FDVN tiếp tục chia sẻ “TỔNG HỢP 20 BẢN ÁN TÒA ÁN SỬ DỤNG ÁN LỆ LÀM CĂN CỨ GIẢI QUYẾT” do các Luật sư/ chuyên viên pháp lý của FDVN sưu tầm và tổng hợp.
Tài liệu này phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu, công tác và được chia sẻ hoàn hoàn miễn phí. Chúng tôi phản đối việc sử dụng tài liệu này vào mục đích thương mại và các mục đích khác trái pháp luật.
TỔNG HỢP 20 BẢN ÁN TÒA ÁN SỬ DỤNG ÁN LỆ LÀM CĂN CỨ GIẢI QUYẾT
STT |
NỘI DUNG |
SỐ TRANG |
01 |
Bản án số 375/2019/DS-PT ngày 28/8/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
Về việc “Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” Nội dụng vụ án: Tranh chấp quyền sử dụng đất. Ông H có một mảnh đất, giáp ranh với đất của ông L2 (chuyển nhượng một phần cho cho ông V năm 1992). Năm 1993, ông H và ông V thỏa thuận miệng đổi đất cho nhau. Sau khi đổi đất, ông V làm thủ tục kê khai quyền sử dụng đất của ông V và có lấn chiếm thêm 5m đất nhà ông H, tự ý làm thủ tục cấp GCNQSDĐ mà không được ông H đồng ý. Năm 1995, ông H cũng được cấp GCNQSDĐ. Đến năm 2003, ông V tặng cho con rễ là anh P một phần đất ông V lấn chiếm của ông H và bán toàn bộ diện tích còn lại cho bà K (sau đó đã hoàn thiện thủ tục cấp GCNQSDĐ). Ông H cho rằng bị lấn chiếm đất, ông H khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án nhân dân huyện L1 tuyên: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông H. Buộc anh Trương Sỹ P tháo dỡ các công trình là nhà làm trên đất phần đất lấn chiếm là 22.2m2, Buộc bà K tháo dỡ các công trình là tường nhà và phía sau nhà là móng nhà, là trên diện tích 26.6m2 trả lại cho ông H. Không chấp nhận yêu cầu của ông H về việc yêu cầu anh P và bà K trả lại diện tích đất theo GCNQSDĐ đã cấp. Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước xem xét phúc thẩm, hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ cho cấp sơ thẩm giải quyết lại. Tòa án nhân dân huyện L1 tuyên: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông H, kiến nghị UBND huyện L1 thu hồi GCNQSDĐ của anh P và bà K. Tiếp tục duy trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho đến khi bản án có hiệu lực. Sau bản án sơ thẩm xét xử lại, ông H tiếp tục kháng cáo Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận định: Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp, thụ lý và giải quyết vụ án đúng thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Ông H kháng cáo không đưa ra tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ án. Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tuyên: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông H. Kiến nghị UBND huyện L1 thu hồi GCNQSDĐ của anh P và bà K. Tiếp tục duy trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho đến khi bản án có hiệu lực. Án lệ được áp dụng: Án lệ số 15/2017/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2017 và được công bố theo Quyết định số 299/QĐ-CA ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: “Các đương sự tự nguyện thỏa thuận miệng với nhau về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trước ngày 15/10/1993 (ngày Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành); đã đăng ký, kê khai diện tích đất đã đổi và được ghi nhận tại sổ địa chính; đã trực tiếp canh tác, sử dụng ổn định, liên tục, lâu dài. Trường hợp này, Tòa án phải công nhận thỏa thuận miệng của các đương sự về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp đó để xác định các đương sự có quyền sử dụng diện tích đất đã đổi” |
01 – 15 |
02 |
Bản án số 239/2019/DS-PT ngày 28/10/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương
Về việc “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế tài sản” Nội dung vụ án: Cụ Đ và cụ T3 (đã mất) được cấp quyền sử dụng diện tích đất 6.245m2. Năm 2006, cụ Đ vay của bà T 2 tỷ đồng và có lập thủ tục chuyển nhượng đất để bảo đảm khoản vay. Năm 2006, các con của ông làm giấy thỏa thuận đồng ý cho ông Đ toàn quyền giao dịch, chuyển nhượng 4000m2 đất. Sau khi thỏa thuận, ông Đ và bà T thực hiện ký giấy điều chỉnh hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà vẫn làm thủ tục và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất 6.245m2. ông C, H, K, H3 và P1 thỏa thuận với bà T xác nhận bà T chỉ nhận chuyển nhượng diện tích đất 4.000m2 còn lại diện tích 2.245m2 thuộc quyền sử dụng đất của cụ Đ.Do đó, ngày 13/9/2006, cụ Đ và bà T ký hợp đồng đặt cọc bà T chuyển nhượng lại cho cụ Đ 2.245m2 với giá 1.122.500.000 đồng tương đương diện tích và số tiền bà T chưa thanh toán đối với hợp đồng ngày 09/6/2006. Ngày 28/9/2006, cụ Đ nhận số tiền 1.122.500.000 đồng của bà T. cụ Đ ghi đã nhận đủ số tiền 3.122.500.000 đồng có chữ ký của cụ Đ. Ông H đã nhiều lần yêu cầu vợ chồng bà T thực hiện thủ tục tách diện tích 2.245m2 trả lại cho ông H nhưng vợ chồng bà T không thực hiện mà hẹn nhiều lần. Đến cuối năm 2016 đầu năm 2017, bà T có mời ông H về để đo đạc tách thửa trả lại cho ông H diện tích 2.245m2 nhưng khi đo đạc diện tích thiếu. Bà T yêu cầu phải nhận đủ diện tích đất 4.000m2 diện tích đất còn lại (không đủ 2.245m2) trả cho ông H nên ông H không đồng ý. Vì vậy, ông H khởi kiện. Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm tuyên: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông H và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Công P1 và ông Nguyễn Công H3 về việc tranh chấp thừa kế tài sản. Sau bản án sơ thẩm, nguyên đơn ông H và người có quyền lợi liên quan ông H3, ông P1 kháng cáo toàn bộ bản án. Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm nhận định: Hội đồng xét xử không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn ông H và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông H3 và ông P1. Riêng đối với số tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất 1.225.500.000 đồng mà cụ Nguyễn Văn Đ và ông Nguyễn Thiện H đã nhận ngày 28/9/2006 từ bà T, nếu ông H3, ông P1 và những người thừa kế khác của cụ Đ, cụ T3 có tranh chấp với nhau về số tiền cụ Đ và ông H đã nhận thì có quyền khởi kiện tranh chấp thừa kế bằng vụ án khác. Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm tuyên: Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Tân Uyên; Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn ông Nguyễn Thiện H; Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Công H3 và ông Nguyễn Công P1; Giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 13/2019/DS-ST ngày 26/4/2019 của Tòa án nhân dân thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Án lệ được áp dụng: – Án lệ số 04/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06/4/2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06/4/2016: “Nhà đất là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có một người đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó cho người khác, người còn lại không ký tên trong hợp đồng. Nếu có đủ căn cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận, người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất; bên nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất đó công khai; người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến phản đối gì thì phải xác định là người đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất.” – Án lệ số 16/2017/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 14/12/2017 và được công bố theo Quyết định số 299/QĐ-CA ngày 28/12/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: “Di sản thừa kế là bất động sản đã được một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng. Các đồng thừa kế khác biết và không phản đối việc chuyển nhượng đó. Số tiền nhận chuyển nhượng đã được dùng để lo cuộc sống của các đồng thừa kế. Bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này, Tòa án phải công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hợp pháp và diện tích đất đã chuyển nhượng không còn trong khối di sản để chia thừa kế mà thuộc quyền sử dụng của bên nhận chuyển nhượng.” |
16 – 31 |
03 |
Bản án số 220/2019/DS-PT ngày 12/6/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
Về việc “Tranh chấp đòi lại tài sản là giá trị quyền sử dụng đất” Nội dung vụ án: ông Đặng Quang V có nhận 7.000 USD do ông Ngh gửi về để ông V mua thửa đất có diện tích khoảng hơn 3 sào đất trồng lúa tọa lạc tại Khu phố 1, phường MH, thành phố PR-TC, tỉnh Ninh Thuận và để ông V toàn quyền sử dụng, đứng tên trên giấy tờ vì đang ở Hoa Kỳ. Năm 200, ông Ngh có mua thêm đất và cũng giao ông V thực hiện thủ tục liên quan, giao cho bà M (mẹ vợ) đứng tên, bà M hứa sau khi ông về Việt Nam sẽ trả lại đất cho ông. Ông Ngh khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc ông Đặng Quang V và bà Nguyễn Thị Như M phải trả lại cho ông toàn bộ diện tích đất và tài sản gắn liền trên đất thuộc thửa số 25, tờ bản đồ địa chính số 02 phường MH, thành phố PR-TC và diện tích đất tại xứ đồng DĐ tọa lạc tại thôn HĐ, xã PH, huyện NP mà hiện nay bà Nguyễn Thị Như M đang đứng tên trong các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu không được nhận đất ông yêu cầu được nhận tiền. Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm tuyên: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; chấp nhận toàn bộ yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN, Chi nhánh Ninh Thuận. Công nhận sự thỏa thuận tự nguyện của các bên đương sự: Công nhận sự tự nguyện của ông Trương Thái Ngh về việc tặng cho bà Nguyễn Thị Như M toàn bộ tài sản trên diện tích đất; buộc bà M phải trả cho ông Ngh: 724.985.760đ (bảy trăm hai mươi bốn triệu chín trăm tám mươi lăm ngàn bảy trăm sáu mươi đồng). Buộc ông Ngh tháo dỡ toàn bộ tài sản đã xây trên đất; tiếp tục duy trì 02 hợp đồng thế chấp giữa bà M và Ngân hàng. Sau bản án sơ thẩm, Nguyên đơn ông Ngh và bị đơn bà M kháng cáo. Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm nhận định: Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp, thụ lý và giải quyết vụ án đúng thẩm quyền và thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Hội đồng xét xử phúc thẩm TN chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn Trương Thái Ngh và một phần kháng cáo của bị đơn bà Nguyễn Thị Như M. Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm tuyên: Chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn Trương Thái Ngh và một phần kháng cáo của bị đơn bà Nguyễn Thị Như M; Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; chấp nhận toàn bộ yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN, Chi nhánh Ninh Thuận Án lệ được áp dụng: Án lệ số 02/2016/AL được lựa chọn từ Quyết định giám đốc thẩm số 27/2010/DS – GĐT ngày 08/7/2010 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06/4/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: “Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã bỏ tiền ra để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhờ người ở trong nước đứng tên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ mình, khi giải quyết tranh chấp thì Tòa án phải xem xét và tính công sức bảo quản, giữ gìn, tôn tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất cho người đứng tên hộ; trường hợp không xác định được chính xác công sức của người đó thì cần xác định người thực chất trả tiền để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và người đứng tên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ có công sức ngang nhau để chia phần giá trị chênh lệch tăng thêm so với tiền gốc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ban đầu”. |
32 – 48 |
04 |
Bản án số 151/2019/DS-PT ngày 25/11/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng
Về việc “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc” Nội dung vụ án: Vợ chồng ông N chuyển nhượng cho ông M diện tích phần đất tái định cư của họ với giá 400.000.000 đồng, ông M đã cọc 380.000.000 đồng. Trong thời gian chờ đợi công ty P giao khoán thì ôn N còn yêu cầu ông M chuyển vào tài khoàn công ty P số tiền 324.490.000 đồng làm thủ tục cấp sổ cho ông N rồi ông N làm thủ tục chuyển sang ông M. Tuy nhiên, vợ chồng ông N không hoàn tất thủ tục sang tên. Vì vậy, ông M khởi kiện yêu cầu ông N và N1 tiếp tục thực hiện hợp đồng. Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm tuyên: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông M đối với ông N, bà N1. Tuyên bố hợp đồng đặt cọc giữa ông M với ông N, bà N1 bị vô hiệu: Buộc ông N, bà N1 cùng có nghĩa vụ hoàn trả cho ông M 380.000.000đồng và bồi thường thiệt hại 291.450.100 đồng, tổng cộng là 671.450.100đồng. Buộc Công ty P hoàn trả cho ông M 324.490.000 đồng. Sau bản án sơ thẩm, lần lượt bị đơn ông N, nguyên đơn ông M, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện kháng cáo. Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm nhận định: thỏa thuận đặt cọc này đã vi phạm điều cấm của luật nên đã bị vô hiệu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 117, Điều 122 và Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết tuyên bố thỏa thuận đặt cọc giữa ông N, bà N1 với ông M theo “Giấy biên nhận ngày 02/01/2018” vô hiệu là có căn cứ, đúng pháp luật. thỏa thuận đặt cọc này đã vi phạm điều cấm của luật nên đã bị vô hiệu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 117, Điều 122 và Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết tuyên bố thỏa thuận đặt cọc giữa ông N, bà N1 với ông M theo “Giấy biên nhận ngày 02/01/2018” vô hiệu là có căn cứ, đúng pháp luật. Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm tuyên: Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn ông M; Chấp nhận kháng cáo của bị đơn ông N và kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện A, tỉnh Sóc Trăng; Sửa bản án dân sự cấp sơ thẩm đã tuyên. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông M đối với ông N, bà N1. Tuyên bố thỏa thuận đặt cọc giữa ông M với ông N và bà N1 “Giấy biên nhận ngày 02/01/2018” vô hiệu. Án lệ được áp dụng: Án lệ số 25/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về không phải chịu phạt cọc vì lý do khách quan: “Hợp đồng đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng mua bán nhà có thỏa thuận trong một thời hạn nhất định bên nhận đặt cọc phải hoàn tất các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, nếu vi phạm thì phải chịu phạt cọc. Hết thời hạn theo thỏa thuận, bên nhận đặt cọc chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà do nguyên nhân từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp này, phải xác định việc bên nhận đặt cọc không thể thực hiện đúng cam kết là do khách quan và bên nhận đặt cọc không phải chịu phạt cọc.” |
49 – 57 |
05 |
Bản án số 140/2019/DS-PT ngày 31/7/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang
Về việc “Tranh chấp “thừa kế tài sản, đòi quyền sử dụng đát, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, yêu cầu hủy GCNQSDĐ, bồi thường thiệt hại về tài sản” Nội dung vụ án: Tài sản do bố mẹ tạo lập, sau khi chết để lại. Sau khi bố mẹ chết, anh Th và bà S tự ý làm thủ tục đến đứng tên và chuyển nhượng cho người khác, chưa có sự đồng ý của tất cả anh em. Vì vậy, ông L, bà D, bà M, bà L1 yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng chuyển nhượng, GCNQSDĐ, chia di sản thừa kế. Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm tuyên: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Huỳnh Phước L, bà Huỳnh Thị D, Huỳnh Kim L1 và Huỳnh Thị Ngọc M về chia thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp diện tích 3.888m2 (đo đạc thực tế là 3.943m2) tọa lạc tại xã B Ch, huyện C Ph và đất Lnk diện tích 2.559,8m2, tọa lạc tại thị trấn B C, huyện T T do ông Huỳnh Văn tr để lại. Sau đó, ông L, bà M, bà D, bà L1 ủy quyền cho ông B1 kháng cáo toàn bộ bản án. Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm nhận định: Tòa án cấp sơ thẩm đã không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông L, bà D, bà M và bà L1 yêu cầu được chia di sản thừa kế phần đất diện tích 12.096m2 (đo đạc thực tế là 13.070m2). Không chấp nhận yêu cầu hủy Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 13/11/2003 giữa ông L2 với ông Th và hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông L2, bà N1 là có căn cứ, phù hợp với Án lệ số 16/2017/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 14/12/2017. Di sản thừa kế của cụ tr được chia cho bà Ph, bà L1, bà M, bà D, ông Th, ông T2, ông L, ông Đ mỗi người được chia một kỷ phần có giá trị 14.094.000đ. Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm tuyên: Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông H Phước L, bà H Thị Ngọc M, bà H Thị D và H Kim L1. Sửa Bản án dân sự cấp sơ thẩm đã tuyên. Án lệ được áp dụng: Án lệ số 16/2017/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 14/12/2017 Về công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng: “Di sản thừa kế là bất động sản đã được một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng. Các đồng thừa kế khác biết và không phản đối việc chuyển nhượng đó. Số tiền nhận chuyển nhượng đã được dùng để lo cuộc sống của các đồng thừa kế. Bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này, Tòa án phải công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hợp pháp và diện tích đất đã chuyển nhượng không còn trong khối di sản để chia thừa kế mà thuộc quyền sử dụng của bên nhận chuyển nhượng.” |
58 – 71 |
… (còn tiếp)
LINK TẢI: TỔNG HỢP 20 BẢN ÁN TÒA ÁN SỬ DỤNG ÁN LỆ LÀM CĂN CỨ GIẢI QUYẾT
………………..
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
56A Điện Biên Phủ, phường Phường Đúc, thành phố Huế
Luật sư tại Quảng Ngãi:
359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
Luật sư tại Hà Nội:
Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0935 643 666 – 0906 499 446
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/