FDVN trân trọng giới thiệu tài liệu “Tổng hợp 09 bản án tranh chấp về hợp đồng lao động đương sự là pháp nhân nước ngoài” do các Luật sư – Chuyên viên pháp lý của FDVN sưu tầm, tổng hợp.
Tài liệu này phục vụ cho mục đích học tập, nghiên cứu, công tác và được chia sẻ hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi phản đối việc sử dụng tài liệu này vào mục đích thương mại và mục đích khác trái pháp luật.
MỤC LỤC
Tổng hợp 09 bản án tranh chấp về hợp đồng lao động đương sự là pháp nhân nước ngoài
STT |
NỘI DUNG |
TRANG |
|
Bản án số 05/2020/LĐ-PT ngày 17 tháng 9 năm 2020 của Toà án nhân dân cấp cao tại TP.Hồ Chí Minh
Về việc: “Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ sau khi chấm dứt hợp đồng lao động và đòi lại tài sản Tóm tắt nội dung vụ án: Ông Phạm Minh T khởi kiện buộc công ty C – có trụ sở chính tại Pakistan thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền Đợt 2 theo thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động ngày 27/12/2016. Số tiền bị đơn phải thanh toán là 1.056.567.031 đồng. Văn phòng đại diện công ty C không đồng ý yêu cầu trên và có yêu cầu phản tố ông T phải hoàn trả lại cho văn phòng đại diện C chi phí không liên quan và tiền phụ cấp vượt quá là 1.483.112.174 đồng, cấn trừ số tiề đợt 2 văn phòng thì ông T còn phải thanh toán cho Văn phòng đại diện C số tiền là 5.23.296.974 đồng. Tuy nhiên ông T không đồng ý. Ngày 06/6/2019, nguyên đơn ông Phạm Minh T có Đơn sửa đổi, bổ sungđơn khởi kiện, theo đó xác định khởi kiện đối với bị đơn là Công ty C, yêu cầu bị đơn thanh toán cho ông T các khoản tiền nói trên và bổ sung yêu cầu tính lãi suất chậm trả đến khi vụ án đưa ra xét xử tạm tính 28 tháng từ ngày 31/01/2017 là 284.661.840 đồng. Tổng số tiền bị đơn phải thanh toán là 1.301.311.243 đồng. Do Công ty C đã thay thế Văn phòng đại diện C trở thành bị đơn trong vụ án, công ty C giữ yêu cầu phản tố đối với ông Phạm Minh T nên Văn phòng đại diện C đề nghị Tòa án chấp nhận cho Công ty C được kế thừa yêu cầu theo đon phản tố ban đầu của Văn phòng, đồng thời Văn phòng đại diện cũng xác định là không có yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập nào khác đối với ông Phạm Minh T trong vụ kiện này. Ngoài ra Văn phòng đại diện thống nhất ý kiến của bị đơn, yêu cầu nguyên đơn hoàn trả cho bị đơn chi phí không liên quan và tiền phụ cấp vượt quá là 1.483.112.174 đồng; cấn trừ với số tiền phải thanh toán đợt 2 là 959.815.200 đồng theo thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, ông T phải thanh toán lại cho bị đon số tiền là 523.926.974 đồng. Toà án cấp sơ thẩm tuyên: Đình chỉ giải quyết đối với một phần các yêu cầu khởi kiện của ông Phạm Minh T đã rút tại phiên tòa về việc buộc Công ty C phải thanh toán cho ông Phạm Minh T số tiền thưởng cho năm 2016 do Văn phòng đại diện Công ty C khi thanh toán có sự chênh lệch còn nợ là 3.371.550 đồng và khoản chi phí của Văn phòng đại diện, ông T đã chi nhưng chưa quyết toán lấy lại của tháng 12 là 32.020.000 đồng. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Phạm Minh T: Buộc Công ty C (với Văn phòng đại diện Công ty C tại Thành phố Hồ Chí Minh theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam số 79-02972-01 do Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh cập lần đầu ngày 17/5/2010) có nghĩa vụ thanh toán cho ông Phạm Minh T số tiền 1.250.024.413 đồng (một tỷ hai trăm năm mươi triệu không trăm hai mươi bốn ngàn bốn trăm mười ba đồng). (Bao gồm: số tiền phải thanh toán đợt 2 theo Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động ngày 27/12/2016 là 981.257.880 đồng (tương đương 42.545 USD) và tiền lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tính từ ngày 01/2/2017 đến ngày xét xử sơ thẩm (làm tròn là 33 tháng) là 268.766.533 đồng). Không chấp nhận yêu cầu phản tố của Công ty C (với Văn phòng đại diện Công ty C tại Thành phố Hồ Chí Minh theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam số 79-02972-01 do Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 17/5/2010) về việc yêu cầu ông Phạm Minh T hoàn trả cho bị đơn chi phí không liên quan và tiền phụ cấp vượt quá là 1.483.112.174 đồng; cấn trừ với số tiền phải thanh toán đợt 2 là 959.815.200 đồng theo thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, ông T phải thanh toán lại cho bị đơn số tiền là 523.926.974 đồng. Ngày 19/11/2019, bị đơn kháng cáo đề nghị hủy bản án sơ thẩm chuyển hồ sơ vụ án về cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án nếu có vi phạm nghiêm trọng về tố tụng. Về nội dung, đề nghị sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn. Toà án cấp phúc thẩm nhận định: Hai bên có ký kết thỏa thuận chấm dửt hợp đồng lao động ngày 27/12/2016, bị đơn đã thanh toán số tiền đợt 1, chưa thanh toán số tiền đợt 2. Do đó, yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn buộc bị đơn thanh toán số tiền đợt 2 là có căn cứ chấp nhận. Nguyên đơn yêu cầu tính tiền lãi tương ứng với thời gian chậm trả làm tròn là 33 tháng và áp dụng mức lãi suất là 0,83%/tháng (9,96%/năm) là có lợi cho bị đơn nên được chấp nhận, số tiền lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán bị đơn phải trả là: 268.766.533 VNĐ. Tổng cộng bị đơn phải trả cho nguyên đơn số tiền tổng cộng là 1.250.024.413 đồng. Công ty C cho rằng ông T đã thông qua kế toán Lê Thị M3 để chi các khoản chi không liên quan và tiền phụ cấp vượt quá mức được cho phép nhưng công ty C không cung cấp được chứng cứ chứng minh. Các tài liệu, chứng cứ mà công ty C cung cấp thể hiện các khoản chi này đã được Trưởng Văn phòng đại diện thống nhất, bộ phận kế toán thực hiện nhằm đáp ứng chi phí cho các hoạt động của nhân viên, phục vụ cho lợi ích của Văn phòng, không chứng minh được ông T cố tình chiếm giữ tài sản của Văn phòng đại diện bất hợp pháp. Do đó, Hội đồng xét xử không có cơ sở chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn. Nếu công ty C cho rằng trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động ông T đã gây thiệt hại thì có quyền yêu cầu ông T bồi thường thiệt hại theo khoản 1 Điều 130, 131 Bộ luật lao động. Tòa án cấp sơ thẩm xét xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có căn cứ. Bị đơn có kháng cáo những không cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu kháng cáo. Do vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm thống nhất quan điểm của đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Toà án cấp phúc thẩm quyết định: Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của C (công ty C); giữ nguyên bản án lao động sơ thẩm số 1568/2019/LĐ-ST ngày 06/11/2019 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. |
1 |
|
Bản án số 05/2021/LĐ-PT ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Toà án nhân dân cấp cao TP.HCM
Về việc: “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” Tóm tắt nội dung vụ án: Ngày 07/9/2017, nguyên đơn ông V nhận được văn bản từ ông F (gọi tắt là ông F) – Tổng Giám đốc Công ty L thông báo hợp đồng lao động đã giao kết giữa nguyên đơn và bị đơn sẽ chấm dứt kể từ ngày 07/10/2017 mà không nêu lý do chính đáng, ngoài ra Công ty còn vi phạm thời hạn báo trước theo quy định của pháp luật lao động. Do đó, nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn phải nhận trở lại làm việc và bồi thường cho nguyên đơn do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Bị đơn công ty L – có trụ sở chính tại Pháp cho rằng việc công ty cho nguyên đơn thôi việc là thực hiện đúng quy định pháp luật nên không đồng ý yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Toà án cấp sơ thẩm tuyên: Đình chỉ yêu cầu tính tiền lãi do Công ty L chậm thanh toán và về việc thu hồi Giấy phép lao động của ông V. Tuyên bố Quyết định ngày 20 /10/ 2017 của Công ty L chấm dứt hợp đồng lao động với ông V là trái pháp luật. Buộc Công ty L phải trả cho ông V tổng cộng số tiền là 6.958.585.044 (Sáu tỷ chín trăm năm mươi tám triệu năm trăm tám mươi lăm nghìn không trăm bốn mươi bốn) đồng, bao gồm: Tiền lương cho những ngày không được làm việc là 4.339.553.466,15 (Bốn tỷ ba trăm ba mươi chín triệu năm trăm năm mươi ba nghìn bốn trăm sáu mươi sáu phay mười lăm) đồng; Hai tháng tiền lương theo hợp đồng lao động là 385.738.085,88 (Ba trăm tám mươi lăm triệu bảy trăm ba mươi tám nghìn không trăm tám mươi lăm phay tám mươi tám) đồng; Trả tiền thuê nhà cho nguyên đơn là 1.106.626.500 (Một tỷ một trăm lẻ sáu triệu sáu trăm hai mươi sáu nghìn năm trăm) đồng; Trả tiền sinh hoạt phí cho nguyên đơn là 482.538.824 (Bốn trăm tám mươi hai triệu năm trăm ba mươi tám nghìn tám trăm hai mươi bến) đồng; Trả tiền học phí cho con mà nguyên đon đã đóng cho 03 con là 644.128.168 (Sáu trăm bốn mươi bốn triệu một trăm hai mươi tám nghìn một trăm sáu mươi tám) đồng. Không chấp nhận yêu cầu của ông V về việc buộc Công ty L bồi thường 07 (Bảy) tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm 06 (Sáu) tháng tiền lương bồi thường tổn thất vật chất và tinh thần cho thời gian thất nghiệp, không có thu nhập và 01 (Một) tháng tiền lưong bồi thường chi phí luật sư, tổn thất về tinh thần do Thẻ tạm trú bị thu hồi. Ngày 13/12/2019 bị đơn Công ty L kháng cáo, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ xét xử vụ án. Toà án cấp phúc thẩm nhận định: Hợp đồng lao động giữa nguyên đơn bị đơn được giao kết và thực hiện tại Việt Nam, nội dung hợp đồng thỏa thuận áp dụng pháp luật Việt Nam. Do đó, thẩm quyết giải quyết theo xác định của Tòa án cấp sơ thẩm là đúng quy định pháp luật. Giữa nguyên đơn và bị đơn có giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Tại biên bản hòa giải ngày 19/6/2018 bị đơn xác định thời điểm nguyên đơn còn làm việc, Văn phòng đại diện L có 03 người, sau khi ông V thôi việc thì công ty cũng có 03 người, chỉ thay đổi Trưởng Văn phòng đại diện mới là ông B. Do đó, đây là trường hợp công ty cho 01 người thôi việc, nên không phải là trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ theo khoản 1 Điều 44 Bộ luật Lao động năm 2012. Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ thì việc bị đơn chấm dứt hợp đồng lao động với ông V là trái quy định pháp luật. Do bị đơn đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, căn cứ Điều 42 Bộ luật Lao động năm 2012 thì bị đơn trả lương cho nguyên đơn trong những ngày không được làm việc, bồi thường 02 tháng tiền lương do không nhận lại làm việc và các khoản phụ cấp như tiền thuê nhà, chi phí sinh hoạt, trả tiền chi phí đi học cho con của nguyên đơn theo cam kết trong hợp đồng lao động. Tổng cộng số tiền bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn là 6.958.585.044 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm xét xử chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có căn cứ. Bị đơn có kháng cáo những không cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu kháng cáo. Đối với nội dung mà người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn nêu ra, yêu cầu được tính theo tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm thanh toán, thì sau khi xét xử sơ thẩm phía nguyên đơn không có kháng cáo, đồng ý với bản án sơ thẩm nên không có cơ sở xem xét. Do vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm thống nhất quan điểm của đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Toà án cấp phúc thẩm quyết định: Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn công ty L; giữ nguyên bản án lao động sơ thẩm số 1849/2019/LĐ-ST ngày 29/11/2019 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. |
13 |
|
Bản án số 03/2021/LĐ-PT ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội
Về việc: “ Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” Tóm tắt nội dung vụ án: Ông Lâm Văn A và Công ty A1 (có trụ sở tại Nhật Bản) ký Hợp đồng lao động số A1 – YXP – HĐLĐ 2019 – 13 ngày 28-02-2019. Thực tế ông Lâm Văn A đã làm việc đến 28-6-2019 thì nhận được Quyết định số 02/QĐ-A1 ngày 28-6-2019 của Công ty A1 về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Cho rằng Công ty A1 đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, nên ngày 27-9-2019 ông Lâm Văn A khởi kiện yêu cầu: – Buộc Công ty A1 phải trả tiền lương và tiền Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế của 08 tháng còn lại của hợp đồng lao động; – Buộc Công ty A1 phải bồi thường vì đột ngột chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với ông Lâm Văn A là kỹ sư hơn 02 năm thâm niên gắn bó, làm tổn hại sâu sắc đến uy tín, danh dự cá nhân, ảnh hưởng đến thu nhập của ông Lâm Văn A và gia đình. Khoản tiền yêu cầu bồi thường là 04 tháng lương; – Buộc Công ty A1 phải nhận ông Lâm Văn A trở lại làm việc theo hợp đồng đã ký. Trường hợp không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì Công ty A1 phải bồi thường. Bởi vì, buộc ông nghỉ việc trước thời hạn đã làm đảo lộn tất cả kế hoạch về công việc và cuộc sống cá nhân và gia đình, đẩy ông vào tình thế bị động và ảnh hưởng xấu đến hồ sơ cá nhân khi xin việc làm mới. Cụ thể ông yêu cầu khoản bồi thường là 4 tháng lương; – Do Công ty A1 vi phạm thời gian báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động nên phải bồi thường 01 tháng lương; – Yêu cầu Công ty A1 phải trợ cấp thôi việc. Ông Lâm Văn A đã làm việc cho Công ty 02 năm 01 tháng 13 ngày được tính là 2,5 năm nên mức trợ cấp thôi việc là: 2,5 năm x ½ tháng lương = 1,25 tháng lương; Tổng các khoản bồi thường mà ông Lâm Văn A đề nghị là 750.872.000 đồng. Đại diện Công ty A1 khẳng định chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Lâm Văn A là đúng pháp luật. Công ty A1 cũng thiện chí thương lượng, hòa giải do cơ quan quản lý lao động huyện Thanh Trì thực hiện cũng như hòa giải theo tố tụng, nhưng ông Lâm Văn A đưa ra yêu cầu không phù hợp với quy định của pháp luật. Do đó, Công ty A1 không chấp nhận hòa giải nữa và đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật Toà án cấp sơ thẩm tuyên: Bác yêu cầu khởi kiện của ông Lâm Văn A đối với Công ty A1 về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật (theo quyết định số 02/QĐ-A1 ngày 28/6/2019). Xác nhận thời điểm ông Lâm Văn A bị Công ty A1 chấm dứt hợp đồng lao động là 28/7/2019 theo Quyết định số 03/QĐ-A1 ngày 28/7/2019. Bác yêu cầu của ông Lâm Văn A đề nghị Công ty A1 nhận lại làm việc, trợ cấp và bồi thường thiệt hại với lý do bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Chấp nhận sự tự nguyện của Công ty A1 thanh toán cho ông Lâm Văn A 46.966.167đ; gồm: Tiền nghỉ phép năm là 10.966.667đ, tiền lương tháng 7/2019 là 35.999.500đ. Ngày 28/8/2020 nguyên đơn là ông Lâm Văn A có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm, đề nghị cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận đơn khởi kiện của ông. Toà án cấp phúc thẩm nhận định: Dựa vào các tài liệu hồ sơ chứng cứ, có căn cứ chấp nhận một phần khởi kiện của nguyên đơn, cấp sơ thẩm đã không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, nên có căn cứ chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn; tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đề nghị chấp nhận kháng cáo, sửa bản án sơ thẩm chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn là có căn cứ. Toà án cấp phúc thẩm quyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Lâm Văn A tuyên bố Công ty A1 chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Lâm Văn A trái pháp luật. |
25 |
|
Bản án số 03/2021/LĐ-PT ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Toà án nhân dân cấp cao tại TP. HCM
Về việc : “Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” Tóm tắt nội dung vụ án: Vào ngày 01/01/2010, công ty S – có trụ sở chính tại Singapore (từ đây gọi là công ty S, là người sử dụng lao động) và ông Quách Thế P (từ đây gọi là ông P, người lao động) ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, nội dung chính như sau: ông P giữ chức vụ giám đốc khu vực, mức lương là 34.000.000 đồng/tháng. Vào ngày 02/12/2014, ông P viết đơn, yêu cầu chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với công ty S. Theo đơn này, ông P cho rằng vì đương sự còn 21,5 ngày phép chưa sử dụng, nên được trừ vào thời hạn thông báo trước, theo luật định, là 45 ngày. Vì vậy, thay vì phải đến ngày 04/02/2015 mới được chấm dứt hợp đồng, thì kể từ ngày 05/01/2015, ông P được quyền chấm dứt hợp đồng với công ty S và trong thực tế, ông P đã không làm việc, kể từ ngày 05/01/2015. Do đó, nguyên đơn khởi kiện, yêu cầu Tòa án buộc bị đơn ông Quách Thế P thực hiện như sau: -Thanh toán nửa tháng lương những ngày bị đơn tự ý nghỉ việc do vi phạm thời hạn báo trước là 23 ngày, số tiền là 34.000.000 đồng; -Bồi thường một nửa tháng lương do hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, số tiền là 17.000.000 đồng; – Buộc bị đơn nộp bổ sung số tiền chênh lệch thuế thu nhập cá nhân trong các kỳ thuế từ năm 2010 đến năm 2014, do bị đơn cố tình khai mức thu nhập chịu thuế thấp hơn thực tế, số tiền là 167.811.500 đồng; – Buộc bị đơn thanh toán tiền lãi đối với khoản chênh lệch thuế thu nhập cá nhân (167.811.500 đồng) là 56.636.381 đồng, tạm tính từ 29/10/2015 đến ngày 29/9/2019, áp dụng mức lãi suất cơ bản là 9%/năm theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam; -Buộc bị đơn ngừng ngay việc vi phạm thỏa thuận phi cạnh tranh quy định tại Điều 14.1 và 14.2 hợp đồng lao động bằng cách không tiếp tục làm việc cho đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nguyên đơn là Công ty TNHH I. Bị đơn ông Quách Thế P không đồng ý với các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Toà án cấp sơ thẩm tuyên: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn:Buộc ông Quách Thế Phong phải bồi thường cho công ty S số tiền 29.466.667 đồng do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; Buộc ông Quách Thế P phải hoàn trả cho công ty S số tiền chênh lệch thuế thu nhập cá nhân mà ông Quách Thế P phải chịu, sau khi trừ đi khoản thuế thập cá nhân mà Công ty S đã khấu trừ từ năm 2010 đến 2014, còn lại là 167.811.500 đồng.Tổng cộng cả hai khoản tiền, là 197.278.167 đồng. -Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn công ty S về việc buộc ông Quách Thế P ngừng ngay việc vi phạm thỏa thuận phi cạnh tranh quy định tại Điều 14.1 và 14.2 hợp đồng lao động bằng cách không tiếp tục làm việc cho đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nguyên đơn là Công ty TNHH I. -Không chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn công ty S về việc buộc bị đơn ông Quách Thế P phải bồi thường một khoản tiền tương đương với tiền lương đối với 12 ngày (trên tổng số 23 ngày được nguyên đơn yêu cầu) do vi phạm thời hạn báo trước. Đình chỉ giải quyết yêu cầu khởi kiện của công ty S về việc buộc bị đơn thanh toán tiền lãi đối với khoản chênh lệch thuế thu nhập cá nhân (167.811.500 đồng) là 56.636.381 đồng, tạm tính từ 29/10/2015 đến ngày 29/9/2019 theo lãi suất cơ bản là 9%/năm (ban hành bởi Ngân hàng nhà nước Việt Nam). Vào ngày 10/12/2019, ông P có đơn kháng cáo một phần bản án sơ thẩm; nội dung kháng cáo như sau: Kháng cáo về phần đương sự phải bồi thường cho nguyên đơn do việc vi phạm thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Tòa án cấp Sơ thẩm xác định sai về tiền lương, dẫn đến xác định sai về khoản tiền bồi thường; Kháng cáo về phần buộc đương sự phải nộp bổ sung thuế thu nhập cá nhân. Vào ngày 20/12/2019, Tòa án cấp Sơ thẩm ra quyết định số 655/2019/QĐ- SCBSBA để sửa chữa, bổ sung bản án Sơ thẩm số 1831/2019/LĐ-ST ngày 28/11/2019 vì có một số sai sót về số liệu. Toà án cấp phúc thẩm nhận định: Các tài liệu, chứng cứ mà bên công ty S nêu ra, để chứng minh cho yêu cầu của đương sự, đã được Tòa án cấp Sơ thẩm nhận xét rằng các tài liệu, chứng cứ về số tiền thuế thu nhập cá nhân của ông P đã được khấu trừ từ năm 2010 đến năm 2013 không còn lưu trữ; các chứng cứ mà Tòa án cấp Sơ thẩm dùng để xét xử chấp nhận yêu cầu của công ty Spire đều là chứng cứ gián tiếp, không được đối chiếu giữa hai bên đương sự (trang 10; 11 của bản án Sơ thẩm). Như vậy, bằng vào các chứng cứ gián tiếp chưa được đối chứng này, Tòa án cấp Sơ thẩm xét xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện này của công ty S, là không có căn cứ pháp luật. Xét tại phiên tòa Phúc thẩm, phía bị đơn ông P tự nguyện trả cho công ty S số tiền 26.000.000 đồng tiền thuế thu nhập cá nhân; sự tự nguyện này không trái pháp luật, Tòa án cấp Phúc thẩm công nhận sự thỏa thuận này của đương sự. Toà án cấp phúc thẩm quyết định: Không chấp nhận kháng cáo của ông Quách Thế P về việc đòi xem xét lại khoản tiền phải bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng Lao động trái pháp luật; giữ nguyên bản án Sơ thẩm (kèm theo quyết định sửa chữa, bổ sung bản án, số 655/2019/QĐ-SCBSBA ngày 20/12/2019) về việc buộc ông Quách Thế P phải bồi thường cho công ty S khoản tiền 29.466.667 đồng (hai mươi chín triệu bốn trăm sáu mươi sáu ngàn sáu trăm sáu mươi bảy đồng) do đơn phương chấm dứt hợp đồng Lao động trái pháp luật. Chấp nhận một phần kháng cáo của ông Quách Thế P; sửa bản án Sơ thẩm (kèm theo quyết định sửa chữa, bổ sung bản án, số 655/2019/QĐ- SCBSBA ngày 20/12/2019) về phần giải quyết tranh chấp khoản tiền thuế thu nhập cá nhân. Ghi nhận sự tự nguyện của ông Quách Thế P trả lại cho công ty S số tiền 26.000.000 đồng (hai mươi sáu triệu đồng) tiền thuế thu nhập cá nhân. |
34 |
|
Bản án số 01/2020/LĐ-PT ngày 14 tháng 01 năm 2021 của Toà án nhân dân cấp cao tại TP.HCM
Về việc: “Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” Tóm tắt nội dung vụ án: Ông Nguyễn Quang Q và Văn phòng điều hành H (nay là Trụ sở điều hành Công ty H tại Switzerland – gọi tắt là Trụ sở công ty) ký kết Hợp đồng lao động không xác định thời hạn số 1111-509513 ngày 01/11/2011. Do tình hình khó khăn của ngành Dầu khí và các dịch vụ liên quan, Công ty kinh doanh không hiệu quả trong mấy năm liền, nên năm 2018, Trụ sở điều hành Công ty phải tiến hành thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động. Vị trí công việc của ông Q, Trụ sở điều hành Công ty đã xem xét nhưng không có vị trí nào phù hợp với sở trường và vị trí của ông Q ở cả Việt Nam và nước ngoài, nên buộc phải cắt giảm. Ngày 24/7/2018, Trụ sở điều hành Công ty đã tổ chức một cuộc họp với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở về nội dung của Phương án sử dụng lao động. Ngày 25/7/2018, Trụ sở điều hành Công ty đã gửi thông báo cho thôi việc đối với bà H2 và ông Q do thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động đến Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngày 02/8/2018, Trụ sở điều hành Công ty ban hành Quyết định số 115/HIG và Quyết định số 107/HIG-LCT về việc chấm dứt Hợp đồng lao động với ông Q. Lý do ban hành 02 Quyết định cùng về việc chấm dứt Hợp đồng lao động chỉ nhằm mục đích hành chính, cụ thể là Quyết định số 115/HIG có nội dung ngắn gọn hơn để ông Q nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội yêu cầu chi trả trợ cấp thất nghiệp. Ông Q cho rằng đây là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của Công ty. Do đó, ông Q khởi kiện, đề nghị Tòa án xem xét giải quyết như sau: – Tuyên bố Quyết định số 115/HIG ngày 02/8/2018 và Quyết định số 107/HIG-LCT ngày 02/8/2018 về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Trụ sở điều hành Công ty H là trái pháp luật. – Buộc Công ty H phải thanh toán các khoản tiền do chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, gồm: Tiền lương những ngày ông Q không được làm việc từ ngày 16/9/2018, cho đến ngày xét xử sơ thẩm với mức lương là 82.000.000đ/tháng; Buộc Công ty H nhận ông Q trở lại làm việc, nếu công ty không đồng ý nhận thì phải bồi thường 02 tháng tiền lương là 164.000.000đ. Toà án cấp sơ thẩm tuyên: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là ông Nguyễn Quang Q. Ngày 19/8/2020 ông Nguyễn Quang Q có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Toà án cấp phúc thẩm nhận định: Hội đồng xét xử nhận thấy Công ty có thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động; việc thay đổi cơ cấu này là hợp lý và được pháp luật cho phép, thuộc trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ quy định tại Khoản 10 Điều 36 Bộ luật Lao động, được hướng dẫn cụ thể tại Điểm a, Khoản 1, Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ, theo đó trường hợp thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động được coi là phù hợp với Khoản 10 Điều 36 Bộ luật Lao động. Công ty trình bày lý do có 02 Quyết định về việc chấm dứt Hợp đồng lao động nêu trên chỉ nhằm mục đích hành chính, cụ thể là Quyết định số 115/HIG có nội dung ngắn gọn hơn để ông Q nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội để ông Q yêu cầu chi trả trợ cấp thất nghiệp. Xét thấy nội dung các Quyết định tương tự nhau, không mâu thuẫn, không ảnh hưởng đến quyền lợi của ông Q. Hội đồng xét xử xét thấy các quy định trên nêu rõ rằng cán bộ công đoàn hết hạn hợp đồng lao động mà vẫn còn nhiệm kỳ công đoàn thì sẽ được gia hạn hợp đồng lao động đến hết nhiệm kỳ công đoàn. Tuy nhiên, hợp đồng lao động của ông Q là hợp đồng lao động không xác định thời hạn nên không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 192 mà thuộc trường hợp quy định tại Khoản 7 Điều 192 Bộ luật Lao động. Do vậy, điều này không ảnh hưởng đến việc Công ty phải tái cơ cấu để sắp xếp lại lao động, chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Q không cung cấp những tài liệu, chứng cứ gì mới để bảo vệ cho quan điểm kháng cáo của mình ngoài những tài liệu, chứng cứ đã được Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét, do đó Hội đồng xét xử không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn. Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát đề nghị bác kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm là phù hợp với nhân định của Hội đồng xét xử nên chấp nhận. Toà án cấp phúc thẩm quyết định: Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn ông Nguyễn Quang Q. Giữ nguyên Bản án lao động sơ thẩm số 01 ngày 04/8/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu |
48 |
LINK TÀI LIỆU PDF: Tổng hợp 09 bản án tranh chấp về hợp đồng lao động đương sự là pháp nhân nước ngoài
………………..
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
56A Điện Biên Phủ, phường Phường Đúc, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:
122 Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Luật sư tại Hà Nội:
Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
Luật sư tại Nghệ An:
Số 19 đường V.I Lê Nin, Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
Luật sư tại Gia Lai:
Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0772 096 999
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/
KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn
KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn
KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn