FDVN giới thiệu tài liệu “Tổng hợp 12 bản án có giải quyết yêu cầu bồi thường khoản lợi nhuận đáng lẽ được hưởng” do các Luật sư – Chuyên viên pháp lý của FDVN sưu tầm, tổng hợp.
Tài liệu này phục vụ cho mục đích học tập, nghiên cứu, công tác và được chia sẻ hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi phản đối việc sử dụng tài liệu này vào mục đích thương mại và mục đích khác trái pháp luật.
MỤC LỤC
Tổng hợp 12 bản án có giải quyết yêu cầu bồi thường khoản lợi nhuận đáng lẽ được hưởng
STT |
Bản án |
Trang |
1 | Bản án số 540/2006/DS-ST ngày 09/6/2006 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Vụ án: “Tranh chấp hợp đồng dân sự đại lý bảo hiểm” Nội dung vụ án: Ông NĐ_Lâm Văn Linh làm đại lý bảo hiểm cho BĐ- Công ty TNHH Thành Đạt (VN) từ năm 2001. Ngày 28/4/2005, NĐ_Lâm Văn Linh có văn bản đề nghị chấm dứt hợp đồng đại lý với công ty vì phải dành thời gian chăm sóc con bị bệnh nặng. Ngày 21/5/2005, NĐ_Lâm Văn Linh nhận được thư chấm dứt hợp đồng đại lý của công ty (đề ngày 18/5/2005), trong đó có nêu rõ lý do ông đã vi phạm nghiêm trọng quy định của công ty khi tham gia một số hoạt động với công ty bảo hiểm nhân thọ khác trong lúc vẫn đang là đại lý của công ty. BĐ_Công ty Thành Đạt (VN) đã báo cáo cho Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam về trường hợp vi phạm của NĐ_Lâm Văn Linh và ông bị cấm làm đại lý bảo hiểm trong thời gian 3 tháng. NĐ_Lâm Văn Linh khởi kiện, yêu cầu Tòa án buộc BĐ_Công ty Thành Đạt (VN) phải rút lại thông báo đã gửi cho Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đồng thời phải bồi thường cho ông khoản thu nhập bị mất trong thời gian 3 tháng là 24.000.000 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm nhận định: Về yêu cầu thứ nhất (đòi rút lại thông báo): BĐ_Công ty Thành Đạt (VN), chấm dứt hợp đồng đại lý với ông NĐ_Lâm Văn Linh với lý do ông NĐ_Linh đã vi phạm nghiêm trọng hợp đồng cũng như quy định của pháp luật (làm việc đồng thời cho 2 công ty bảo hiểm) và gửi thông báo cho Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam về hành vi vi phạm của ông NĐ_Linh là không đủ căn cứ, không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng đại lý giữa các bên. Do đó, yêu cầu BĐ_Công ty Thành Đạt (VN) phải rút lại thông báo đã gửi cho Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam là có căn cứ và chính đáng. Về yêu cầu thứ hai (đòi bồi thường thiệt hại): Ông NĐ_Linh không chứng minh được thiệt hại vật chất thực tế mà ông đã phải gánh chịu là hậu quả trực tiếp của hành vi gửi thông báo cho Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam của BĐ Công ty Thành Đạt (VN) nên Hội đồng xét xử thấy không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường số tiền 24.000.000 đồng. Mặt khác, chính ông NĐ_Linh trong đơn khởi kiện cũng đã trình bày là ông đã chủ động đề nghị chấm dứt hợp đồng đại lý với công ty vì ông không có thời gian dành cho công việc (làm đại lý bảo hiểm) do phải chăm sóc con bị bệnh nặng. Điều đó chứng tỏ tại thời điểm công ty chấm dứt hợp đồng đại lý với ông (tháng 5/2005), ông không có nhu cầu và điều kiện để tiếp tục công việc làm đại lý bảo hiểm cho một công ty bảo hiểm. Do đó, yêu cầu của ông NĐ_Linh đòi bồi thường thiệt hại là khoản thu nhập bị mất trong 3 tháng do bị cấm làm đại lý bảo hiểm (là hậu quả trực tiếp của việc Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thông báo cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác về trường hợp của ng) là không có căn cứ để được chấp nhận (vì dù không bị cấm ông vẫn không thể và không có ý định làm đại lý bảo hiểm vào thời điểm Hiệp hội phát thông báo). Tòa án cấp sơ thẩm tuyên: – Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, buộc BĐ Công ty TN Thành Đạt (Việt Nam) phải có trách nhiệm thu hồi lại thông báo đã gửi cho Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam về hành vi vi phạm hợp đồng đại lý của ông NĐ_Lâm Văn Linh vì không đủ căn cứ. – Bác yêu cầu của nguyên đơn đòi BĐ Công ty TN Thành Đạt (Việt Nam) phải bồi thường thiệt hại khoản thu nhập bị mất là 24.000.000 đồng. – Ông NĐ_Lâm Văn Linh phải chịu án phí sơ thẩm là.1.200.000đ (một triệu hai trăm ngàn đồng). |
1-5 |
2 | Bản án số 04/2008/KDTM-PT ngày 11/4/2008 của Tòa án nhân dân quận X tỉnh ĐN
Vụ án: “Tranh chấp đòi BTTH trong HĐ vận chuyển” Nội dung vụ án: Ngày 31/3/2004 NĐ_Công ty Hưng Phát ký hợp đồng với BĐ_Công ty MVA về việc vận chuyển nhựa đường, hợp đồng số 1130 và 04 phụ lục là A-B-C-D, thời hạn hợp đồng là 3 năm (từ 01/4/2004 đến 31/3/2007). NĐ_Công ty Hưng Phát vận chuyển nhựa đường theo đơn đặt hàng của BĐ_Công ty MVA, hưởng tiền dịch vụ vận chuyển theo chuyến, tùy theo cự ly xa gần, mức giá thấp nhất là 97.000đ/tấn; BĐ_Công ty MVA thanh toán tiền tính theo đơn đặt hàng và chuyến vận chuyển vào ngày 30 hằng tháng. Theo quy định của Hợp đồng NĐ_Công ty Hưng Phát không độc quyền vận chuyển cho BĐ_Công ty MVA, nhưng tại phụ lục A quy định BĐ_Công ty MVA phải đảm bảo dự kiến 30.000 tấn nhựa/năm cho NĐ_Công ty Hưng Phát vận chuyển. Tháng 4/2016 thì phía BĐ_Công ty MVA đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn 11 tháng vì lí do khách quan nên không nhận hàng được từ nước ngoài về nên không có hàng để cho NĐ_Công ty Hưng Phát vận chuyển. NĐ_Công ty Hưng Phát khởi kiện, yêu cầu Tòa án buộc BĐ_Công ty MVA phải bồi thường số tiền lợi nhuận bình quân của 11 tháng là 1.525.519.930đ và 11 tháng lương công nhân là 305.103.986đ. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên: – Chấp nhận một phần đơn yêu cầu khởi kiện của NĐ_Công ty TNHH thương mại, dịch vụ vận tải Hưng Phát. – Buộc BĐ_Công ty MVA phải có trách nhiệm bồi thường cho NĐ_Công ty Hưng Phát số tiền là 1.525.519.930đ. – Ngày 17/12/2007 BĐ_Công ty MVA kháng cáo đề nghị phúc thẩm xem xét lại toàn bộ nội dung án sơ thẩm. – Ngày 25/12/2007 NĐ_Công ty Hưng Phát kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại phần 305.103.986đ tiền bồi thường lương của công nhân trong 11 tháng mà cấp sơ thẩm không chấp nhận. Tòa án cấp phúc thẩm nhận định: Hợp đồng số 1130 ký ngày 31/3/2004 giữa BĐ_Công ty MVA và NĐ_Công ty Hưng Phát kéo dài trong 3 năm (từ 01/4/2004 đến 31/3/2007). Tháng 4/2006 phát sinh tranh chấp, do đó luật được vận dụng để xem xét giải quyết tranh chấp này là luật thương mại năm 2005 có hiệu lực ngày 01/01/2006. Theo điều 318 Luật thương mại 2005 không quy định quá thời hạn khiếu nại thì mất quyền khởi kiện như ở điều 241 Luật thương mại năm 1997, do đó, NĐ_Công ty Hưng Phát không mất quyền khởi kiện như kháng cáo của BĐ_Công ty MVA. Việc BĐ_Công ty MVA không cung cấp hàng để NĐ_Công ty Hưng Phát vận chuyển từ tháng 4/2006 là đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, vi phạm điểm 2.1 điều 2 hợp đồng 1130 nên BĐ_Công ty MVA phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi không thực hiện hợp đồng theo điều 302 Luật thương mại 2005. Việc Tòa án cấp sơ thẩm buộc BĐ_Công ty MVA bồi thường cho NĐ_Công ty Hưng Phát số tiền 1.525.519.930đ là có căn cứ. NĐ_Công ty Hưng Phát không chứng minh được những người trực tiếp thực hiện hợp đồng vận chuyển cho BĐ_Công ty MVA mà Công ty chi trả lương cho họ sau khi BĐ_Công ty MVA chấm dứt hợp đồng do đó, yêu cầu bồi thường chi phí trả lương cho công nhân trong 11 tháng là không có căn cứ. Nội dung hợp đồng 1130 không quy định cụ thể về việc phạt vi phạm hợp đồng và yêu cầu này tại cấp sơ thẩm NĐ_Công ty Hưng Phát không đặt ra, nên cấp phúc thẩm không xem xét. Tòa án cấp phúc thẩm tuyên: Không chấp nhận kháng cáo của NĐ_Công ty Hưng Phát và BĐ_Công ty MVA. Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm. |
6-11 |
3 | Bản án số 2339/2009/KDTM-PT ngày 04/12/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Vụ án: “Tranh chấp hợp đồng mua bán” Nội dung vụ án: Ngày 05/5/2008 NĐ Công ty Mạnh Quỳnh và BĐ Công ty An Minh có ký hợp đồng mua bán số S262ES/2008 (viết tắt là HĐ 262), theo đó NĐ Công ty Mạnh Quỳnh bán cho BĐ Công ty An Minh mặt hàng mực ống nguyên con, chất lượng đạt tiêu chuẩn nhập khẩu thị trường Italy, số lượng 2.300 thùng, trị giá 87.750USD, thanh toán bằng tiền đồng VN là 1.490.324.062đ. Ngày 22/5/2008 NĐ Công ty Mạnh Quỳnh đã giao toàn bộ đơn hàng cho BĐ Công ty An Minh đúng số lượng, chất lượng và đã thực hiện nghĩa vụ xuất hóa đơn GTGT số 0069810 ngày 20/5/2008 để BĐ Công ty An Minh làm thủ tục xuất khẩu. Ngày 16/5/2008: BĐ Công ty An Minh đã thanh toán cho NĐ Công ty Mạnh Quỳnh số tiền 600.000.000đ. Tại bảng đối chiếu thanh toán công nợ ngày 18/8/2008, BĐ Công ty An Minh xác nhận còn nợ NĐ Công ty Mạnh Quỳnh số tiền 897.636.426đ của HĐ 262; Bảng đối chiếu thanh toán công nợ ngày 15/9/2008 BĐ Công ty An Minh một lần nữa xác nhận còn nợ NĐ Công ty Mạnh Quỳnh số tiền 1.365.172.530đ, trong đó có số tiền 897.636.426đ của HĐ 262 (gồm. 890.324.062đ nợ và 7.312.364đ tiền lãi do chậm thanh toán). Khi xuất hàng khỏi kho, BĐ Công ty An Minh không được kiểm tra toàn bộ lô hàng mà đến khi hàng lên Tp. HCM thì BĐ Công ty An Minh mới được thông báo để kiểm tra và phát hiện thiết kế bao bì sai đơn đặt hàng. NĐ Công ty Mạnh Quỳnh đã có công văn cam kết sẽ chịu trách nhiệm nếu khách hàng của BĐ Công ty An Minh có khiếu nại về chất lượng, trọng lượng, mẫu mã bao bì của lô hàng. Khi hàng qua đến Italy, khách hàng của BĐ Công ty An Minh nhận hàng, kiểm tra rồi thông báo là hàng không đạt chất lượng và bao bì đã in sai ở 2 điểm, do đó không đồng ý nhận hàng và yêu cầu BĐ Công ty An Minh nhận lại hàng. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên: – Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của NĐ Công ty Mạnh Quỳnh, buộc BĐ Công ty An Minh có trách nhiệm thanh toán cho NĐ Công ty Mạnh Quỳnh số tiền mua hàng còn thiếu là 890.324.062đ. Ghi nhận việc NĐ Công ty Mạnh Quỳnh không yêu cầu BĐ Công ty An Minh phải trả tiền lãi do vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng. BĐ Công ty An Minh phải chịu khoản tiền lãi trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả cho đến khi thi hành xong. – Không chấp nhận yêu cầu phản tố của BĐ Công ty An Minh về việc yêu cầu NĐ Công ty Mạnh Quỳnh phải bồi thường số tiền là 314.917.280đ do vi phạm hợp đồng. – BĐ Công ty An Minh phải chịu án phí Kinh tế sơ thẩm là 38.253.999đ. Ngày 02/7/2009 BĐ Công ty An Minh kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Ngày 28/7/2009, Viện kiểm sát nhân nhân thành phố HCM có Quyết định kháng nghị số 250, kháng nghị về phần án phí bị đơn phải chịu. Tòa án cấp phúc thẩm nhận định: Hợp đồng 262 ký kết giữa bên bán là NĐ Công ty Mạnh Quỳnh (Bên B) với bên mua là BĐ Công ty An Minh (Bên A), theo đó bên B bán đứt cho bên A mặt hàng mực ống nguyên con. Bên B bảo đảm giao hàng đúng tiêu chuẩn xuất khẩu cho thị trường nhập khẩu Italy. Hợp đồng không có thỏa thuận về bao bì sẽ do bên B thực hiện theo thiết kế mẫu của bên A giao cho bên B. Công văn ngày 21/5/2008 do ông Vũ Quý Vui ký có đóng dấu của NĐ Công ty Mạnh Quỳnh về nội dung “Nếu khách hàng của BĐ Công ty An Minh có khiếu nại về chất lượng, trọng lượng, mẫu mã bao bì của lô hàng thì chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm” là có giá trị pháp lý đối với 2 bên. Tuy nhiên, việc xác nhận này không có nghĩa là cứ có khiếu nại về chất lượng lô hàng là bên B chịu trách nhiệm, bên B phải có chứng cứ chứng minh điều đó thì bên B mới phải chịu trách nhiệm. Văn bản bằng tiếng Anh kèm theo bản dịch do BĐ Công ty An Minh nộp cho tòa án có nội dung do Cty Fishco bvba ở Bỉ gửi cho BĐ Công ty An Minh ngày 2/7/2008 (không có kết luận giám định của cá nhân, tổ chức giám định độc lập) không đủ chứng minh lô hàng không đạt chất lượng. Yêu cầu phản tố của BĐ Công ty An Minh đòi bồi thường thiệt hại số tiền 1.205.241.342đ là có cơ sở. Cả 2 bên đều có lỗi, đã trực tiếp gây ra thiệt hại, thì 2 bên phải cùng chịu trách nhiệm. Xét ở mức độ tương đối thì lỗi của 2 bên tương đương nhau, nên mỗi bên chịu vì trách nhiệm đối với thiệt hại, do vậy chỉ chấp nhận 1 phần yêu cầu của BĐ Công ty An Minh; cụ thể: số tiền thiệt hại mỗi bên phải chịu là: 1.205.241.342đ : 2 = 602.620.671đ. Tòa án cấp phúc thẩm tuyên: Sửa một phần án sơ thẩm: – Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của BĐ Công ty An Minh và kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố HCM: + BĐ Công ty An Minh có trách nhiệm thanh toán cho NĐ Công ty Mạnh Quỳnh tiền còn thiếu của hợp đồng mua bán số S262ES/2008 ngày 05/5/2008, số tiền là: 890.324.062đ. + NĐ Công ty Mạnh Quỳnh có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho BĐ Công ty An Minh do vi phạm hợp đồng mua bán số S262ES/2008 ngày 05/5/2008, số tiền là 602.620.67lđ. + Khấu trừ hai khoản nói trên, BĐ Công ty An Minh có trách nhiệm thanh toán cho NĐ Công ty Mạnh Quỳnh số tiền là 287.721.949đ ngay sau khi án có hiệu lực. |
12-24 |
4 | Quyết định giám đốc thẩm số 29/2009/DS-GĐT_HĐTP ngày 09/9/2009 của Tòa án nhân dân tối cao
Vụ án: “Đòi bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp” Nội dung vụ án: Nhãn hiệu thuốc tránh thai khẩn cấp POSTINOR của NĐ_Công ty GERNAI đã được đăng ký quốc tế từ năm 1978 theo Thỏa ước Madrid và sản phẩm đã được giới thiệu tại thị trường Việt Nam từ năm 1992; đến năm 1995 thì được Cục quản lý Dược Bộ Y tế cấp Giấy phép đăng ký. Đầu năm 2003, NĐ_Công ty GERNAI đã thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam và chính thức đăng ký nhãn hiệu thuốc POSTINOR, được Cục sở hữu công nghiệp Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam xác nhận tên thuốc POSTINOR đã đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid và được gia hạn lại từ năm 1998. Tháng 4/2004, NĐ_Công ty GERNAI phát hiện BĐ_Công ty Thành Vinh liên kết với LQ_Công ty Bình Đạt sản xuất, lưu hành sản phẩm thuốc tránh thai nhãn hiệu POSINIGHT có kiểu dáng mẫu mã bao bì và cách đóng gói vỉ thuốc tương tự như nhãn hiệu thuốc tránh thai POSTINOR. BĐ_Công ty Thành Vinh đã liên kết với LQ_Công ty Bình Đạt sản xuất thuốc POSINIGHT; mẫu mã, kiểu dáng bao bì, vỉ thuốc hoàn toàn do LQ_Công ty Bình Đạt thiết kế. Sau khi NĐ_Công ty GERNAI có ý kiến phản đối về bao bì của thuốc POSINIGHT thì LQ_Công ty Bình Đạt đã chủ động thay đổi mẫu mã bao bì mới cho sản phẩm. Cấp sơ thẩm tuyên: – Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn về việc đòi bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh của BĐ_Công ty Thành Vinh và LQ_Công ty Bình Đạt. – Buộc BĐ_Công ty Thành Vinh và LQ_Công ty Bình Đạt cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho NĐ_Công ty GERNAI số tiền đồng Việt Nam tương đương 46.969,68 đô-la Mỹ tại thời điểm thi hành án cùng với việc bồi hoàn chi phí cho việc thu thập thông tin cho nguyên đơn là 400.000 đ. – Buộc BĐ_Công ty Thành Vinh và LQ_Công ty Bình Đạt phải chấm dứt hành vi sử dụng trái phép đối với nhãn hiệu hàng hóa mà nguyên đơn đã đăng ký bảo hộ số 66967 theo Quyết định số A10520/QĐ-ĐK ngày 30/9/2005 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho nguyên đơn. – Buộc BĐ_Công ty Thành Vinh và LQ_Công ty Bình Đạt phải có trách nhiệm thu hồi và tiêu hủy toàn bộ vỏ bao bì đã sử dụng có hình ảnh hoa hồng màu hồng và số 2 màu hồng mà nguyên đơn đã được bảo hộ nêu trên, đồng thời thông báo về việc thu hồi này trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cấp Phúc thẩm tuyên: – Không chấp nhận yêu cầu của NĐ_Công ty GERNAI đòi BĐ_Công ty Thành Vinh và LQ_Công ty Bình Đạt phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do cạnh tranh không lành mạnh số tiền 85.348,60 đô-la Mỹ, chi phí luật sư 9.496,59 đô-la Mỹ và 400.000đ chi phí khác. – NĐ_Công ty GERNAI phải chịu án phí dân sự sơ thẩm do không được chấp nhận yêu cầu là 28.514.677đ; BĐ_Công ty Thành Vinh, LQ_Công ty Bình Đạt không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Tại Quyết định kháng nghị số 100/KN-DS ngày 31.3/2009, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 316/2006/DS-PT ngày 04/8/2006. Cấp Giám đốc thẩm nhận định: Theo quy định tại Điều 781 BLDS 1995 thì các đối tượng sở hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa và các đối tượng khác do pháp luật quy định. Theo quy định tại Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 của Chính phủ thì quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp là các đối tượng sở hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ. Như vậy, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh là một trong “các đối tượng khác nhau” thuộc sở hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ. Trong vụ án này, nguyên đơn cho rằng do các bị đơn đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn. Nguyên đơn yêu cầu các bị đơn bồi thường thiệt hại là có căn cứ theo quy định tại Điều 25 và Điều 27 Nghị định số 54/2000/NĐ-CP. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 117 Luật cạnh tranh và Điều 6 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. Tòa án sơ thẩm thụ lý giải quyết yêu cầu của nguyên đơn là đúng thẩm quyền. Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào Nghị định số 63/NĐ-CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp để giải quyết vụ án là áp dụng không đúng pháp luật. Vì ngay tại Điều 1 của Nghị định này đã quy định: “Các quy định của Nghị định này chỉ áp dụng đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa và không áp dụng đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác”. Theo Kết luận số 1465/TTKN ngày 08/8/2005 của Cục Sở hữu trí tuệ Bộ khoa học và Công nghệ (là cơ quan giám định) thì các bị đơn đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp đối với nguyên đơn. Hơn nữa, Việt Nam cũng là thành viên của Thỏa ước Madrid, nên phải có trách nhiệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các loại hàng hòa đã được đăng ký theo thỏa ước này, trong đó có sản phẩm thuốc tránh thai POSTINOR của NĐ_Công ty GERNAI, đã được đăng ký tại Phòng đăng ký Quốc tế ngày 05/11/1998 và Việt Nam là một trong 28 quốc gia được chỉ dẫn. Do đó, yêu cầu của NĐ_Công ty GERNAI đòi BĐ_Công ty Thành Vinh và LQ_Công ty Bình Đạt phải bồi thường thiệt hại là có căn cứ. – Trong quá trình giải quyết vụ án, đại diện NĐ_Công ty GERNAI cho rằng số lượng thuốc POSTINOR không tiêu thụ được do bị BĐ_Công ty Thành Vinh và LQ_Công ty Bình Đạt cạnh tranh không lành mạnh là 1.224.605 hộp; với mức lợi nhuận là 30%, nếu tính theo đơn giá thuốc nhập khẩu năm 2002 là 0,4 đô-la Mỹ/hộp thì khoản lợi nhuận mà nguyên đơn bị thiệt hai là 146.952,6 đô-la Mỹ, tuy nhiên đây chỉ là kết quả điều tra độc lập trên thị trường về tất cả các loại thuốc tránh thai trong năm 2002-2003 và kết quả này chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thừa nhận, nên Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận các số liệu do nguyên đơn đưa ra là có căn cứ. Nhưng tòa án cấp sơ thẩm coi số lượng thuốc POSINIGHT mà các bị đơn đã tiêu thụ chính bằng số lượng POSTINOR mà nguyên đơn lẽ ra có thể tiêu thụ được và xác định mức thiệt hại của NĐ_Công ty GERNAI bằng 30% là không có căn cứ. Tòa án cấp phúc thẩm lại cho rằng pháp luật chưa có quy định về bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nên đã bác yêu cầu của các nguyên đơn là không đúng. Cấp Giám đốc thẩm tuyên: – Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 316/2006/DSPT ngày 04/8/2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố HCM và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 275/2006/DSST ngày 29/3/2006 của Tòa án nhân dân thành phố HCM. – Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố HCM giải quyết sơ thẩm lại theo đúng qui định của pháp luật. |
25-31 |
LINK PDF: Tổng hợp 12 bản án có giải quyết yêu cầu bồi thường khoản lợi nhuận đáng lẽ được hưởng
……………..
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
366 Phan Chu Trinh, phường An Cựu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:
122 Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Luật sư tại Hà Nội:
Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
Luật sư tại Nghệ An:
Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
Luật sư tại Gia Lai:
Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0772 096 999
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/
KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn
KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn
KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn