi kèm bộ chứng từ. bản gốc thay vì phải gởi chứng từ bằng đường bưu điện và đã không khai báo việc gởi chứng từ với Công ty kho vận Miền Nam và hãng hàng không. Khi lô hàng đến Los Angeles đã bị thất lạc bộ chứng từ trên. Vì vậy khách hàng không nhận được hàng và phải chờ làm lại Visa và các chứng từ khác trễ 16 ngày mới nhận được hàng. Công ty C&I còn nợ thanh toán cho Công ty kho vận Miền Nam 7.500 USD. Do giao hàng chậm trễ nên Công ty kho vận Miền Nam chia sẻ tiền cước là còn 4.770USD, nhưng Công ty C&I không trả, do vậy Công ty kho vận Miền Nam khởi kiện yêu cầu trả tiền. Công ty C&I xác nhận nợ 4.770USD với Công ty kho vận Miền Nam nhưng có yêu cầu phản tố đòi Công ty kho vận Miền Nam bồi thường thiệt hại số tiền là 9.540 USD, do hãng hàng không Philipine làm mất bộ chứng từ hàng hóa. Bản án sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu của Công ty kho vận Miền Nam, buộc Công ty TNHH thương mại dịch vụ C&I phải trả cho Công ty kho vận Miền Nam số tiền là 74.189.800 đồng. Bác yêu cầu của Công ty C&I trong việc đòi Công ty kho vận Miền Nam phải bồi thường thiệt hại số tiền là 148.379.600 đồng, do hãng hàng không Philippine làm mất bộ chứng từ hàng hóa dẫn đến việc giao hàng chậm trễ 16 ngày. |
05-09 |
|
Bản án 50/2007/KDTM-PT ngày 31/05/2007 về việc Tranh chấp hợp đồng vận chuyển của Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung: Công ty Bình Minh Tải ký hợp đồng vận chuyển với ông Đặng Thanh Vân là đại diện cho chủ xe số 12H – 6388, để vận chuyển sữa Cô gái Hà Lan các loại từ Bình Dương ra Hà Nội. Giấy tờ xe do ông Nguyễn Quang Tuấn đứng tên nhưng do ông Nguyễn Thành Hưng đã mua lại xe để kinh doanh và chưa làm thủ tục sang tên. Trên đường vận chuyển, lái xe số 12H – 6388 gây tai nạn, tài xế bị chết, hàng hóa hư hỏng. Công ty Bình Minh Tải đã phải bồi thường cho Công ty Dutch Lady Vietnam số tiền 383.400.360đ. Nay Công ty TNHH Bình Minh Tải yêu cầu ông Nguyễn Thành Hưng với trách nhiệm là chủ xe bồi hoàn số tiền mà Công ty TNHH Bình Minh Tải đã bồi thường cho Công ty Dutch Lady Vietnam là 383.400.360đ. Bản án sơ thẩm: Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là Công ty Bình Minh Tải đối với bị đơn là ông Nguyễn Thành Hưng. Bản án phúc thẩm: Hủy bản án sơ thẩm. |
10-12 |
|
Quyết định giám đốc thẩm 05/2008/KDTM-GĐT ngày 03/06/2008 về việc Tranh chấp hợp đồng dịch vụ giao nhận hàng hóa của Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội
Nội dung: Công ty KRV và Công ty TFS có ký với nhau “Hợp đồng dịch vụ giao nhận hàng hóa”, theo đó TFS sẽ chở một lô hàng may mặc từ thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam sang Miami, Florida, Hoa Kỳ. Cước phí vận chuyển lô hàng trên là 61.395,20USD. Sau khi TFS hoàn tất nghĩa vụ giao hàng, phía KRV mới thanh toán tiền cước vận chuyển được 33.000USD thông qua GFT. Do vậy TFS yêu cầu Tòa án xét xử buộc KRV phải trả cho TFS số tiền còn nợ là 28.395,20USD và tiền lãi phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán. KRV thì cho rằng mình không có trách nhiệm thanh toán số tiền cước vận chuyển còn thiếu này vì điều khoản thanh toán ghi trên yêu cầu vận chuyển của KRV gửi cho TFS ngày 26/02/2004 (được TFS chấp nhận ngày 28/02/2004) và trong vận đơn hàng không đã ghi rõ “cước phí trả trước bởi Công ty G.F Textile-Hàn Quốc”. Do đó, GFT mới là người có trách nhiệm thanh toán cước phí vận chuyển cho TFS và phải thanh toán trước khi vận chuyển. KRV chỉ ký hợp đồng gia công cho GFT và không nhận được bất kỳ L/C nào từ người thụ hưởng và cũng không ký hợp đồng FOB. Bản án sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu của TFS, buộc KRV phải trả số tiền 28.395,20USD theo tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định vào thời điểm trả tiền. Quyết định phúc thẩm: Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án “Tranh chấp đòi tiền cước vận chuyển” với lý do: Người kháng cáo là KRV đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt; bản án dân sự sơ thẩm có hiệu lực pháp luật. Quyết định giám đốc thẩm: Chấp nhận yêu cầu kháng nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hủy bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm, giao hố sơ vụ án về Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. |
13-17 |
|
Bản án số 108/2017/KDTM-ST ngày 11/8/2017 về Tranh chấp hợp đồng dịch vụ logistics của Tòa án nhân dân quận Tân Bình – thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung: Ông B – giám đốc Công ty T liên lạc với ông L giám đốc công ty C nhờ Công ty C đứng ra nhập khẩu lô hàng đậu nành từ Công ty S ở Thái Lan về Việt Nam. Vì tin tưởng lời hứa của ông L về việc sẽ kiểm tra công ty bên Thái Lan và lo mọi việc liên quan đến hải quan để lấy lô hàng ra nên Công ty T đã ký hợp đồng dịch vụ Logistics với Công ty C. Ông B đã thỏa thuận hàng hóa, số lượng, giá cả với Công ty S bên Thái Lan, sau đó Công ty C đã ký kết hợp đồng mua bán với Công ty S để nhập khẩu lô hàng đậu nành trị giá 2.700 USD về Việt Nam. Ông B đã đến Công ty C để thanh toán tiền 02 lần (đủ 100% giá trị HĐ – 60.485.000 đồng) nhưng Công ty T vẫn chưa được nhận hàng từ Công ty S Thái Lan. Theo ông B, Công ty C đã không kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ do bên Công ty Thái Lan cung cấp và đã không kiểm tra kỹ thông tin tàu chạy trước khi chuyển tiền cho bên Công ty S dẫn đến việc Công ty S không giao hàng. Do vậy, Công ty T khởi kiện yêu cầu Công ty C bồi thường số tiền 60.485.000 đồng. Tại buổi hòa giải, công ty T có thay đổi số tiền yêu cầu bồi thường là 39.312.000 đồng. Bản án sơ thẩm: Bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phân Phối và Thương Mại T đòi Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Thực phẩm C bồi thường số tiền 39.312.000 đồng. |
18-24 |
|
Bản án số 34/2017/KDTM-PT ngày 31/8/2017 về Tranh chấp hợp đồng vận chuyển của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung: Công ty H đã ký hợp đồng với Công ty H1 để nhập khẩu xe ô tô tại cảng Hải Phòng. Công ty H đã thanh toán tiền xe và giá cước vận tải. Bên bán đã đóng hàng trong 2 contener từ Hoa Kỳ về đến cảng trả hàng tại Hải Phòng. Công ty H có nhận giấy báo tàu đến và 3 vận đơn của Công ty Vận tải biển P (Hoa kỳ) phát hành, theo đó: Người gửi hàng: Công ty H1, người nhận hàng: Công ty H, người vận chuyển: Công ty vận tải biển P, đại lý giao trả hàng: Công ty mạng lưới vận tải Tr, phương tiện vận chuyển: Hãng tàu Huyndai. Sau khi nhận giấy báo tàu đến, Công ty H nhiều lần gửi văn bản yêu cầu Công ty mạng lưới vận tải Tr phát lệnh giao hàng nhưng không được chấp thuận, lô hàng không được giao không rõ nguyên nhân. Việc đại lý của Công ty Tr gửi giấy báo tàu đến có nội dung yêu cầu thanh toán cước phí vận tải biển và phí lưu contener là sai vì giá mua hàng đã bao gồm phí vận chuyển. Vậy công ty H khởi kiện yêu cầu Công ty Tr giải quyết trả hàng theo vận đơn và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh do không thực hiện nghĩa vụ giao hàng theo vận đơn. Bản án sơ thẩm: Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn: – Buộc Công ty Tr có trách nhiệm phát lệnh giao trả lô hàng 04 xe ô tô RAV4 trong công-te-nơ cho Công ty H. – Công ty H có trách nhiệm thanh toán toàn bộ cước phí vận tải ghi trên vận đơn số PPHPG 082122 ngày 21/5/2008, các chi phí khác của đại lý theo quy định khi nhận hàng. – Công ty Tr phải chịu toàn bộ chi phí lưu kho, bãi và công-te-nơ khi giao trả lô hàng theo vận đơn. Không chấp nhận phần yêu cầu của Công ty H đòi Công ty Tr thanh toán bồi thường thiệt hại tiền lãi 55.234,37 USD. Bản án phúc thẩm: Không chấp nhận đơn kháng cáo của nguyên đơn Công ty H và không chấp nhận kháng cáo của bị đơn Công ty Tr; giữ nguyên bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm |
25-36 |
|
Bản án số 18/2018/KDTM-ST ngày 5/1/2018 về Tranh chấp hợp đồng dịch vụ vận chuyển của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận – thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung: Công ty Cổ phần J và Công ty Cổ phần Y có ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa với nội dung: Công ty Y ủy quyền cho Công ty J thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Từ ngày ký hợp đồng Công ty J đã thực hiện tổng cộng 40 đợt vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không theo yêu cầu của Công ty Y với tổng giá trị phí vận chuyển đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) là 214.052.432. Công ty J đã giao đủ hàng hóa đúng theo yêu cầu và đã xuất hóa đơn VAT. Nhưng cho đến nay chỉ mới thanh toán cho Công ty J được số tiền 7.847.200. Do vậy, Công ty J yêu cầu Công ty Y có trách nhiệm thanh toán số tiền còn nợ206.205.232 Công ty Y trình bày: Công ty Y chỉ đồng ý thanh toán số tiền trên với điều kiện Công ty J phải xuất trình đầy đủ chứng từ vận chuyển có chữ ký hợp lệ. Do có sự tin tưởng trong làm ăn nên khi nhận được hóa đơn VAT từ Công ty J thì kế toán của Công ty Y đã không kiểm tra kỹ các chứng từ nên có kê khai thuế về phát sinh giao dịch trong tháng đối với hai hóa đơn VAT số 0000189 ngày 31/10/2016 và số 0000212 ngày 30/11/2016 do Công ty J phát hành. Vì vậy, Công ty Y không đồng ý thanh toán số tiền theo yêu cầu khởi kiện của Công ty J. Bản án sơ thẩm: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty Cổ phần J, buộc Công ty Cổ phần Y phải trả cho Công ty Cổ phần J số tiền nợ cước dịch vụ vận chuyển là 206.205.232 đồng. |
37-42 |
|
Bản án số 03/2018/KDTM-PT về Tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng
Nội dung: Công ty T&C ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa với Công ty Nhã Phương, theo đó Công ty T&C sẽ vận chuyển 01 container lạnh của Công ty Nhã Phương chở hàng đi từ Hải Phòng đến cửa khẩu Bình Nghi, Lạng Sơn. Trước đó, Công ty Nhã Phương đã ký hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển cho vỏ container lạnh nêu trên với Công ty bảo hiểm BIC. Sau đó, tài xế của Công ty T&C điều khiển xe đầu kéo chở container lạnh, trên đường đi do không làm chủ tốc độ khi đi đến đoạn đường cong cua, nhiều ổ gà dẫn tới tự lật gây tổn thất. Khi xảy ra sự cố trên, BIC đã chi trả số tiền bồi thường cho Công ty Nhã Phương. Do vậy Công ty BIC khởi kiện yêu cầu Công ty T&C hoàn trả lại số tiền sau khi trừ tiền bán thanh lý vỏ container còn lại 370.784.211 đồng. Công ty T&C thì cho rằng Công ty T&C LÀ là bên vận chuyển lẽ ra phải được thông báo, giám sát quá trình bồi thường nhương BIC và Nhã Phương tự giải quyết với nhau. Bị đơn không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn Bản án sơ thẩm: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Buộc bị đơn Công ty Cổ phần Tphải bồi hoàn cho nguyên đơn Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Nkhoản tiền 185.392.000 đồng. Bản án phúc thẩm: Chấp nhận một phần kháng cáo của Công ty Cổ phần T&C: Sửa Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 06/2017/KDTM-ST ngày 08 tháng 9 năm 2017 của Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng: Buộc Công ty Cổ phần T&C phải trả cho Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm N92.696.000đồng |
43-51 |
|
Bản án số 02/2018/KDTM-ST ngày 5/11/2018 về Tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ vận chuyển của Tòa án nhân dân thành phố Phủ Lý – tỉnh Hà Nam
Nội dung: Công ty K thực hiện dịch vụ vận chuyển và nâng hạ hàng hóa theo yêu cầu của Công ty U, việc này không được hai bên lập thành hợp đồng mà chỉ thực hiện bằng lời nói của Công ty U. Sau khi thực hiện dịch vụ cho U theo yêu cầu của U, K đã xuất các hóa đơn theo từng lần thực hiện dịch vụ, khối lượng công việc Kđã thực hiện cho U theo dịch vụ logisticscó tổng giá trị là: 113.677.763đ. Sau khi Kxuất các hóa đơn theo từng lần vận chuyển thì U vẫn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho Ktheo khối lượng công việc đã thực hiện. K đã yêu cầu rất nhiều lần nhưng U vẫn không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Nay Công ty K khởi kiện yêu cầu Công ty U thanh toán số tiền thu lao chậm trả và tiền lãi chậm trả. Bản án sơ thẩm: 1/ Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công K về việc “Tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ vận chuyển” đối với Công ty U. 2/ Buộc Công ty U phải trả cho Công K tổng số tiền là 192.727.997đ (làm tròn thành 192.728.000đ). Trong đó trả tiền thù lao dịch vụ phải thanh toán là 113.677.763đ, tiền lãi do chậm thanh toán là 79.050.234đ và tính tiếp lãi chậm trả theo lãi suất trung bình trên thị trường đối với số tiền 113.677.763đ đến khi án có hiệu lực pháp luật. |
52-57 |
|
Bản án số 41/2018/KDTM-PT ngày 22/11/2018 về Tranh chấp bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng vận chuyển của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng
Nội dung: Công ty A và Công ty B ký kết Hợp đồng vận chuyển nguyên tắc theo đó khi nào Công ty A có nhu cầu thuê vận chuyển thì Công ty B sẽ cung cấp dịch vụ vận chuyển. Theo yêu cầu của Công ty A, Công ty B đã bố trí xe container do lái xe C của Công ty B điều khiển chở hàng là đá xẻ ốp lát dạng tấm mài bong 01 mặt dùng trong xây dựng đựng trong container từ Công ty T ở tỉnh Yên Bái đi Hải Phòng. Khi xe ô tô trên đường vận chuyển thì bị đổ nghiêng xuống vách Taluy bên trái, độ cao 10m. Container chứa hàng là đá xẻ ốp lát dạng tấm mài bong một mặt bị rơi xuống vách Taluy bị bẹp, toàn bộ các tấm đá bị gãy vỡ không còn giá trị sử dụng. Công ty A đã bồi thường toàn bộ chi phí thiệt hại do Công ty B gây ra cho Công ty M số tiền là 448.763.240 đồng. Kể từ ngày xảy ra tai nạn, Công ty A đã nhiều lần yêu cầu Công ty B thanh toán số tiền thiệt hại phát sinh trên. Tuy nhiên, Công ty B không hợp tác và cũng không có trách nhiệm gì về việc bồi thường thiệt hại cho Công ty A. Do vậy Công ty A đề nghị Tòa án buộc Công ty B phải bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh đối với lô hàng cho Công ty A số tiền 448.763.240 đồng. Bản án sơ thẩm: – Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn: Buộc bị đơn phải bồi thường cho nguyên đơn số tiền là 448.763.240đ. Bản án phúc thẩm: Giữ nguyên bản án sơ thẩm |
58-67 |
|
Bản án số 02/2019/KDTM-ST ngày 31/5/2019 về Tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa của Tòa án nhân dân huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương
Nội dung: Công ty V thuê Công ty A vận chuyển hàng hóa là cọc bê tông, cước vận chuyển là 420.000.000đ/chuyến (đã bao gồm VAT), chi phí cầu cảng, phí bốc xếp hàng 65.003.400đ, tổng cộng bằng 485.003.400đ. Công ty A đã hoàn thành nghĩa vụ vận chuyển, xuất hóa đơn, đề nghị thanh toán cùng với biên bản quyết toán hàng hóa nhưng Công ty A cũng không thực hiện thanh toán như thỏa thuận. Do vậy công ty A yêu cầu công ty V trả tiền còn nợ là 260.000.000đ và tiền lãi chậm trả theo mức lãi suất là 9%/năm. Công ty V thì cho rằng do công ty A không giữ bản hợp đồng gốc mà chỉ là hợp đồng photo do công ty A đưa. Hơn nữa do Công ty V có sự thay đổi về người đại diện theo pháp luật và nhân sự phòng kế toán nhưng lại chưa có sự bàn giao giữa người cũ, người mới, hiện tại Công ty cũng không còn lưu giữ được tài liệu gì về công nợ đối với Công ty A nên không thể xác định được số nợ gốc với Công ty A. Bản án sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty A Buộc Công ty V phải thanh toán trả Công ty A khoản tiền còn nợ từ hợp đồng vận chuyển nợ gốc là 260.000.000đ và tiền lãi phát sinh là 58.203.000đ. |
68-73 |
|
Bản án số 01/2019/KDTM-ST ngày 18/6/2019 về Tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ của Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
Nội dung: Ngày 04/01/2016 Công ty Cổ phần Cảng H và Công ty Cổ phần Thương mại và xuất nhập khẩu Nguyên H ký hợp đồng về các dịch vụ xếp dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hoá xuất nhập khẩu qua Cảng Hải Phòng năm 2016. Ngày 18/01/2016, Công ty Cổ phần Cảng H thành lập Công ty Cảng Hoàng D thuộc Công ty Cổ phần Cảng H. Ngày 01/02/2016, Công ty Cảng H, Công ty Cảng Hoàng D và Công ty Nguyên H có ký hợp đồng và phụ lục. Theo đó, năm 2016, Công ty Cảng Hoàng D đã tiến hành cung cấp các dịch vụ xếp dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hoá cho Công ty Nguyên H theo hợp đồng đã ký. Quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty Nguyên H còn nợ Công ty Cảng Hoàng D số tiền gốc là 98.158.580 đồng. Sau nhiều lần yêu cầu trả nợ, nhưng Công ty Nguyên H vẫn không thanh toán hết khoản tiền nợ trên. Vì vậy, Công ty Cảng Hoàng D khởi kiện đề nghị Tòa án giải quyết: Buộc Công ty Nguyên H phải trả cho Công ty Cảng Hoàng D số tiền nợ và tiền lãi châm trả. Tòa án sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Cảng Hoàng D: Buộc Công ty Nguyên H phải trả cho Công ty Hoàng số tiền nợ gốc là 93.158.580. Đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của Công ty Hoàng D về việc buộc Công Nguyên H phải trả tiền lãi do chậm thanh toán. |
74-80 |
|
Bản án số 15/2019/KDTM-ST ngày 10/7/2019 về tranh chấp hợp đồng Logistics của Tòa án nhân dân huyện Lạc Sơn – tỉnh Hòa Bình.
Nội dung: Năm 2017, Công ty giao nhận K giao kết hợp đồng dịch vụ Logistics với Công ty may xuất khẩu A. Khi giao kết hợp đồng vì là bạn hàng quen nên hai bên không lập hợp đồng thành văn bản. Theo thỏa thuận thì Công ty K là bên nhận cung ứng dịch vụ; thực hiện công việc vận tải hàng hóa của Công ty A sang Hàn Quốc. Phía Công ty K đã thực hiện đầy đủ dịch vụ và giao trả hóa đơn thuế giá trị gia tăng cho Công ty A. Tuy nhiên, Công ty A chậm thanh toán giá dịch vụ cho Công ty K. Số tiền chậm thanh toán là 753.601.954 đồng. Do vậy, Công ty K khởi kiện với yêu cầu Công ty A thanh toán trả khoản tiền dịch vụ còn lại là 733.601.954 đồng và khoản tiền lãi do chậm trả là 60.714.635 đồng. Bị đơn cho rằng do các bên không lập hợp đồng, hơn nữa giám đốc thay đổi, giám đốc cũ không liên lạc được nên công ty A không nắm được khoản nợ nêu trên. Tuy nhiên công ty A không phủ nhận khoản nợ nhưng để ông bàn bạc với các cổ đông khác về việc thanh toán nợ. Bản án sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn: buộc Công ty Cổ phần may xuất khẩu A có nghĩa vụ thanh toán trả phí dịch vụ Logistics cho Công ty TNHH một thành viên dịch vụ giao nhận K số tiền là 733.601.954 đồng và khoản tiền lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán là 52.283.119 đồng. Tổng cộng là 785.885.073 |
81-85 |
|
Bản án số 03/2019/KDTM-ST ngày 19/7/2019 về Tranh chấp hợp đồng dịch vụ của Tòa án nhân dân thành phố Rạch Giá – tỉnh Kiên Giang
Nội dung: Công ty TNHH Tiếp vận vận tải quốc tế V ký kết Hợp đồng dịch vụ giao nhận với Công N. Theo đó Công ty V đồng ý làm đại diện cho Công ty N 2 để thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đường hàng không, vận chuyển nội địa, khai báo Hải quan, làm dịch vụ C/O Form D. Đồng thời, Công ty N có trách nhiệm phải thanh toán đủ 100% trị giá hóa đơn của từng lô hàng cho Công ty V trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tàu chạy. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện hợp đồng thì g Công ty N không thực hiện nghĩa vụ trả nợ mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần. Do vậy Công ty TNHH Tiếp vận vận tải quốc tế V yêu cầu Tòa án buộc Công ty N phải trả số tiền 55.474.813 đồng Bản án sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty Tiếp vận vận tải quốc tế V về việc “Tranh chấp hợp đồng dịch vụ” đối với bị đơn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên N. Buộc Công ty N phải có nghĩa vụ thanh toán cho Công tiếp vận vận tải quốc tế V số tiền 55.474.813 đồng. |
86-91 |
|
Bản án số 05/2019/KDTM-ST ngày 12/8/2019 về Tranh chấp hợp đồng vận chuyển của Tòa án nhân dân huyện Việt Yên – tỉnh Bắc Giang
Nội dung: Công ty S ký Hợp đồng vận chuyển với Công ty Ch với thời hạn 12 tháng trong đó bên thuê vận chuyển là Công ty S, còn bên cung cấp dịch vụ vận chuyển là Công ty Ch. Công ty Ch có trách nhiệm tổ chức thực hiện vận chuyển hàng hóa là miếng dán màn hình điện thoại theo nội dung Công ty S yêu cầu và điều phối xe phù hợp với yêu cầu của Công ty S. Công ty Ch đều nắm được cá tiêu chuẩn đối với việc vận chuyển hàng hóa này. Kể từ khi Hợp đồng được hai bên ký kết, Công ty Ch đã thực hiện việc vận chuyển hàng hóa cho Công ty S được 63 chuyến hàng, hơn 200 pallet từ địa điểm bốc hàng là Nhà máy của Công ty S đến Kho Ngoại quan Nippon thuộc Cảng Đ đều không gặp khúc mắc gì. Đến lần này, lái xe C của Công ty Ch sau khi nhận đủ hàng, kiểm tra tình trạng các pallet không có vấn đề gì, ký Biên bản giao nhận hàng từ Công ty S và cho xe chạy. Nhưng khi chở đến địa điểm giao hàng. khi mở cửa xe vận chuyển hàng hóa, phía kho ngoại quan đã phát hiện thấy các pallet hàng không được chằng buộc như các chuyến trước. Họ phát hiện 2 Pallet hàng xếp đơn xảy ra bất thường, bị móp méo. Khách hàng của Công ty S đã từ chối nhận 07 thùng hàng bị hỏng. Giá trị thiệt hại được xác định thành tiền là 230,962,174 VNĐ. Công ty S cho rằng lỗi là do bên vận chuyển vì bên vận chuyển đã không thực hiện việc chèn, chằng các pallet hàng. Do vậy Công ty S đã gửi đơn khởi kiện đề nghị Tòa án buộc Công ty Ch thực hiện bồi thường toàn bộ giá trị hàng hóa bị tổn thất. Công ty Ch thì cho rằng Công ty Ch chỉ đứng ra ký kết hợp đồng với S còn việc vận chuyển là thuê bên Công Q vận chuyển. Toàn bộ lái xe và xe vận chuyển là của Công ty Q. Thực tế từ trước đến nay khi vận chuyển hàng cho S thì bên vận chuyển không chằng các pallet hàng nhưng cũng không xảy ra hư hỏng. Có thể là lỗi do xếp hàng hóa không đảm bảo nên khi có sự thay đổi về độ ẩm dẫn đến việc các pallet tạo áp lực lên nhau, gây móp méo các thùng carton và hỏng hàng bên trong chứ không phải lỗi của bên vận chuyển. Công ty Ch xác định nếu phải bồi thường cho Công ty S thì cũng chỉ chấp nhận bồi thường theo “hạn mức tham gia bảo hiểm” Bản án sơ thẩm: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty S và Chấp nhận yêu cầu phản tố của Công ty Ch. Buộc Công ty Ch phải bồi thường cho Công ty S số tiền 230.900.000 đồng. Được đối trừ vào số tiền theo yêu cầu của Công ty cổ phần Ch với số tiền là 20.900.000 đồng. Công ty Ch còn phải bồi thường cho Công ty S số tiền là 210.000.000 đồng |
92-100 |
|
Bản án số 10/2019/DS-ST ngày 17.9.2019 về Tranh chấp hợp đồng dịch vụ của Tòa án nhân dân quận Thanh Khê – thành phố Đà Nẵng
Nội dung: Theo các Hợp đồng dịch vụ vận chuyển ký kết giữa Công ty cổ phần quốc tế Lô-gi-stíc H với Công ty cổ phần thủy sản V thì Công ty cổ phần quốc tế Lô-gi-stíc H có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ tiếp nhận và vận chuyển những lô hàng xuất khẩu của Công ty cổ phần thủy sản V từ Việt Nam đến các nước khác. Mặt hàng là thủy sản. Theo đó, Công ty cổ phần quốc tế Lô-gi-stíc H đã nhiều lần vận chuyển hàng cho Công ty cổ phần thủy sản V. Do công ty V nợ thanh toán kéo dài nên Công ty Cổ phần quốc tế Lô-gi-stic H yêu cầu Tòa án giải quyết buộc Công ty V phải thanh toán số tiền cước vận chuyển và phí dịch vụ xuất cá đi Hàn Quốc là 637.996.924đ. Công ty V trình bày do đang gặp khó khăn chưa thể thanh toán cho Công ty H ngay được vì hiện nay đang mất khả năng thanh toán nợ, nên xin được thỏa thuận lại với bên Công ty H sau. Bản án sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện về việc “Tranh chấp hợp đồng dịch vụ” của Công ty Cổ phần quốc tế Lôgistic H đối với bị đơn Công ty Cổ phần Thủy sản V. Buộc Công ty Cổ phần Thủy sản V phải trả cho Công ty Cổ phần quốc tế Lôgistic H số tiền: 637.996.924đ. |
101-104 |
|
Bản án số 06/2019/KDTM-ST ngày 8/11/2019 về Tranh chấp hợp đồng vận chuyển của Tòa án nhân dân quận Lê Chân – Thành phố Hải Phòng
Nội dung: Công ty cổ phần L có ký Hợp đồng vận chuyển với Công Đ. Công ty L nhận cấp phương tiện Sà lan để vận chuyển hàng sắt thép với khối lượng vận chuyển khoảng 24.700 tấn từ tàu ECE NUR BAYRAKTAR neo tại vùng neo chuyển tải Cửa Dứa – Quảng Ninh về cầu Cảng Hải Phòng/cầu cảng Vật Cách. Thực hiện hợp đồng, Công ty L đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, các bên đã ký biên bản thanh lý nhưng Công ty Đ không tiếp tục thực hiện thanh toán số nợ còn mặc dù Công ty L nhiều lần gửi văn bản đôn đốc. Vậy Công ty L khởi kiện yêu cầu công ty Đ phải thanh toán cho Công ty cổ phần L số tiền còn nợ đọng là 442.535.600 đồng, không yêu cầu trả lãi. Sau khi thụ lý vụ án thì Công ty Đ không còn hoạt động tại nơi đăng ký kinh doanh, Tòa án đã niêm yết hợp lệ thông báo , giấy triệu tập,… nhưng bị đơn vẫn vắng mặt. Bản án sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty L. Buộc Công ty Đ phải thanh toán cho Công ty L số tiền còn nợ là 442.535.600. |
105-110 |
|
Bản án số 28/2019/KDTM-ST ngày 11/11/2019 về Tranh chấp hợp đồng dịch vụ Logistics của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai
Nội dung: Giữa Công ty DT L VN và Công ty OT ký kết Hợp đồng dịch vụ giao nhận theo đó Công ty OT đồng ý giao cho Công ty DT L VN làm đại diện vận chuyển hàng hóa đến các địa điểm mà Công ty OT yêu cầu. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, trong năm 2018 có 03 lô hàng đã được Công ty DT L VN vận chuyển hoàn tất theo yêu cầu của OT, nhưng đến nay Công ty OT vẫn chưa thanh toán các khoản phí liên quan cho Công DT L VN. Do vậy Công ty DT L VN khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tuyên buộc Công ty OT phải thực hiện thanh toán nợ gốc và trả số tiền lãi phát sinh. Tổng số tiền là 461.838.526 đồng (trong đó tiền nợ gốc 386.877.894đ và tiền lãi là 74.960.632đ). Công ty OT cho rằng Giữa Công ty DT L VN và Công ty OT không có hợp đồng dịch vụ giao nhận ngày 25/12/2016; Việc Công ty DT L VN vận chuyển hàng hóa của Công ty OT là dựa trên sự câu kết giữa nhân viên giao nhận của Công ty OT và nhân viên xuất nhập khẩu của Công ty DT L VN, cho đến nay số hàng hóa của Công ty OT mà các nhân viên làm thủ tục giao nhận không biết là đã được vận chuyển cho bên thứ ba (khách hàng của OT) hay chưa. Về tiền lãi chậm thanh toán mà Công ty DT L VN yêu cầu là không có căn cứ, bởi các bên không có hợp đồng nên không có cơ sở để tính lãi. Đối với số tiền 63.891.647đ của lô hàng vận chuyển bằng đường hàng không trước đây đã thanh toán cho Công ty DT L VN là do tình cảm giữa ông T với người đại diện theo pháp luật bên Công ty DT L VN đã biết nhau và có mối quan hệ làm ăn với nhau trong lĩnh vực xuất nhập khẩu từ năm 2016. Số tiền thanh toán nêu trên là tiền của cá nhân ông T chứ không phải tiền của OT. Bản án sơ thẩm: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH DT L. Buộc Công ty OT có nghĩa vụ phải thanh toán cho Công ty TNHH DT L số tiền 461.838.526đ. |
111-121 |
|
Bản án số 10/2019/KDTM-PT ngày 20/11/2019 về Tranh chấp hợp đồng vận chuyển tài sản của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương
Nội dung: Công ty S do ông Ng đại diện đã ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa là sập gỗ với ông Vũ Đình N- là cá nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa. Trong hợp đồng bằng văn bản được ký kết không nêu đầy đủ 2 các điều khoản nên đã được hai bên thỏa thuận bổ sung bằng miệng và bằng phiếu giao hàng, tin nhắn điện thoại. Theo đó Công ty S thuê ông Vũ Đình N vận chuyển 4 tấm gỗ trị giá là 450.000.000đ từ Hải Dương đến Hồ Chí Minh giao cho ông H với cước phí vận chuyển trọn gói là 11.000.000đ. Nếu để mất tài sản vận chuyển bên vận chuyển phải bồi thường. Đến HCM, ông N lại không giao hàng cho ông H như đã thỏa thuận mà tự ý giao cho một người khác. Khi đang giao hàng ông Nghiệp biết sự việc đã yêu cầu ông N không được giao hàng mà phải lấy lại hàng để giao cho ông H nhưng do ông N nói nếu mất hàng thì sẽ đền. Mặt khác do ông N đã giao hồ sơ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa cho người nhận hàng nên ông Ng không còn cách nào khác buộc phải đồng ý cho người mua hàng chuyển 230.000.000đ vào tài khoản của Công ty S và 220.000.000đ vào tài khoản của bà Vũ Thị N (vợ của ông Ng). ông Ng thông báo cho ông N đã nhận được tiền và bảo ông N về nhưng được khoảng vài phút sau thì ông Ng kiểm tra lại thì phát hiện chỉ nhận được 450.000đ mà không phải 450.000.000đ nên ông Ng điện cho ông N nói đã bị lừa và yêu cầu ông N lấy lại gỗ nhưng sau đó ông N nói người đại diện Công ty M không trả gỗ vì đã mua gỗ của ông Q, không mua của Công ty S. Sau đó ông Ng đã làm đơn tố giác tội phạm. Tuy nhiên sau này ông được cán bộ điều tra của Công an quận T cho biết toàn bộ biên bản niêm phong, biên bản làm việc ban đầu đã bị mất và toàn bộ số gỗ đã bị Công ty M tẩu tán, bán hết. Như vậy do ông N không giao gỗ đúng theo thỏa thuận ban đầu dẫn đến mất toàn bộ hàng hóa. Nay Công ty S yêu cầu Tòa án tuyên hủy hợp đồng vận chuyển và buộc ông N phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Bản án sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty S. Hủy hợp đồng vận chuyển ngày 15/12/2017 giữa Công ty S với ông Vũ Đình N. Buộc ông N phải bồi thường thiệt hại cho Công ty S giá trị hàng hóa bị mất là 449.550.000đ. Không chấp nhận yêu cầu phản tố của ông Vũ Đình N về việc buộc Công ty S phải trả 11.000.000đ tiền phí vận chuyển. Bản án phúc thẩm: Chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, hủy bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 01/2019/KDTM-ST ngày 22/8/2019 của Tòa án nhân dân huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm |
122-127 |
|
Bản án số 01/2020/KDTM-ST ngày 10/01.2020 về Tranh chấp kiện đòi bồi thường thiệt hại hàng hóa theo hợp đồng vận chuyển bằng đường biển của Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền – thành phố Hải Phòng
Nội dung: Tổng Công ty B M nhận bảo hiểm cho lô hàng 131 cuộn/2.708,96 tấn thép cuộn cán nguội được vận chuyển từ cảng SSIT Phú Mỹ đến cảng Nghi Sơn, Thanh Hóa của Công ty H S. Lô hàng trên được chở theo Hợp đồng đại lý vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển giữa Công ty Cổ phần Vận tải biển H A và Công ty Cổ phần Đại lý Vận tải biển H L. Trên đường vận chuyển thì xảy ta va chạm tàu và toàn bộ số hàng bị chìm. Theo báo cáo giám định nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn là do yếu tố con người. Trong đó, đặc biệt là sự chủ quan, thiếu kinh nghiệm của Thuyền trưởng và thuyền phó. Căn cứ theo hợp đồng bảo hiểm, Tổng Công ty B M chấp nhận bồi thường cho Công ty H S số tiền theo 02 4 đơn bảo hiểm là 30.193.028.303 đồng. Cùng ngày Công ty H S đã thế nhiệm để chuyển cho Tổng Công ty B M quyền liên quan đến lô hàng. Tổng Công ty B M có đơn khởi kiện đề nghị Tòa án giải quyết: Buộc người vận chuyển là Công ty P V là người gây nên tổn thất phải bồi thường số tiền tương ứng tỷ lệ lỗi 42% là 12.681.071.887 và tiền lãi trả chậm là 1.619.702.822 đồng. Bản án sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Tổng Công ty Cổ phần B M về việc yêu cầu Công ty P V phải bồi hoàn khoản tiền mà Công ty B M đã bồi thường cho Công ty H S và khoản tiền lãi chậm thanh toán. |
128-142 |
LINK TẢI: TỔNG HỢP 20 BẢN ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quân Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại Quảng Ngãi:
359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
Luật sư tại Hà Nội:
45C Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàng Kiếm, thành phố Hà Nội
Luật sư tại Phú Quốc
65 Hùng Vương, Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0935 643 666 – 0906 499 446
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/