FDVN trân trọng giới thiệu tài liệu “TỔNG HỢP 20 BẢN ÁN TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP” do các Luật sư – Chuyên viên pháp lý của FDVN sưu tầm, tổng hợp.
Tài liệu này phục vụ cho mục đích học tập, nghiên cứu, công tác và được chia sẻ hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi phản đối việc sử dụng tài liệu này vào mục đích thương mại và mục đích khác trái pháp luật.
MỤC LỤC
STT | NỘI DUNG | TRANG |
|
Bản án số 01/2020/DS-PT ngày 06 tháng 01 năm 2020 của Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An
Về việc: Tranh chấp quyền sử dụng đất lâm nghiệp và tài sản trên đất; yêu cầu huỷ quyết định cá biệt Nội dung vụ việc: Ngày 02/9/1993 UBND xã Q giao rừng thông và đất trống tại tiểu khu 344C đồi Đ thôn 13, xã Q, huyện Q, tỉnh Nghệ An cho các hộ dân như sau: – Văn bản 1:Giao 3,05 ha đất trống cho các ông Lê Đức T, Hồ Sỹ H và Lê Văn C. Sau này đo thực tế được 5,8 ha (ranh giới không thay đổi) và các ông đã chia nhau, ông T 0,8 ha, ông C (vợ là bà V) 2,4 ha, ông H 2,6 ha. Phần đất này ngày 21/02/2006, UBND huyện đã được cấp giấy CNQSDĐ cho 3 gia đình nêu trên quản lý sử dụng đến nay không có tranh chấp. – Văn bản 2: Khi giao đất không rõ diện tích bao nhiêu, sau này đo thực tế được 23,1 ha (gồm 7,5 ha thông nhựa và 15,6 ha đất trống) tại tiểu khu 344C đồi động cao thôn 13, xã Q ( đất giao ở văn bản 2 giáp ranh với đất giao ở văn bản 1) cho 9 hộ dân , xác lập 7 phần bằng nhau do ông Lê Đức T làm tổ trưởng gồm: Lê Đức T, Lê Văn C, Đậu Đức Q, Hồ Sỹ H, Nguyễn Huy Đ mỗi người một phần; ông Hồ Sỹ L và ông Lê Đức H một phần, ông Hồ Trọng B và ông Hồ Trọng T một phần. Sau 3 tháng giao đất các ông L, H, B, T từ bỏ không tham gia. Từ đó đến nay các ông không liên quan gì đến đất rừng nữa. Năm 1995 ông Hồ Sỹ P và ông Lê Đức A xin tham gia vào tổ trồng cây, hưởng cây trồng trên phần đất của các ông B, T, H, L đã rút khỏi tổ, còn đất thì chưa ai tặng cho, chuyển nhượng cho ông A và ông P. Theo đó, năm 2001, ông Lê Đức T có bán phần đất rừng của ông theo văn bản 2 cho ông Lê Đức A. Mọi người trong văn bản 2 thống nhất cho ông Lê Đức A đại diện dứng tên trong giấy CNQSD đất nói trên. Năm 2011, ông A lấn đất của ông H, bà V (đất văn bản 1) tại đỉnh phân thủy, khi giải quyết ông A ký văn bản vai trò tổ trưởng. Tháng 3/2013 ông Lê Đức A tự động khai thác bán cây bạch đàn, tràm trồng năm 2002, cây tái sinh năm 2006, số lượng hơn 7000 cây, trị giá hơn 370 triệu đồng. ông A cũng tự động khai thác bán 3386 cây thông nhà nước giao tổ quản lý chăm sóc, khai thác 735 cây thông tự mọc do tổ quản lý thu lợi hơn 300 triệu đồng. Ngày 30/8/2013, tổ làm đơn đến UBND xã Q đề nghị giải quyết. Ngày 10/9/2013 tại hòa giải lần thứ 1, ông A cho rằng đất và tài sản trên đất là của ông A. Ngày 9/10/2013 tại hòa giải lần thứ 2, ông A thừa nhận tài sản trên đất là của chung còn đất là của ông A. Do đó, đồng nguyên đơn ông Hồ Sỹ H, ông Nguyễn Huy Đ, anh Đậu Đức N, bà Nguyễn Thị V khởi kiện yêu cầu: – Yêu cầu hủy một phần quyết định hành chính số 162/QĐ.UB ngày 21/2/2006 của UBND huyện Q và hủy giấy CNQSD đất số AD 829729 số thửa 171430110 tờ bản đồ số 1 diện tích 8,0 ha và giấy CNQSD đất số AD 829728 số thửa 171430124 tờ bản đồ số 1 diện tích 15,1 ha tại đồi Đ Thôn 13, xã Q mang tên Lê Đức A và Hồ Thị C vì không đúng đối tượng sử dụng đất. – Buộc ông Lê Đức A và bà Hồ Thị C phải trả lại diện tích đất rừng, đo đạc thực tế hiện nay là 21,7 ha, đã cấp giấy CNQSD đất nêu trên cho cả tổ sử dụng. – Buộc ông Lê Đức A hoàn trả tiền khai thác cây bán cho tổ. – Đối với tiền nộp phạt 50.000.000đ do khai thác thông trái phép do ông A tự làm ông phải tự chịu. Đề nghị Tòa khởi tố ông A tội khai thác trái phép cây rừng, xâm phạm sở hữu. Bị đơn không đồng ý việc các nguyên đơn đòi lại đất rừng, không đồng ý việc nguyên đơn đòi chia giá trị cây trên đất, chỉ đồng ý trả số tiền thực tế bán cây với giá trị là 87.000.000 đồng. Toà án cấp sơ tuyên Hủy hồ sơ giao đất lâm nghiệp số 1263, quyết định số 280/QĐ.UB ngày 07/7/1995 của UBND huyện Q mang tên Lê Đức T. Hủy một phần quyết định hành chính số 162/QĐ-UBND ngày 21/2/2006 của UBND huyện Q về phần cấp giấy CNQSD đất số AD 829728 và giấy giấy CNQSD đất số AD 829729 tại địa chỉ thửa đất: Động cao, xã Q, huyện Q đều mang tên Lê Đức A và Hồ Thị C. Hủy giấy CNQSD đất số AD 829728 tại thửa đất số: 17143.01.24 thuộc tờ bản đồ số 1, diện tích 150.443 m2, và hủy giấy CNQSD đất số AD 829729 tại thửa đất số: 17143.01.10 thuộc tờ bản đồ số 1 diện tích 79.929 m2. Địa chỉ thửa đất: Động cao, xã Q, huyện Q đều mang tên Lê Đức A và Hồ Thị C. Buộc ông Lê Đức A và bà Hồ Thị C phải trả lại diện tích 20,6 ha đất rừng (Trên diện tích đất rừng có 1,3 ha cây Bạch Đàn chưa khai thác và 6,5 ha cây thông nhựa) cho tổ sử dụng gồm: Ông Hồ Sỹ H, ông Đậu Đức Q, ông Nguyễn Huy Đ, bà Nguyễn Thị V, anh Lê Đức Đ và ông Lê Đức A. Buộc ông Lê Đức A phải thực hiện nghĩa vụ trả cho các thành viên trong tổ số tiền cây Bạch Đàn do ông A tự khai thác đã bán theo kỹ phần. Bác một phần yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn về phần yêu cầu buộc ông Lê Đức A trả lại tiền cây thông đã bán. Bác yêu cầu của ông Hồ Sỹ H yêu cầu Hội đồng xét xử để lại số tiền 46.000.000 đồng để ông H khởi kiện ông Lê Đức A bằng một vụ kiện khác. Bác yêu cầu đề nghị được chia đất rừng và hưởng công chăm sóc bảo vệ rừng Thông của các ông Lê Đức H, Hồ Sỹ L, Hồ Trọng B và Hồ Thị T1. Sau xét xử sơ thẩm có kháng cáo của các nguyên đơn và bị đơn. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh N kháng nghị. Bản án số 21/2016/ DS-PT ngày 28/4/2016 TAND tỉnh N, hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại theo thủ tục chung. Với nội dung trên, Bản án số 05/2019/DSST ngày 03/7/2019 Tòa án nhân dân huyện Q, tỉnh N đã quyết định: 1. Hủy Quyết định giao đất Lâm nghiệp số 280/QĐ-UB ngày 07/7/1995 của Ủy ban nhân dân huyện Q, tỉnh N mang tên ông Lê Đức T. – Hủy một phần Quyết định hành chính số 162/QĐ-UBND ngày 21/02/2006 của UBND huyện Q về phần cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 829728 và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 829729 tại địa chỉ thửa đất: Động cao, xã Q, huyện Q ,tỉnh N mang tên Lê Đức A và Hồ Thị C. – Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 829728, tại thửa đất số 17143.01.24 thuộc tờ bản đồ số 1, diện tích 150.443 m2 và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 829729 tại thửa đất số: 17143.01.10 thuộc tờ bản đồ số 1diện tích 79.929 m2. Địa chỉ thửa đất: Động cao, xã Q, huyện Q, tỉnh N mang tên Lê Đức A và Hồ Thị C. 2. Buộc ông Lê Đức A và bà Hồ Thị C phải trả lại diện tích 21,7 ha đất rừng (trên đất có 6,5 ha cây thông nhựa, có cây tràm, bạch đàn) cho tổ sử dụng. 3. Buộc ông Lê Đức A phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền còn thiếu cho các thành viên trong tổ số tiền bán cây bạch đàn, cây tràm, cây thông theo kỷ phần. – Ngày 10 tháng 7 năm 2019 Ông Lê Đức A là bị đơn trong vụ án và bà Hồ Thị C là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, với nội dung: Không chấp nhận toàn bộ đơn khởi kiện của nguyên đơn, những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án về phía nguyên đơn và cho rằng bản án sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và nội dung vụ án làm thiệt hại trầm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bị đơn. Ngày 16/7/2019 ông Lê Đức A kháng cáo bổ sung với nội dung: Bản án sơ thẩm xét xử không có căn cứ, sai phạm pháp luật, sai sự thật. Đề nghị xem lại hồ sơ, đơn khởi kiện ngày 15/10/2013 đã vi phạm các điều 204 luật đất đai; điều 165, điểm b khoản 1 điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự. Đề nghị xem xét lại vụ án. Toà án cấp phúc thẩm nhận định Đối với yêu cầu của đồng nguyên đơn buộc ông A và bà C trả lại diện tích đất tranh chấp: Quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn và Tòa án sơ thẩm không thu thập được các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có căn cứ pháp luật nhưng bản án sơ thẩm nhận định thửa đất tranh là của tổ trồng rừng được giao theo Văn bản 2. Thực tế các đồng nguyên đơn không cung cấp được Văn bản 2, tại phiên tòa các nguyên đơn khai nhận chưa ai được đọc văn bản 2 chỉ nghe nói có văn bản 2. Xét thấy, giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông T và ông A chưa bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố vô hiệu nên đến nay vẫn còn hiệu lực pháp lý. Văn bản giao dịch thể hiện ông T chuyển nhượng 7,5 ha rừng thông và đất trống cho ông A, không thể hiện chuyển nhượng phần đất của ông T trong diện tích chung. Tòa án cấp sơ thẩm xác định diện tích đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của tổ rừng và buộc bị đơn Lê Đức A phải trả lại đất cho tổ rừng nhưng không làm rõ hiệu lực pháp lý của giao dịch chuyển nhượng đất giữa ông T và ông A là không có căn cứ. Tòa án cấp sơ thẩm chỉ căn cứ các lời khai của người làm chứng, các nguyên đơn để xác định tài sản đang tranh chấp là của tổ trồng rừng là chưa đủ căn cứ pháp luật. Đối với số tiền bán cây bạch đàn, cây tràm, cây thông đã trả tiền còn thiếu cho các thành viên trong tổ theo từng phần: Việc tranh chấp tài sản trên đất rừng nêu trên là tranh chấp số tiền đã bán cây của tổ trồng rừng. Đây là tài sản mà các bên đương sự đã thừa nhận, trước đây tổ trồng rừng đã cùng nhau trồng rừng và hưởng quyền lợi chia đều theo phần, suất và công sức đóng góp và không có tranh chấp gì xẩy ra từ khi trồng rừng đến năm 2013 mới xẩy ra tranh chấp.Do tranh chấp tài sản chưa có đủ tài liệu, chứng cứ về việc bị đơn tự ý bán cây và bán cây với số tiền nhiều hơn và cụ thể là đã bán bao nhiêu tiền nên chưa thể xác định được quyền và lợi ích hợp pháp của các nguyên đơn có bị xâm phạm không nên cần bác nội dung khởi kiện về tranh chấp tài sản trên đất này của các đồng nguyên đơn để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự. Toà án cấp phúc thẩm tuyên Chấp nhận nội dung kháng cáo của ông Lê Đức A là bị đơn và bà Hồ Thị C là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Sửa bản án sơ thẩm số 05/2019/DS-ST ngày 03/7/2019 của Tòa án nhân dân huyện Q, tỉnh N. |
|
|
Bản án số 03/2017/DS-ST ngày 24 tháng 8 năm 2017 của Toà án nhân dân tỉnh Điện Biên
Về việc: Tranh chấp quyền sử dụng đất rừng, yêu cầu bồi thường thiệt hại vè tài sản và yêu cầu huỷ Giấy chứng nhận quyền bảo vệ rừng và sử dụng đất rừng. Nội dung vụ việc: Nguồn gốc đất do gia đình bà Vương Thị T nhận chuyển nhượngtuwf gia đình ông C1, bao gôm ffaars ở và 1 hần dịch tích đất sau đồi vào năm 1983. Từ năm 1983-1996, gia đình bà T đã san ủi đất làm nhà, vườn, ao, khai phá đồi hoang phía sau nhà với diện tích khoảng 2000m2. Việc gia đình bà T khai hoang, ông N, bà T1 ông L tổ trưởng tổ dân phố đều biết. Đầu năm 1984 thì bà T1 (vợ ông N) chết, gia đình ông N đã chôn cất bà T1 tại nghĩa trang Bản K. Đến khoảng năm 1990 -1991 thì gia đình ông N bốc mộ cho bà T1. Trước khi bốc mộ thì ông N và ông L có sang hỏi gia đình bà T được đặt nhờ phần mộ của bà T1 trên đất đồi của gia đình bà T để tiện cho việc hương khói Được sự đồng ý của gia đình bà T, mộ bà T1 đã được đưa về chôn tại phần đất đồi phía sau nhà ông N, đặt ngang hàng với phần mộ của bố mẹ bà T và thuộc phần đất do gia đình bà T khai hoang. Đến tháng 7/1996, tổ công tác gồm đại diện phường H, tổ trưởng tổ dân phố, cán bộ địa chính và cán bộ kiểm lâm đến kiểm tra thực địa đất đồi rừng tại khu phố, trong đó có gia đình ông bà C-T. Đến ngày 30/9/1996, UBND thị xã Đ (nay là thành phố Đ) ban hành Quyết định số 232-QĐ và Giấy chứng nhận quyền bảo vệ rừng và sử dụng đất rừng số 78 ngày 30/9/1996 giao cho gia đình ông bà C-T diện tích vườn rừng là 0,2 ha. Sau khi nhận quyết định giao vườn rừng và giấy chứng nhận, gia đình ông bà C-T không có khiếu nại, thắc mắc gì. Khi nhà nước xóa bỏ bao cấp, gia đình bà T đã chuyển sang trồng các cây lâu năm như: keo lá tràm, keo tai tượng, cây bạch đàn, cây trẩu và tre…đến nay vẫn còn 02 cây keo và 01 cây bạch đàn. Từ năm 2000 đến năm 2005, gia đình bà T trồng thêm khoảng 120 cây keo tai tượng. Từ năm 1983- 2010 giữa gia đình bà T và gia đình ông N sử dụng đất không xảy ra tranh chấp gì. Năm 2010 -2012, Phạm Văn C con trai của ông N và bà T1 tiến hành chặt cây keo tại tường của gia đình bà T. Bà đã báo ho ông K là Bí thư chi bộ và là người chuyển nhượng đất cho gia đình ông N, nhưng không có ai lên kiểm tra và cũng không lập biên bản kiểm đếm số cây bị chặt phá. Đến đầu năm 2012, bà T đã làm đơn đề nghị phố, phường giải quyết. Đại diện tổ hòa giải tổ dân phố và phường H đã tiến hành hòa giải và công bố tài liệu của hai gia đình, khi đó bà T mới biết gia đình ông Phạm Văn N cũng được cấp Giấy chứng nhận quyền bảo vệ rừng và sử dụng đất rừng với diện tích là 0,29ha; Kết quả hòa giải đã được thể hiện tại biên bản hòa giải ngày 25/02/2012. Không đồng ý với kết quả hòa giải, năm 2015 bà Thoa đã viết đơn lên UBND thành phố đề nghị giải quyết tranh chấp giữa gia đình bà và gia đình anh Phạm Văn C; bà T làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân để yêu cầu giải quyết: – Yêu cầu anh Phạm Văn C trả lại diện tích khoảng 1300m2 đất đồi rừng. – Buộc anh Phạm Văn C phải bồi thường giá trị của 120 cây keo tai tượng với giá trị khoảng 25.000.000 đồng. – êu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền bảo vệ rừng và sử dụng đất rừng ngày 30/9/1996 và Quyết định số 232-QĐ ngày 30/9/1996 do UBND thị xã Đ cấp cho gia đình ông Phạm Văn N vì sai diện tích đất. Bị đơn annh Phạm Văn C không nhất trí vì diện tích đất ông bà C, T tranh chấp thuộc quyền quản lý, sử dụng của gia đình ông N từ năm 1981 cho đến nay. Đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại chặt phá cây với số tiền là 25 triệu đồng, anh Phạm Văn C không nhất trí vì anh C không chặt phá cây của gia đình ông bà C- T; Đối với yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền bảo vệ rừng và sử dụng đất rừng và Quyết định số 232-QĐ của UBND thị xã Điện Biên Phủ cấp đất cho ông N; anh Phạm Văn C cũng không đồng ý vì Giấy tờ cấp đất thực hiện đúng trình tự đúng quy định, không phải Giấy tờ giả. Toà án cấp sơ thẩm nhận định Tại phiên tòa, bà T rút yêu cầu khởi kiện đòi 1300m2 đất rừng và rút yêu cầu Hủy giấy chứng nhận số 77 cấp ngày 30/9/1996 và Quyết định số 232- QĐ ngày 30/9/1996 do UBND thị xã Đ cấp cho gia đình ông Phạm Văn N. Xét thấy việc rút yêu cầu khởi kiện của bà T là tự nguyện, được bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chấp nhận. Việc bà T bổ sung yêu cầu khởi kiện buộc anh C phải thanh toán tiền san lấp hố bom, công đánh đá và cải tạo đất rừng với số tiền là 5.000.000đ là vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, do đó bà T có quyền khởi kiện anh C đối với yêu cầu này trong vụ án độc lập khác. Trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, bà T khai từ năm 1993-2005, bà T đã trồng khoảng 120 cây keo tai tượng trên diện tích đất đồi phía sau nhà ông Phạm Văn N (là phần đất đồi do gia đình bà T khai hoang). Bà T khai đã thực hiện việc trồng cây trên phần đất đồi ở phía sau nhà ông N nhưng không đưa ra được chứng cứ về việc trồng cây, không đưa ra được tài liệu gì chứng minh việc anh Phạm Văn C chặt cây, gây thiệt hại cho nhà bà. Phía anh C khẳng định bà T không thực hiện việc trồng cây trên diện tích đất rừng của gia đình anh, anh C không được chặt cây do bà T trồng. Do đó yêu cầu khởi kiện ông C Bà T không được Toà án chấp nhận. Toà án cấp sơ thẩm tuyên Đình chỉ xét xử đối với yêu cầu của ông Vũ Duy C và bà Vương Thị T buộc anh Phạm Văn C trả lại diện tích khoảng 1300m2 đất đồi rừng và yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền bảo vệ rừng và sử dụng đất rừng ngày 30/9/1996 và Quyết định số 232-QĐ ngày 30/9/1996 do UBND thị xã Đ cấp cho gia đình ông Phạm Văn N; nếu có tranh chấp thì có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Vương Thị T và ông Võ Duy C (tên gọi khác là Vũ Duy C) đối với anh Phạm Văn C về việc buộc anh Phạm Văn C bồi thường số tiền 25.000.000đ. |
|
|
Bản án số 03/2019/DS-ST ngày 07 tháng 11 năm 2019 của Toà án nhân dân huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn
Về việc: Tranh chấp quyền sử dụng đất và yêu cầu di dời tài sản trên đất Nội dung vụ việc: Nguồn gốc đất tranh chấp tại K, thuộc thôn B, xã T, huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn. Năm 1997 ông Chu Văn U là bố của Chu Văn L được Ủy ban nhân dân huyện Đ giao quyền quản lý, sử dụng 97 ha, trong đó có 78 ha đất đồi trọc, 19 ha là đất rừng, tại K. Đối với 78 ha đất đồi trọc, năm 2006 một số hộ trong thôn B đã trồng thông và gia đình ông L cũng đã tiến hành trồng thông trên diện tích đất đồi trọc, khoảng 1,5 ha. Toàn bộ diện tích đất đồi 78 ha gia đình ông Chu Văn L không có tranh chấp. Riêng với 19 ha là đất rừng sản xuất, trước đây là rừng tự nhiên, một số hộ dân thôn B đã phát làm nương từ những năm 1975 đến 1995 sau đó bỏ hoang. Đến năm 1997 ông Chu Văn U (bố ông Chu Văn L) được UBND huyện Đ giao cho quản lý, sử dụng. Gia đình ông Chu Văn U đã quản lý, sử dụng thường xuyên, liên tục từ đó cho đến khi xảy ra tranh chấp. Toà án cấp sơ thẩm nhận định Về yêu cầu của ông Chu Văn L: Theo các tài liệu chứng cứ thì ông Chu Văn L được bố là Chu Văn U để lại cho tại K, thôn B, xã T, huyện Đ, có diện tích 19 ha thuộc các thửa số 63; 72 tờ bản đồ số 04 bản đồ địa chính đất Lâm nghiệp xã T, huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn, các tình tiết này phù hợp với nội dung Báo cáo số 79/BC-TNMT ngày 18/10/2018 của Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Đ, qua đối chiếu với Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ, bản đồ và các tài liệu có trong hồ sơ, việc ông Chu Văn L khẳng định như trên là đúng. Do đó, có cơ sở chấp nhận yêu cầu của ông Chu Văn L được quản lý, sử dụng toàn bộ diện tích đất có tranh chấp là 39.720 m2 thuộc thửa số 63, thửa số 72, tờ bản đồ số 04 bản đồ địa chính đất Lâm nghiệp xã T, huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn. Đối với yêu cầu di dời cây keo di các bị đơn trồng, khi đang xảy ra tranh chấp các bị đơn vẫn cố tình trồng cây, việc trồng cây trên đất đã được nhà nước giao quyền quản lý, sử dụng cho người khác là trái pháp luật cần buộc phải di dời. Yêu cầu của nguyên đơn là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật nên được chấp nhận. Công nhận sự tự nguyện của ông Chu Văn L thanh toán cho các bị đơn giá trị tài sản trên đất là 10.100 cây keo, với đơn giá từ 5.000 đồng/cây đến 6.000 đồng/cây, hỗ trợ công phát dọn với đơn giá là 1.000 đồng/m2. Toà án cấp sơ thẩm tuyên Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Chu Văn L đòi trả lại toàn bộ diện tích đất tranh chấp.Buộc các bị đơn: Chu Thị D di dời tài sản trên đất gồm 3.000 cây keo. Chu Thị L di dời tài sản trên đất gồm 2.500 cây keo. Chu Thị Đ, Bế Thị C, Trần Thị H di dời tài sản trên đất gồm 2.800 cây keo. Bế Văn Đ di dời tài sản trên đất gồm 1.800 cây keo. Không chấp nhận yêu cầu được quản lý, sử dụng diện tích 7.836 m2 đất và 3.000 cây keo trên đất tại thửa số 72, tờ bản đồ số 04 bản đồ địa chính đất Lâm nghiệp xã T, huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn của bà Chu Thị D. Không chấp nhận yêu cầu được quản lý, sử dụng diện tích 6.708 m2 đất và 2.500 cây keo trên đất tại thửa số 72, tờ bản đồ số 04 bản đồ địa chính đất Lâm nghiệp xã T, huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn của bà Chu Thị L. Không chấp nhận yêu cầu được quản lý, sử dụng diện tích 7.928 m2 đất và 2.800 cây keo trên đất tại thửa số 63, tờ bản đồ số 04 bản đồ địa chính đất Lâm nghiệp xã T, huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn của các bà Chu Thị Đ, Bế Thị C, Trần Thị H. Không chấp nhận yêu cầu được quản lý, sử dụng diện tích 6.164 m2 đất và 1.800 cây keo trên đất tại thửa số 72, tờ bản đồ số 04 bản đồ địa chính đất Lâm nghiệp xã T, huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn của ông Bế Văn Đ. Không chấp nhận yêu cầu được quản lý, sử dụng diện tích 2.248 m2 đất tại thửa số 63, tờ bản đồ số 04 bản đồ địa chính đất Lâm nghiệp xã T, huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn của ông Nguyễn Văn B. Không chấp nhận yêu cầu được quản L, sử dụng diện tích 5.839 m2 đất tại thửa số 72, tờ bản đồ số 04 bản đồ địa chính đất Lâm nghiệp xã T, huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn của bà Triệu Thanh L và ông Nông Văn N. Không chấp nhận yêu cầu được quản lý, sử dụng diện tích 3.006 m2 đất tại thửa số 72, tờ bản đồ số 04 bản đồ địa chính đất Lâm nghiệp xã T, huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn của bà Chu Thị T. |
|
|
Bản án số 04/2019/DS-ST ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Toà án nhân dân huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Về việc:Tranh chấp quyền sử dụng đất lâm nghiệp Nội dung vụ việc: Về nguồn gốc đất của gia đình ông Lục Văn N, bà Lê Thị T: Lô đất của gia đình ông N, bà T đã quản lý, trồng màu và bảo vệ rừng từ năm 1982, đến năm 1993 gia đình ông N, bà T được chính quyền địa phương và Hạt kiểm lâm huyện Sơn Động giao cho quản lý, chăm sóc và bảo vệ rừng 01 lô đất lâm nghiệp, diện tích là 50.000m2. Ngày 30/8/1995 được UBND huyện Sơn Động cấp chứng nhận về quản lý và bảo vệ rừng (sổ bìa xanh). Ngày 09/11/1999 được UBND huyện Sơn Động cấp chuyển đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (từ sổ bìa xanh chuyển sang sổ bìa đỏ), diện tích là 5ha, thuộc lô 2, khoảnh 26, thôn Nà Tèng, xã Vân Sơn ghi hộ ông Lục Văn N. Về nguồn gốc đất của gia đình ông âm Đình C, bà Vi Thị H: Năm 1993 gia đình ông C, bà H được chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn huyện Sơn Động giao cho quản lý, chăm sóc và bảo vệ rừng 01 lô đất lâm nghiệp, diện tích là 79.000m2. Năm 1995 được UBND huyện Sơn Động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ bìa xanh. Ngày 15/12/1999 được UBND huyện Sơn Động cấp chuyển đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (chuyển đổi từ sổ bìa xanh sang sổ bìa đỏ) ), diện tích là 7,9ha, thuộc lô 26 khoảnh 24, thôn Phe, xã Vân Sơn ghi hộ ông Lâm Văn C (Lâm Đình C). Về nguồn gốc đất của gia đình ông Vũ Quang Đ, bà Hoàng Thị N: Năm 2009 bà N được bố mẹ tặng cho diện tích đất lâm nghiệp 01ha; ngày 27/7/2009 đã được UBND huyện Sơn Động tách sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AP 765938 diện tích 01ha, loại đất rừng tái sinh thuộc lô L5, khoảnh 8, thôn Biểng, xã An Lạc. (việc tách sổ từ sổ của gia đình cụ Đ1, cụ Đ cho bà N được tách lô khoảnh theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình, nhưng lô đất của bà N không được chia tách thể hiện trên bản đồ giao đất 02 của UBND xã). Do lô đất của gia đình ông N với gia đình ông C và gia đình ông Đ có giáp ranh liền kề nhau, khi giao đất tại thực địa cho các hộ gia đình quản lý thì không có cắm mốc giới mà chỉ giao theo các điểm tọa độ theo bản đồ giao đất và thời điểm giao đất vẫn là rừng nguyên sinh dậm rạp. Sau khi được giao các hộ gia đình đã quản lý trông coi và bảo vệ rừng chứ chưa trồng cây phát triển kinh tế, từ đó các hộ gia đình không thường xuyên kiểm tra đất nên không xác định được rõ mốc giới theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bản đồ quản lý đất đai; thời điểm sau do rừng nghèo kiệt nên các hộ gia đình trồng cây phát triển kinh tế thì gia đình ông N mới kiểm tra đất của gia đình mình được giao theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì xảy ra tranh chấp. Trước thời điểm năm 2008 gia đình ông Đ đã trồng cây Thông, gia đình ông C đã trồng cây keo trên 1 phần diện tích đất của gia đình ông N; tháng 7 năm 2017 gia đình ông Đ, gia đình ông C tiếp tục phát quan trồng cây keo lên toàn bộ diện tích đất của gia đình ông N (gia đình C 12.421m2, gia đình ông Đ 18.811m2). Gia đình ông N đã nhiều lần yêu cầu gia đình ông Đ, gia đình ông Ch trả lại diện tích đất lấn chiếm nhưng gia đình ông Ch, ông Đ không nhất trí trả mà vẫn tiếp tục trồng cây. UBND xã đã tiến hành hòa giải nhưng không thành và có kết luận: Một phần diện tích đất tranh chấp gia đình ông âm Đình C đang quản lý và toàn bộ diện tích đất tranh chấp gia đình ông Vũ Quang Đ đang quản lý nằm trong lô 02, khoảnh 26 đất của gia đình ông N. Quá trình hòa giải thì gia đình ông Nvà gia ông C có tự thỏa thuận được với nhau về việc chia đôi diện tích đất tranh chấp, nhưng sau gia đình ông C lại thay đổi ý kiến không đồng ý nữa. UBND xã đã yêu cầu gia đình ông Đ và gia đình ông C trả lại diện tích đất tranh chấp cho gia đình ông N quản lý, sử dụng nhưng gia đình ông Đ và gia đình ông C không đồng ý trả. Do gia đình các bị đơn không trả đất nên ngày 16/01/2019 ông N, bà T khởi kiện gia đình ông Đ, bà N và gia đình ông C, bà H ra Tòa án nhân dân huyện Sơn Động. uá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa ông Lục Văn N, bà Lê Thị T rút một phần yêu cầu khởi kiện đối với gia đình ông Lâm Đình C từ 17.918m2 xuống còn 12.421m2, nay yêu cầu gia đình ông Lâm Đình C trả lại diện tích đất 12.421m2 cho gia đình quản lý, sử dụng; ông N, bà T nhất trí thanh toán trả tiền tài sản trên đất cho gia đình ông C; Ông C không nhất trí với yêu cầu của ông N, bà T đưa ra. Đối với yêu cầu khởi kiện gia đình ông Vũ Quang Đ: Hai bên gia đình ông N, bà Tvới gia đình ông Đ, bà N đã tự thỏa thuận giải quyết vụ án với nhau theo giấy thỏa thuận ngày 18/9/2019 đã giao nộp và đề nghị Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó. Toà án cấp sơ thẩm nhận định Nguyên đơn ông N, bà T đưa ra căn cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên bản hòa giải của UBND xã về việc gia đình ông C nhất trí trả lại ½ diện tích đất tranh chấp là có căn cứ. Bị đơn gia đình ông C đưa ra những căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho mình là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan là không có căn cứ. Do vậy, chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Lục Văn N, bà Lê Thị T đối với bị đơn gia đình ông âm Đình C, bà Vi Thị H. Toà án cấp sơ thẩm tuyên Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Lục Văn N, bà Lê Thị T đối với bị đơn ông Lâm Đình C, bà Vi Thị H. Buộc bị đơn ông Lâm Đình C, bà Vi Thị H và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Lâm Đức T1, anh Lâm Văn T2, anh Lâm Văn T3 và anh Lâm Thế T4 phải trả cho gia đình ông Lục Văn N, bà Lê Thị T quản lý, sử dụng toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp tranh chấp 12.421m2 thuộc lô 02, khoảnh 26, thôn Nà Tèng, xã Vân Sơn. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, giữa nguyên đơn ông Lục Văn N, bà Lê Thị T với bị đơn ông Vũ Quang Đ bà Hoàng Thị N, sự thỏa thuận cụ thể như sau: Ông Vũ Quang Đ, bà Hoàng Thị N trả cho gia đình ông Lục Văn N, bà Lê Thị T quản lý, sử dụng toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp tranh chấp 18.811m2 thuộc lô 02, khoảnh 26, thôn Nà Tèng, xã Vân Sơn |
|
|
Bản án số 05/2021/DS-PT ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Toà án nhân dân tỉnh Thái Nguyên
Về việc: Tranh chấp quyền sử dụng đất Nội dung vụ việc: Nguồn gốc diện tích 8.480m2 đất rừng các đương sự tranh cấp là của gia đình ông P mua của ông Đỗ Huy K và mua cảu ông Hoàng Sinh H4 vào năm 1994, có giấy tờ chuyển nhượng, không có xác nhận của chính quyền địa phương, không ghi diện tích cụ thể nhưng có sơ đồ chỉ ranh giới. Năm 2009 Anh Bàn Văn Đ là con trai ông P có bán 01 phần đất khoảng 3 sào (diện tích 1.080m2) đất rừng cho anh P1, chị T, có giấy viết tay và ký nhận giữa Anh Đ, Chị H2 (vợ Anh Đ) và anh P1, chị T, có Ông T3 là trưởng xóm xác nhận. Năm 2013 gia đình ông P kê khai và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng việc đo đạc để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông P không đúng với diện tích đất thực tế gia đình ông P sử dụng dẫn đến việc cấp thiếu diện tích đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gia đình không được dẫn đạc). Gia đình anh Nguyễn Văn P1 và chị Nguyễn Thị T đã nhận một phần diện tích đất rừng của gia đình ông P vào đất của gia đình anh P1, chị T và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thửa 121 TBĐ số 01 diện tích 23.458m2 đất rừng đã đo bao vào diện tích đất nhà ông P tại thửa 113 TBĐ số 01 (lúc đó gia đình ông P không biết việc cấp đất không đúng với diện tích đất thực tế sử dụng). Đến tháng 4/2017 khi gia đình anh P1 vào san gạt đất thì hai gia đình xảy ra tranh chấp. Trên phần đất tranh chấp này gia đình Anh H3 (con trai ông P) đã trồng cây và thu hoạch 2 – 3 vụ, hiện tại trên đất tranh chấp có cây keo của gia đình ông P và Anh H3 trồng được 6 năm. Còn bị đơn anh P1, chị T cho rằng: Năm 2013 anh chị được Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ cấp quyền sử dụng đất với diện tích là 23.458m2 tại thửa 121 tờ bản đồ số 01 loại đất rừng sản xuất. Về nguồn gốc của thửa đất được cấp là năm 2002 anh chị mua một phần đất của Ông Phan Văn T2, khi mua chỉ áng chừng không có diện tích cụ thể nhưng có xác định ranh giới là hàng bạch đàn giáp đất nhà ông P, đến năm 2009 anh chị tiếp tục mua khoảng 03 sào đất rừngcủa Anh Bàn Văn Đ (con ông P) khi mua bán có giấy tờ, có xác nhận của trưởng xóm. Anh chị xác định diện tích 8.480m2 đất rừng đang tranh chấp chính là phần đất mua của Anh Đ. Sau khi mua đất của Anh Đ, anh chị đã cho Anh Bàn Văn H3 (con ông P) mượn đất để trồng cây từ khi mua cho đến nay. Hiện trên đất đang tranh chấp có cây keo khoảng 05 năm tuổi do gia đình ông P trồng và khai thác. Toà án cấp sơ tuyên Chấp yêu cầu khởi kiện của ông Bàn Văn P đối với anh Nguyễn Văn P1 và chị Nguyễn Thị T. Buộc anh Nguyễn Văn P1 và chị Nguyễn Thị T trả lại cho ông Bàn Văn P (người kế thừa quyền và nghĩa vụ là anh Bàn Văn H) diện tích là 8480m2 đất rừng nằm vị trí C’DEFG ở thửa 121, tờ bản đồ số 1, tại xóm ĐX, xã YL, huyện ĐT (có sơ đồ trích lục kèm theo). Ngày 22/9/2020 bị đơn anh Nguyễn Văn P1 và chị Nguyễn Thị T kháng cáo không nhất trí với quyết định của bản án sơ thẩm. Cho rằng diện tích 8.480m2 đất rừng mà gia đình ông P tranh chấp là đất của gia đình anh chị mua của Anh Bàn Văn Đ và Chị Bùi Thị H2, không có việc chồng lấn diện tích đất của hai gia đình, khi mua bán có giấy viết tay ghi khoảng 3 sào, không đo đạc, có chỉ ranh giới cụ thể là hàng bạch đàn mà gia đình Anh Đ trồng, không có hào rãnh đất cụ thể; bản án buộc gia đình anh P1 phải chịu chi phí thẩm định, định giá anh chị không nhất trí. Đề nghị Tòa án giải quyết theo bìa đỏ của gia đình được nhà nước cấp. Toà án cấp phúc thẩm nhận định Dựa vào các tài liệu chứng cứ, xét thấy: Diện tích 8.480 m2 đất từng mà hai bên đang tranh chấp là của ông Bàn Văn P (người thừa kế quyền và nghĩa vụ là ông Bàn Văn H). Do đó, cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện cảu ông P là phù hợp, và có căn cứ. Toà án cấp phúc thẩm tuyên Không chấp nhận kháng cáo của anh Nguyễn Văn P1 và chị Nguyễn Thị T. Giữ nguyên bản án dân sư ̣ sơ thẩm |
|
|
Bản án số 06/2019/DS-PT ngày 21 tháng 01 năm 2019 của Toà án nhân dân tỉnh Lạng Sơn
Về việc: Tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, bồi thường thiệt hại về tài sản và huỷ một phần Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Nội dung vụ việc: Đất tranh chấp có nguồn gốc do gia đình nguyên đơn khai phá, cải tạo sử dụng từ năm 1990 không có tranh chấp với ai. Trong quá trình quản lý sử dụng đất phần đất tranh chấp tại thửa đất số 730 nguyên đơn đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. iện toàn bộ thửa đất số 730, tờ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp số 01 xã L, huyện L, tỉnh Lạng Sơn có tổng diện tích 8.300m2 đã được Ủy ban nhân dân huyện L, tỉnh Lạng Sơn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BD 629506, số vào sổ cấp giấy chứng nhận: C 00019 cấp ngày 20/6/2011 cho hộ ông Dương Văn B và bà Lâm Thị L. Đối với phần đất tranh chấp thuộc một phần thửa đất số 917, tờ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp số 01 xã L, huyện L, tỉnh Lạng Sơn do bị đơn tranh chấp nên nguyên đơn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trên phần đất này đã tồn tại các cây sở do nguyên đơn trồng từ năm 1990-1991. Nay nguyên đơn yêu cầu Tòa án giải quyết để nguyên đơn được quyền quản lý sử dụng 1.273,2m2 đất và sở h u cây trên đất; bị đơn phải bồi thường thiệt hại 12 cây sở cho nguyên đơn theo giá tr được thể hiện tại biên bản đ nh giá tài sản ngày 23/4/2018 là 2.310.000 đồng. Nguyên đơn yêu cầu òa án giải quyết chi phí xem xét, thẩm đ nh tại chỗ, đ nh giá tài sản, giám đ nh với tổng số tiền là 21.726.000 đồng mà nguyên đơn đã nộp tạm ứng đồng thời miễn tiền án phí dân sự sơ thẩm cho nguyên đơn theo quy đ nh của pháp luật. b đơn bác bỏ toàn bộ các yêu cầu khởi kiện nguyên đơn đã đưa ra, b đơn đề ngh được quản lý, sử dụng toàn bộ diện tích đất tranh chấp và sở h u cây trên đất, đồng thời yêu cầu hủy một phần Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở h u nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BD 629506 mà Ủy ban nhân dân huyện L, tỉnh Lạng Sơn cấp ngày 20/6/2011 cho nguyên đơn đối với diện tích 810,5m2 đất thuộc một phần thửa đất số 730.Tại phiên tòa sơ thẩm bị đơn và gia đình bị đơn đã thừa nhận 810,5m2 đất thuộc một phần thửa đất số 730, tờ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp số 01 xã L, huyện L, tỉnh Lạng Sơn thuộc quyền quản lý, sử dụng của nguyên đơn. B đơn và gia đình của mình không yêu cầu òa án hủy một phần Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở h u nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất trên. Toà án cấp sơ tuyên Ông Dương Văn B và bà Lâm h L được quyền quản lý và sử dụng 1.273,2m2 đất rừng sản xuất tại khu đồi C1 (tên gọi khác là C2) thôn K, xã L, huyện L, tỉnh Lạng Sơn. Diện tích 810,5m2 đất thuộc một phần thửa đất số 730, tờ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp số 01 xã L, huyện L, tỉnh Lạng Sơn theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở h u nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BD 629506 số vào sổ cấp giấy chứng nhận: C 00019 của Ủy ban nhân dân huyện L, tỉnh Lạng Sơn cấp ngày 20 tháng 6 năm 2011 cho hộ ông Dương Văn B và bà Lâm Thị L. Diện tích 462,7m2 đất thuộc một phần thửa đất số 917, tờ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp số 01 xã L, huyện L, tỉnh Lạng Sơn. Ông Dương Văn B và bà Lâm Thị L được quyền sở hữu cây trồng hiện có trên đất gồm: Toàn bộ các cây vầu, 28 cây sở trong đó có 14 cây sở có đường kính từ 05 đến 10cm, 14 cây sở có đường kính từ 11 đến 20cm trên diện tích 1.273,2m2 đất rừng sản xuất tại khu đồi C1 (tên gọi khác là C2) thôn K, xã L, huyện L, tỉnh Lạng Sơn bao gồm: 810,5m2 đất thuộc một phần thửa đất số 730, tờ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp số 01 xã L, huyện L, tỉnh Lạng Sơn và 462,7m2 đất thuộc một phần thửa đất số 917, tờ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp số 01 xã L, huyện L, tỉnh Lạng Sơn. Ông Dương Văn B và bà Lâm Thị L có nghĩa vụ kê khai, đăng ký đất đai (quyền sử dụng đât) đối với diện tích 462,7m2 đất thuộc một phần thửa đất số 917, tờ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp số 01 xã L, huyện L, tỉnh Lạng Sơn theo quy định của Luật Đất đai. Ông Lộc Văn phải thanh toán giá trị cây trồng (12 cây sở) cho ông Dương Văn B và bà Lâm Thị L với tổng số tiền là 2.310.000 đồng (hai triệu ba trăm mười nghìn đồng). Đình chỉ xét xử đối với yêu cầu hủy một phần Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở h u nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BD 629506 số vào sổ cấp giấy chứng nhận: C 00019 của Ủy ban nhân dân huyện L, tỉnh Lạng Sơn cấp ngày 20 tháng 6 năm 2011 cho hộ ông Dương Văn B và bà Lâm Thị L đối với diện tích 810,5m2 đất thuộc một phần thửa đất số 730, tờ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp số 01 xã L, huyện L, tỉnh Lạng Sơn. Ngày 10/10/2018, Ông Lộc Văn T kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết: Buộc ông Dương Văn B và bà Lâm Thị L chấm dứt tranh chấp đối với diện tích là 462,7m2 thuộc một phần thửa đất số 917, tờ bản đồ số 01 bản đồ địa chính đất lâm nghiệp xã L, huyện L, tỉnh Lạng Sơn. Công nhận cho gia đình ông Lộc Văn T được quyền quản lý và sử dụng toàn bộ diện tích và tài sản trên diện tích đất nêu trên; xác nhận diện tích 810,5m2 thuộc một phần thửa đất số 730, tờ bản đồ số 01 bản đồ đ a chính đất lâm nghiệp xã L, huyện L, tỉnh Lạng Sơn theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BD 629506, gia đình ông Lộc Văn T không có tranh chấp với gia đình ông Dương Văn B và bà Lâm Thị L; Không chấp nhận yêu cầu bồi thường của ông Dương Văn B, bà Lâm Thị L với số tiền là 2.310.000 đồng, không chấp nhận chịu toàn bộ các chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản và giám định là 21.726.000 đồng. Toà án cấp phúc thẩm nhận định Xét thấy, theo pháp theo vụ việc ông oàng uân N có hông báo kết luận giám đ nh tuổi cây đề ngày 07/5/2018, cụ thể: Cây sở yêu cầu giám đ nh có tuổi là: 26 ± 1 năm. Như vậy, có đủ căn cứ pháp lý xác đ nh nguyên đơn là người trồng 28 cây sở trên diện tích 1.273,2m2 đất tranh chấp, trong đó có 28 cây sở hiện có trên đất và 12 cây sở Ông Lộc Văn T đã chặt vào năm 2017. Về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản, giám định: Do yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn được chấp nhận và các bên cũng không thỏa thuận được về nghĩa vụ chịu số tiền trên. B đơn phải có trách nhiệm trả lại cho nguyên đơn số tiền tạm ứng nguyên đơn đã bỏ ra là 21.726.000 đồng. Từ những phân tích trên, không có căn cứ để chấp nhận nội dung kháng cáo của Ông Lộc Văn T , cần giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm. Toà án cấp phúc thẩm tuyên Không chấp nhận kháng cáo của ông Lộc Văn T, giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm. |
LINK TẢI PDF: TỔNG HỢP 20 BẢN ÁN TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
………………..
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
56A Điện Biên Phủ, phường Phường Đúc, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:
122 Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Luật sư tại Hà Nội:
Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
Luật sư tại Nghệ An:
Số 19 đường V.I Lê Nin, Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0906 499 446 – 0905 045 915
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/
KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn
KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn
KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn