FDVN giới thiệu tài liệu “Tổng hợp 08 bản án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết tranh chấp” do các Luật sư – Chuyên viên pháp lý của FDVN sưu tầm, tổng hợp.
Tài liệu này phục vụ cho mục đích học tập, nghiên cứu, công tác và được chia sẻ hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi phản đối việc sử dụng tài liệu này vào mục đích thương mại và mục đích khác trái pháp luật.
MỤC LỤC
Tổng hợp 08 bản án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết tranh chấp
STT |
TÓM TẮT NỘI DUNG |
TRANG |
|
Bản án 488/2019/DS-ST ngày 30/08/2019 của Tòa án nhân dân huyện H, Thành phố Hồ Chí Minh
Về việc: “Đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất” Tóm tắt nội dung vụ việc: Bà Nguyễn Thị U là người làm chủ và đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CH 00430 do Ủy ban nhân dân huyện H cấp cho bà Nguyễn Thị U vào ngày 26/7/2011. Trước đây, bà U có khai là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BE 807775 ngày 19/7/2011 là không chính xác do lúc đó bà U không giữ giấy chứng nhận và chưa trích lục được bản sao giấy chứng nhận trên. Từ năm 2012, do là mẹ con với nhau nên bà U đưa ông Mai Hoàng T cất giữ giấy tờ trên giúp bà U. Tuy nhiên, khi bà U yêu cầu ông T trả lại cho bà U Giấy tờ nêu trên thì ông T không chịu trả lại. Ông T thừa nhận đang giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CH 00430 do Ủy ban nhân dân huyện H cấp cho bà Nguyễn Thị U vào ngày 26/7/2011. Nay, bà Nguyễn Thị U yêu cầu ông T trả lại thì ông T không đồng ý. Ông T không đưa Giấy tờ trên cho bà U vì muốn gìn giữ tài sản gia đình. Ông U chỉ đồng ý trả lại cho bà U trong trường hợp bà U đồng ý chia lại cho ông T 2/3 giá trị nhà đất trên. Tòa án cấp sơ thẩm nhận định: Về áp dụng pháp luật: Xét quan hệ tranh chấp Đòi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán để áp dụng nên Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Căn cứ vào khoản 2 Điều 92 của Bộ luật tố tụng dân sự, Hội đồng xét xử xác định các tình tiết trên là sự thật. Nay, bà U yêu cầu ông T trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CH 00430 do Ủy ban nhân dân huyện H cấp cho bà Nguyễn Thị U vào ngày 26/7/2011, Hội đồng xét xử xét yêu cầu khởi kiện của bà U yêu cầu ông T trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CH 00430 do Ủy ban nhân dân huyện H cấp cho bà Nguyễn Thị U vào ngày 26/7/2011 mà ông T đang chiếm hữu là có cơ sở, đúng theo quy định tại Điều 166 Bộ luật dân sự năm 2015 nên Hội đồng xét xử chấp nhận. Xét, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CH 00430 do Ủy ban nhân dân huyện H cấp ngày 26/7/2011 cho cá nhân bà Nguyễn Thị U. Ông T không đồng ý trả lại cho bà U với lý do muốn gìn giữ tài sản là không có cơ sở nên Hội đồng xét xử không chấp nhận. Tòa án sơ thẩm nhận định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Buộc ông Mai Hoàng Tú trả cho bà Nguyễn Thị U Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CH 00430 do Ủy ban nhân dân huyện H cấp ngày 26/7/2011 cho bà Nguyễn Thị U ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật tại Cơ quan Thi hành án có thẩm quyền. Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của bà Nguyễn Thị U, ông Mai Hoàng T không trả lại cho bà Út Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CH 00430 do Ủy ban nhân dân huyện H cấp ngày 26/7/2011 cho bà Nguyễn Thị U thì bà Nguyễn Thị U có quyền liên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xin cấp lại Giấy chứng nhận nêu trên. Tòa án cấp sơ thẩm quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Buộc ông Mai Hoàng Tú trả cho bà Nguyễn Thị U Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CH 00430 do Ủy ban nhân dân huyện H cấp ngày 26/7/2011 cho bà Nguyễn Thị U ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật tại Cơ quan Thi hành án có thẩm quyền. |
01-06 |
|
Bán án 25/2019/DS-ST ngày 07/6/2019 của Tòa án nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Về việc: “Tranh chấp hợp đồng góp hụi” Tóm tắt nội dung vụ án: Trong các năm 2017 và 2018, bà T1 tham gia 01 dây hụi tháng và 03 dây hụi tuần, loại hụi hoa hồng và có lãi do vợ chồng bà Mai Thị C (tên ghi trong phơi hụi là N2), anh Trần Quốc T2 làm đầu thảo. Mỗi dây hụi bà T1 tham gia 01 phần, các phần hụi đều còn sống và đã góp tiền hụi đến ngày 23/8/2018 âm lịch (ngày 02/10/2018 dương lịch) thì bà C tuyên bố vỡ hụi ngưng khui. Cụ thể như sau: Dây hụi tháng: Mở ngày 25/7/2017 âm lịch (ngày 15/9/2017 dương lịch), mãn ngày 25/10/2018 âm lịch (ngày 01/12/2018 dương lịch); gồm 16 phần với 15 hụi viên, số tiền góp 1.000.000 đồng/phần/tháng. Đầu thảo hưởng hoa hồng số tiền 500.000 đồng/kỳ. Bà T1 góp được 13 kỳ, số tiền 7.200.000 đồng. Các dây hụi tuần, số tiền góp 200.000 đồng/phần/tuần, đầu thảo hưởng hoa hồng số tiền 100.000 đồng/kỳ: Dây hụi thứ nhất (dây A2): Mở ngày 15/02/2018 âm lịch (ngày 31/3/2018 dương lịch), mãn ngày 19/9/2018 âm lịch (ngày 27/10/2018 dương lịch); gồm 31 phần với 24 hụi viên. Bà T1 góp được 27 kỳ, số tiền 4.050.000 đồng. Dây hụi thứ hai (dây B2): Mở ngày 15/02/2018 âm lịch (ngày 31/3/2018 dương lịch), mãn ngày 19/9/2018 âm lịch (ngày 27/10/2018 dương lịch); gồm 31 phần với 24 hụi viên. Bà T1 góp được 27 kỳ, số tiền 4.050.000 đồng. Dây hụi thứ ba: Mở ngày 18/3/2018 âm lịch (ngày 03/5/2018 dương lịch), mãn ngày 30/10/2018 âm lịch (ngày 06/12/2018 dương lịch); gồm 31 phần với 24 hụi viên. Bà T1 góp được 22 kỳ, số tiền 3.300.000 đồng. Nay, bà T1 khởi kiện yêu cầu bà C, anh T2 cùng có trách nhiệm trả lại cho bà và ông Nguyễn Văn T3 (chồng bà T1) số tiền hụi đã góp là 18.600.000 đồng, không yêu cầu trả lãi. Tòa án cấp sơ thẩm nhận định: Quá trình thực hiện hợp đồng góp hụi, ngày 02/10/2018 bà C, anh T2 tự ý ngưng khui các dây hụi, chưa xử lý số tiền góp hụi của các hụi viên chưa lĩnh hụi đã vi phạm nghĩa vụ của chủ hụi đầu thảo. Thuộc trường hợp, hợp đồng góp hụi đang thực hiện; vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện nên bà C, anh T2 phải chịu trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ được quy định tại khoản 1 Điều 351 của Bộ luật Dân sự. Thời điểm xét xử vụ án sau ngày Nghị định số 19/2019/NĐ-CP ngày 19/02/2019 của Chính Phủ về họ, hụi, bêu, phường có hiệu lực pháp luật. Tại khoản 3 Điều 27 của Nghị định số 19/2019/NĐ-CP quy định: “Các dây họ được xác lập trư c ngày Nghị định này có hiệu lực mà chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và h nh thức phù hợp v i quy định tại Nghị định này th đ ược áp dụng các quy định tại Nghị định này”. Do đó, Tòa án áp dụng các quy định của Nghị định số 19/2019/NĐ-CP để giải quyết tranh chấp. Mặc dù, pháp luật không quy định việc chủ hụi tự ý ngưng khui hụi thì hụi viên đã góp hụi chưa lĩnh hụi được xem là đương nhiên rút khỏi dây hụi và được nhận lại tiền hụi đã góp. Tuy nhiên, Điều 6 của Bộ luật Dân sự về áp dụng tương tự pháp luật quy định: “Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng th áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này th áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng.” và điểm a khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 19/2019/NĐ-CP quy định: “thành viên đã góp họ mà chưa lĩnh họ…được nhận lại các phần họ theo thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận, thành viên rút khỏi dây họ được nhận lại các phần họ đã góp tại thời điểm kết thúc dây họ…”. Vì vậy, việc bà T1 yêu cầu bà C, anh T2 cùng có trách nhiệm trả lại số tiền hụi đã góp cho bà và ông T3 là có căn cứ đúng với quyền của hụi viên và nghĩa vụ của chủ hụi tham gia hụi hưởng hoa hồng, có lãi được quy định tại khoản 3 Điều 15, khoản 8 Điều 18 của Nghị định số 19/2019/NĐ-CP, phù hợp với lẽ công bằng. Tòa án cấp sơ thẩm quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Võ Thị Tuyết T1, buộc bà Mai Thị C và anh Trần Quốc T2 cùng có trách nhiệm trả cho bà Võ Thị Tuyết T1 và ông Nguyễn Văn T3 số tiền 18.600.000 đồng. |
07-13 |
3 | Bản án 04/2020/DS-ST ngày 28/5/2021 của Tòa án nhân dân huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
Về việc “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” Tóm tắt nội dung vụ án: Anh Đinh Hồng V và chị Nguyễn Thị Thanh H kết hôn với nhau năm 2009. Quá trình kết hôn, vợ chồng có 02 con chung là Đinh Thị Hồng G, sinh 01/3/2010 và Đinh Tùng L, sinh ngày 15/12/2015. Sau khi kết hôn, tôi làm nghề buôn bán lâm sản và lái xe. Chị H ở nhà nuôi con. Chị H không nghề nghiệp cho đến khi chúng tôi ly hôn. Do chị H không chung thuỷ nên cháu L không phải là con tôi. Nội dung này sau khi giám định ADN tôi mới biết. Hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, việc tôi lấy vợ, sinh con là mục đích được hưởng lợi về tình cảm, cậy nhờ con khi tuổi già. Tuy nhiên việc cháu L không cùng huyết thống với tôi nhưng tôi đã phải nuôi cháu L từ khi sinh ra tháng 12/2015 đến tháng 3/2020 là 4 năm 3 tháng (51 tháng). Tôi đề nghị chị H phải thanh toán cho tôi tiền nuôi dưỡng đối với cháu Đinh Tùng L với số tiền là 121.000.000đ. Cụ thể: – Tiền ăn: 40.000đ/ ngày (1.200.000đ/ tháng); – Tiền sữa: 10.000đ/ ngày (300.000đ/ tháng); – Tiền bỉm: 450.000đ/ tháng (trong hai năm); – Tiền quần áo: 3.000.000đ/ năm (250.000đ/ tháng). – Tiền thuốc men khi ốm đau: 2.000.000đ/ năm (166.000đ/tháng); – Tiền chi phí mổ đẻ cho chị H: 15.000.000đ. – Tiền học nhà trẻ từ 3 tuổi: 7.000.000đ/ năm (600.000đ/ tháng)”. Tại phiên toà anh đề nghị bồi thường tiền công chăm sóc 2.000.000 đồng/tháng Tòa án cấp sơ thẩm nhận định: Theo quy định của khoản 2 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015, “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”. Quy định này được cụ thể hóa từ Điều 26 đến Điều 33 BLTTDS. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp, các yêu cầu về dân sự, trừ trường hợp tranh chấp đó thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Do yêu cầu của nguyên đơn không có cơ quan nào giải quyết, do vậy Toà án nhân dân huyện Thanh Ba căn cứ nơi cư trú của bị đơn theo Điều 43 BLTTDS và các nguyên tắc chung theo khoản 2; 3 Điều 45 BLTTDS để giải quyết vụ án. Về căn cứ bồi thường: Ngoài căn cứ theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự Toà án còn áp dụng quy định chung theo Điều 3 BLDS và Lẽ công bằng theo quy định của BLDS để buộc bồi thường. Điều 6 Bộ luật dân sự quy định: “1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự. 2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng”. Tại bản tự khai ngày 10/12/2020 chị Nguyễn Thị Thanh H thừa nhận không chung thuỷ và cháu Đinh Tùng L không phải là con của anh Đinh Hồng V. Chị cho rằng khi chị mang thai anh Đinh Hồng V biết cháu L không phải là con của anh nhưng anh vẫn chấp nhận để nuôi làm phúc. Nhưng chị không đưa ra được chứng cứ nào. Do vậy, việc anh Đinh Hồng V yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần vì anh bị tổn thương về danh dự, nhân phẩm, uy tín do hành vi của chị Nguyễn Thị Thanh H gây ra là có căn cứ. Thiệt hại về vật chất và tinh thần của anh Đinh Hồng V đương nhiên được mọi người trong xã hội thừa nhận, do vậy cần buộc chị Nguyễn Thị Thanh H phải có trách nhiệm bồi thường. Tòa án sơ thẩm quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Buộc ông Mai Hoàng Tú trả cho bà Nguyễn Thị U Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CH 00430 do Ủy ban nhân dân huyện H cấp ngày 26/7/2011 cho bà Nguyễn Thị U ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật tại Cơ quan Thi hành án có thẩm quyền. |
14-20 |
4 | Bản án 886/2019/LĐ-PT ngày 9/10/2010 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Về việc: “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” Tóm tắt nội dung vụ án: Ngày 03/8/2017, Công ty N (Sau đây gọi tắt là Công ty N) ký hợp đồng thử việc số 24/HĐTV-KNE-TCNS với ông Trần Viết H, công việc phải làm: Thực hiện công việc theo bảng mô tả công việc, chức danh chuyên môn là giám đốc công nghệ thông tin, thời gian thử việc 02 tháng kể từ ngày 03/8/2017 đến ngày 02/10/2017, mức lương thử việc 100% của tổng thu nhập là 68.000.000 đồng/tháng, địa điểm thỏa thuận làm việc: Số 86 đường Y, phường P, Quận G, Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian làm việc 44 giờ/tuần. Hết thời gian thử việc, nguyên đơn vẫn tiếp tục làm việc, đến ngày 14/10/2017, bị đơn đề nghị thăng chức cho nguyên đơn kiêm nhiệm quyền Chánh văn phòng, đề xuất mức lương tăng từ 68.000.000 đồng/tháng lên thành 75.000.000 đồng/tháng và thêm chế độ ưu đãi là con của nguyên đơn được học tại hệ thống trường quốc tế S. Ngày 17/10/2017, nguyên đơn đề nghị bị đơn ký hợp đồng lao động với nguyên đơn để đảm bảo quyền lợi cho nguyên đơn. Tuy nhiên, ngày 23/10/2017, bị đơn có thể hiện không muốn tiếp tục ký hợp đồng lao động với nguyên đơn, bằng việc gửi cho nguyên đơn văn bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Đến ngày 26/10/2017, bị đơn lại gửi cho nguyên đơn bản dự thảo hợp đồng lao động có các điều khoản không giống như thỏa thuận trong hợp đồng thử việc trước đó, cụ thể là ghi địa điểm làm việc tại Trường tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông E (E), Khu dân cư 13C, Đại lộ L, xã P, huyện C hoặc có thể làm việc tại các địa điểm khác trong hệ thống văn phòng của Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh theo yêu cầu của Công ty tại từng thời điểm. Nguyên đơn không đồng ý theo bản dự thảo của hợp đồng, nên yêu cầu bị đơn chỉnh sửa lại theo thỏa thuận thử việc đã ký nhưng bị đơn không đồng ý. Vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 04/11/2017, nguyên đơn nhận được Thông báo số: 03/2017/CV-KNE ngày 03/11/2017 của bị đơn yêu cầu nguyên đơn không có mặt tại công ty kể từ sau 12 giờ 00 phút cùng ngày 04/11/2017 và yêu cầu nguyên đơn bàn giao công việc. Nguyên đơn đã nhận lương đến ngày 04/11/2017. Bị đơn đã có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với nguyên đơn nên nguyên đơn khởi kiện. Tòa án cấp sơ thẩm quyết định: 1. Tuyên bố Công ty N đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với ông Trần Viết H và Hủy văn bản số 03/2017/CV-KNE ngày 03/11/2017 của N. 2. Buộc Công ty N phải thanh toán cho ông Trần Viết H tiền bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là 350.461.583 đồng và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 58.480.000 đồng. Tổng cộng 408.941.583 đồng. 3. Ghi nhận sự tự nguyện của ông Trần Viết H không yêu cầu Công ty N nhận trở lại làm việc. Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án nếu người phải thi hành án không thi hành thì hàng tháng phải chịu tiền lãi theo mức lãi suất quy định tại Khoản 2 Điều 357 Bộ luật dân sự tương ứng với số tiền và thời gian chậm thi hành án. 4. Không chấp nhận yêu cầu của ông Trần Viết H đối với Công ty N về việc buộc Công ty N thanh toán số tiền 777.855.083 đồng. Trong đó bao gồm: Lương tháng thứ 13: 68.000.000 đồng, tiền lương trong những ngày không được làm việc tính từ ngày 09/02/2018 đến ngày 30/11/2018 là: 659.621.750 đồng, tiền bảo hiểm xã hội tính từ ngày 09/02/2018 đến ngày 30/11/2018 là: 30.400.000 đồng; Tiền phép năm là 8.500.000 đồng. 5. Không chấp nhận yêu cầu phản tố của Công ty N đối với ông Trần Viết H về việc yêu cầu bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật số tiền 136.000.000 đồng. 6. Án phí lao động sơ thẩm: Công ty N phải chịu tiền án phí lao động sơ thẩm tính trên số tiền phải trả cho ông Trần Viết H là 19.821.168 đồng và án phí lao động sơ thẩm do yêu cầu phản tố không được chấp nhận là 4.080.000 đồng. Tổng số tiền án phí lao động sơ thẩm Công ty N phải chịu là 23.901.168 đồng. Công ty N được cấn trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp 2.040.000 đồng theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí số AA/2017/0026225 ngày 06/11/2018 của Chi cục Thi hành án dân sự Quận G, Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty N còn phải nộp 21.861.168 đồng tiền án phí lao động sơ thẩm. Ông Trần Viết H được miễn án phí lao động sơ thẩm. Tòa án phúc thẩm nhận định: Đối với án phí lao động sơ thẩm đã được tuyên trong bản án sơ thẩm do cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn, về nguyên tắc cần áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự thì “Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, do việc xem xét giải quyết yêu cầu phản tố này khi không đảm bảo tư cách của người có quyền ký đơn phản tố trong trường hợp này một phần do lỗi của Tòa án cấp sơ thẩm, nên bị đơn không phải chịu án phí lao động sơ thẩm đối với yêu cầu phản tố của bị đơn, hoàn trả cho bị đơn số tiền tạm ứng án phí đã nộp là đảm bảo quyền lợi cho bị đơn. Từ những phân tích nêu trên, Hội đồng xét xử thấy rằng có đủ căn cứ để xác định: Sau khi chấm dứt hợp đồng thử việc, giữa ông Trần Viết H và Công ty N không thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động do ông Trần Viết H không đồng ý ký kết Hợp đồng lao đồng. Công ty N không đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với ông Trần Viết H. Do đó, Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, chấp nhận kháng cáo của bị đơn, sửa toàn bộ bản án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, đình chỉ giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, xác định lại án phí sơ thẩm cho phù hợp với quy định của pháp luật. Tòa án phúc thẩm quyết định: Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, chấp nhận kháng cáo của bị đơn, sửa toàn bộ Bản án sơ thẩm số 32/2018/LĐ-ST ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Tòa án nhân dân Quận G, Thành phố Hồ Chí Minh. Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Trần Viết H về việc: – Yêu cầu tuyên bố Công ty N đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông Trần Viết H là trái pháp luật. – Các yêu cầu của nguyên đơn về việc buộc Công ty N phải thanh toán cho ông Trần Viết H tiền bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật tính từ ngày 05 tháng 11 năm 2017 đến ngày xét xử phúc thẩm, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 05 tháng 11 năm 2017 đến ngày xét xử phúc thẩm, tiền lương tháng thứ 13 và tiền phép năm tính đến ngày xét xử phúc thẩm. |
21-42 |
5 | Bản án 07/2019/DS-PT ngày 26/04/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình
Về việc: “Tranh chấp hợp đồng góp vốn” Tóm tắt nội dung vụ án: Ngày 5-7-2000 vợ chồng ông Phan Đăng T, bà Nguyễn Thị Bích N và vợ chồng bà Nguyễn Thị Phương M, ông Trần Vinh S ký biên bản góp vốn mua 03 thửa đất để làm trang trại, tổng diện tích 12.454m2 tại xóm G, xã C, huyện L, tỉnh Hòa Bình.Thửa đất thứ nhất: Diện tích 9.810m2 giấy chứng nhận cấp ngày 20-6-2000 mang tên hộ bà Nguyễn Thị Phương M; thửa đất thứ hai: Diện tích 834m2, mua của ông D; thửa đất thứ ba: Diện tích 1800m2, mua của gia đình ông Nguyễn Văn T, bà Hoàng Thị M. Hai bên thỏa thuận: Cùng nhau góp vốn (mỗi bên 50%) và cùng chịu trách nhiệm đóng góp mọi chi phí quản lý sử dụng và hưởng mọi quyền lợi trên ba thửa đất đã mua, lợi nhuận và rủi ro hai bên đều phải chịu. Khi cần thiết hai bên đều có quyền chuyển giao quyền sở hữu trên phần đất của mình và có quyền thừa kế cho người thân cận theo tỷ lệ góp vốn, trước khi quyết định phải có sự bàn bạc giữa các bên. Trong các ngày 01-12-2001 và 16-12-2001, ông Phan Đăng T đã giao cho ông Trần Vinh S tổng số tiền 70.000.000 đồng (bảy mươi triệu) đồng; trong đó: 60.000.000 (sáu mươi triệu) đồng mua ½ trang trại , 10.000.000 (mười triệu) đồng là tiền đầu tư cải tạo trang trại. Năm 2002 ông Phan Đăng T, bà Nguyễn Thị Bích N đầu tư thêm khoảng 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu) đồng để đào mở rộng ao thả cá, xây dựng cổng sắt, tường phía trước, trồng cây ăn quả và thuê người trông coi trang trại. Cuối năm 2003 hai bên chưa thống nhất được việc thuê người quản lý trang trại nên bà Nguyễn Thị Phương M, ông Trần Vinh S tạm dừng việc góp vốn. Các bên thỏa thuận mỗi bên ½ trang trại, diện tích đất của bên nào bên đó tự quản lý. Tháng 11-2010,ông Phan Đăng T, bà Nguyễn Thị Bích N phát hiện bà Nguyễn Thị Phương M, ông Trần Vinh S chuyển nhượng toàn bộ trang trại cho người khác với giá 2.400.000.000 đồng (hai tỷ bốn trăm triệu) đồng mà không thông báo hay bàn bạc với ông, bà. Nguyên đơn yêu cầu: Buộc vợ chồng bà Nguyễn Thị Phương M, ông Trần Vinh S thực thiện đúng thỏa thuận tại hợp đồng góp vốn, thực hiện các thủ tục để chuyển giao cho ông, bà một nửa “trang trại” (quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất). Kèm theo đơn khởi kiện, gồm: Biên bản góp vốn mua đất làm trang trại chăn nuôi gia súc ngày 05-7-2000 có chữ ký của vợ chồng ông Phan Đăng T, bà Nguyễn Thị Bích N và vợ chồng bà Nguyễn Thị Phương M, ông Trần Vinh S; sổ theo dõi đầu tư có nội dung trong tháng 12 năm 2001 ông Phan Đăng T giao tiền cho ông Trần Vinh S (chồng bà Nguyễn Thị Phương M) hai lần tổng cộng 70.000.000 (bảy mươi triệu) đồng. Tòa án sơ thẩm tuyên: Biên bản góp vốn mua đất làm trang trại trồng trọt chăn nuôi gia súc ngày 05-7-2000 ký giữa bà Nguyễn Thị Phương M, ông Trần Vinh S và ông Phan Đăng T bà Nguyễn Thị Bích N là vô hiệu. Buộc bà Nguyễn Thị Phương M và ông Trần Vinh S phải trả lại cho ông Phan Đăng T và bà Nguyễn Thị Bích N số tiền 70.000.000 đồng tiền góp vốn và 779.200.000 đồng thiệt hại do hợp đồng vô hiệu. Tổng cộng là 849.200.000 (Tám trăm bốn chín triệu hai trăm ngàn) đồng. Tòa án phúc thẩm nhận định: Pháp luật Dân sự chưa quy định cụ thể về xác định thiệt hại đối với Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất vô hiệu. Căn cứ khoản 1 Điều 6 Bộ luật dân sự năm 2015 về áp dụng tương tự pháp luật; theo hướng dẫn tại tiểu mục c.2, khoản 2.3 Điều 2 phần II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự hôn nhân và gia đình. Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, Nghị định 17/1999/NĐ-CP, tuyên xử: Biên bản góp vốn ngày 5-7-2000 giữa bà Nguyễn Thị Phương M, ông Trần Vinh S và ông Phan Đăng T, bà Nguyễn Thị Bích N vô hiệu; xác định lỗi của nguyên đơn, bị đơn và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu là có căn cứ, đúng pháp luật. Tòa án cấp phúc thẩm nhận định: Bà Trương Thị T rút vốn tháng 11 năm 2001 và ông Phan Đăng T, bà Nguyễn Thị Bích N được bà Nguyễn Thị Phương M, ông Trần Vinh S chấp nhận cho thay thế xuất đầu tư của bà Trương Thị T từ tháng 12 năm 2001. Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị đơn, người đại diện theo ủy quyền của bị đơn cho rằng nguyên đơn góp 70.000.000 (Bảy mươi triệu) đồng là để đầu tư trên đất, không có quyền sở hữu ½ trang trại gồm quyền sử dụng đất và tài sản trên đất là không có cơ sở chấp nhận. Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, Nghị định 17/1999/NĐ-CP, tuyên xử: Biên bản góp vốn ngày 5-7-2000 giữa bà Nguyễn Thị Phương M, ông Trần Vinh S và ông Phan Đăng T, bà Nguyễn Thị Bích N vô hiệu; xác định lỗi của nguyên đơn, bị đơn và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu là có căn cứ, đúng pháp luật. Tòa án cấp phúc thẩm quyết định: Biên bản góp vốn mua đất làm trang trại trồng trọt chăn nuôi gia súc ngày 05-7-2000 đã ký giữa bà Nguyễn Thị Phương M, ông Trần Vinh S và ông Phan Đăng T, bà Nguyễn Thị Bích N là vô hiệu. Buộc bà Nguyễn Thị Phương M, ông Trần Vinh S phải hoàn trả cho ông Phan Đăng T và bà Nguyễn Thị Bích N số tiền 70.000.000 (bảy mươi triệu) đồng tiền góp vốn ban đầu; 779.200.000 đồng là thiệt hại do hợp đồng vô hiệu; tổng cộng 849.200.000 đồng. Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, nếu người phải thi hành án không trả khoản tiền trên cho người được thi hành án, thì hàng tháng bên phải thi hành án còn phải trả thêm khoản tiền lãi theo mức lãi suất tương ứng với thời gian và số tiền chưa thi hành án theo khoản 2 Điều 357 Bộ luật dân sự. |
43-60 |
6 | Bản án 305/2019/DS-PT ngày 16/04/2019 của Tòa án nhân dân thành phố A
Về việc: “Tranh chấp quyền sử dụng đất” Tóm tắt nội dung vụ án: Ngày 11/6/1996 ông A và bà LL đã chuyển nhượng phần đất 4.891m2 cho ông Nguyễn Hữu BB. Tuy nhiên, hai bên chỉ làm giấy tay, có người làm chứng, có Giấy nhận cọc tiền Bán đất ngày 11/6/1996, đặt cọc trước là 03 lượng vàng (vàng 95%) để đảm bảo thực hiện việc chuyển nhượng. Ngày 17/6/1996, hai bên đã tiến hành lập “Tờ giao kèo sang nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp” lô đất có diện tích 4.891m2 số thửa 551, 552, 553, 554, 555, 556, 557, Tờ bản đồ số 06 xã L1 , huyện ĐT. Hai bên đã thỏa thuận nội dung sang nhượng và thanh toán bàn giao đất xong ký vào Tờ giao kèo sang nhượng. Ông B đã sử dụng phần đất sang nhượng từ đó đến nay và có dựng hai căn nhà lá gồm: Căn nhà lá khoảng 80m2 cất năm 2002, căn nhà còn lại cũng là nhà lá khoảng 70m2 cất năm 2000. Ông B có nộp thuế từ năm 1996. Cho đến nay, ông B không tặng cho hay chuyển nhượng cho ai khác. Hiện trạng đất thuộc Dự án khu dân cư L1, do Công ty Cổ phần L1 làm chủ đầu tư. Ông B chưa nhận được tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với diện tích đất tranh chấp. Vì có chuyển nhượng đất cho ông B nhưng chưa sang tên được nên ông A mới ủy quyền cho con của ông B là ông T2 đi tiếp xúc hiệp thương. Việc đặt cọc có ba giấy khác nhau là do các bên có sự thay đổi ý kiến, nhưng vẫn tiến hành đúng việc chuyển nhượng là ký “Tờ giao kèo sang nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp” và bàn giao đất cùng với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thời điểm ký tờ giao kèo. Sau đó, ông A mượn lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để chuyển nhượng cho người khác, vì trên giấy chứng nhận ông A còn một phần diện tích không chuyển nhượng cho ông BB. Về bà Võ Thị X – vợ của ông BB, giữa ông B và bà X đã ly hôn, diện tích đất tranh chấp không liên quan gì đến bà X. Nay ông B yêu cầu: – Yêu cầu Tòa án công nhận quyền sử dụng đất diện tích 4.891m2 mà ông Trần Văn A và bà Võ Thị LL đã chuyển nhượng cho ông B năm 1996 vì toàn bộ diện tích đất tranh chấp thuộc dự án đã được cơ quan có thẩm quyền giao đất. – Yêu cầu Công ty Cổ phần L1 có trách nhiệm liên hệ trực tiếp, thỏa thuận giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với ông BB. – Yêu cầu hủy văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của các đồng thừa kế của ông A và bà LL ngày 06/02/2010 lập tại Văn phòng công chứng ĐT. Vì trong phần di sản thừa kế diện tích 11.057m2 đất, có phần diện tích 4.891m2 đã chuyển nhượng cho ông BB. – Yêu cầu hủy Hợp đồng ủy quyền về việc ông Trần VA ủy quyền cho ông Phạm Minh Đ1 liên hệ với cơ quan chức năng để làm thủ tục tiếp xúc, thỏa thuận giá đền bù, ký nhận các quyết định, ký và nhận tiền đền bù giải tỏa phần đất 11.057m2 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số A459741 ngày 22/02/1993 do Ủy ban nhân dân quận Đ0 cấp ngày 22/02/1993. Tòa án sơ thẩm tuyên: Không chấp nhận toàn bộ các yêu cầu của nguyên đơn – ông Nguyễn Hữu B. Đình chỉ giải quyết đối với toàn bộ yêu cầu của bị đơn về việc đề nghị Tòa tuyên vô hiệu và hủy bỏ Tờ giao kèo sang nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp ngày 17/6/1996 và 03 giấy nhận cọc xác lập cùng ngày 11/6/1996, liên quan đến phần đất diện tích 4.891m2 thuộc thửa 551, 552, 553, 554, 555, 556, 557, Tờ bản đồ số 06 xã L1, huyện ĐT. Tòa án phúc thẩm nhận định: Về tính pháp lý của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Trần Văn A và ông Nguyễn Hữu BB Xét thấy, tại thời điểm chuyển nhượng ông Trần Văn A đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử đất. Khi chuyển nhượng hai bên lập hợp đồng giấy tay không được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Áp dụng tương tự pháp luật được quy định tại tiểu mục 2.3 mục 2 Phần II Nghị Quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình có cơ sở công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử đụng đất ngày 17/6/1996 giữa ông A và ông BB. Từ các nhận định trên có cơ sở xác định phần diện tích đất tranh chấp 4.891m² đã đã được ông A chuyển nhượng cho ông B theo Tờ giao kèo chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp ngày 17/6/1996, hợp đồng chuyển nhượng không bị vô hiệu; ông B đã thanh toán đủ tiền và ông A đã bàn giao đất cho ông B quản lý, sử dụng từ năm 1996 cho đến nay. Trong quá trình sử dụng ông B có đóng thuế, có cất chòi, trồng trọt, chăn nuôi trên đất. Do đó, có cơ sở chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc công nhận quyền sử dụng đối với phần đất tranh chấp là 4.891m². Từ đó có cơ sở chấp nhận các yêu cầu ông B được quyền liên hệ với Công ty Cổ phần L1 để thỏa thuận giá bồi thường, nhận bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật; Tòa án phúc thẩm quyết định: Chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Hữu BB, sửa bản án sơ thẩm số 45/2018/DS-ST ngày 24/7/2018 của Tòa án nhân dân Quận A2, Thành phố A về việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất”. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Nguyễn Hữu BB. Đình chỉ giải quyết đối với toàn bộ yêu cầu của bị đơn về việc đề nghị Tòa án tuyên vô hiệu và hủy bỏ Tờ giao kèo sang nhượng quyền sử đụng đất nông nghiệp ngày 17/6/1996 và 03 giấy nhận cọc xác lập cùng ngày 11/6/1996, liên quan đến phần đất diện tích 4.891m² thuộc thửa 551, 552, 553, 554, 555, 556, 557, Tờ bản đồ số 06 xã L1, huyện ĐT. |
61-82 |
7 | Bản án 39/2018/DS-PT ngày 17/09/2018 của Tòa án nhân nhân tỉnh Lạng Sơn
Về việc: “ Tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” Tóm tắt nội dung vụ án: Nguồn gốc mảnh đất thửa số 62, tờ bản đồ số 57 do mẹ chồng và chồng bà mua chung với ông Phan Văn M từ năm 1974. Khi mua đất gia đình vẫn ở chung với nhau, ông Hoàng Văn B lúc đó chưa lập gia đình. Năm 1975 gia đình bà Nông Thị P làm nhà và ở trên mảnh đất đó, sau năm 1979 vợ chồng bà Nông Thị P về B sinh con và sống tại Thôn Q, xã Q, thành phố L; còn lại bà Phan Thị L và gia đình bên chồng vẫn sinh sống ở đó; năm 1984 ông Hoàng Văn B kết hôn với bà Trương Thị L và sinh sống với bà Phan Thị L tại mảnh đất đó. Năm 2000 ông Hoàng Văn B tự ý đi kê khai và được cấp GCNQSDĐ mang tên hộ ông Hoàng Văn B, vợ chồng bà và bà Phan Thị L không biết. Năm 2002 ông Hoàng Văn B và bà Phan Thị L xảy ra mâu thuẫn, bà Phan Thị L ra ở riêng. Ngày 06/10/2002 bà Phan Thị L đã họp gia đình thỏa thuận phân chia khu đất đó như sau: Khu đất K rộng 15 mét chia đôi. Ông Hoàng Văn C lấy phần trên giáp đồi; ông Hoàng Văn B lấy phần dưới (có ghi các phía tiếp giáp); hôm đó có sự chứng kiến của Trưởng thôn ông Phan Văn P, cậu ruột là ông Phan Văn M (đã chết). Sau khi phân chia ranh giới, ông Hoàng Văn C đã xây nhà cho bà Phan Thị L ở cùng các con của bà Nông Thị P. Diện tích nhà khoảng 100m2. Ngày 22/5/2005 ông Hoàng Văn B làm đơn tách sổ theo diện tích đang sử dụng nhưng do ông Hoàng Văn B đang thế chấp sổ đỏ tại Ngân hàng nên không làm được. Ngày 09/6/2007 âm lịch bà Phan Thị L qua đời; ngày 01/3/2008 ông Hoàng Văn C qua đời. Bà Nông Thị P yêu cầu ông Hoàng Văn B tách sổ theo phần diện tích đang sử dụng, ông Hoàng Văn B không nhất trí nên xảy ra tranh chấp. Bà Nông Thị P yêu cầu được quyền quản lý, sử dụng diện tích đất là 545,7m2; công nhận quyền sở hữu nhà cấp 4, 02 cây đào, 18 cây mác mật, 03 cây xoài và hủy một phần GCNQSDĐ số: 00021/QSDĐ/672/QĐ-UB ngày 31/12/2000 của UBND huyện C cấp cho hộ ông Hoàng Văn B, diện tích yêu cầu hủy 545,7m2. Tòa án sơ thẩm tuyên: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Nông Thị P: Giao cho bà Nông Thị P được quyền quản lý và sử dụng diện tích đất 117,2m2 đất thuộc thửa đất số 62, tờ bản đồ số 57 nằm trong GCNQSDĐ số: 00021/QSDĐ/672/QĐ-UB ngày 31/12/2000 của UBND huyện C cấp cho người sử dụng đất là hộ ông Hoàng Văn B. Trên thửa đất có 01 ngôi nhà cấp 4 diện tích 59,7m2 thuộc quyền sở hữu của gia đình nguyên đơn, (có ghi cụ thể các hướng tiếp giáp..). Công nhận quyền quản lý và sử dụng diện tích đất 428,5m2 tại Thôn K, xã H, huyện C, tỉnh Lạng Sơn, thuộc thửa đất số 62, tờ bản đồ số 57, bản đồ địa chính xã H, huyện C, tỉnh Lạng Sơn, của hộ ông Hoàng Văn B theo GCNQSD số: 00021/QSDĐ/672/QĐ-UB ngày 31/12/2000 của UBND huyện C cấp cho người sử dụng đất là hộ ông Hoàng Văn B. Trên đất có 18 cây mác mật, 03 cây xoài, 01 cây đu đủ, 02 cây đào, 01 khóm chuối, cùng rau mầu thuộc quyền sở hữu của gia đình ông Hoàng Văn B, (có ghi cụ thể các hướng tiếp giáp…). Tòa án phúc thẩm nhận định: Về nguồn gốc đất: Nguyên đơn bà Nông Thị P và các con bà Nông Thị P đều cho rằng do ông Hoàng Văn C (chồng bà Nông Thị P) và mẹ là bà Phan Thị L mua chung với cậu là Phan Văn M từ năm 1974. Ngoài lời trình bày của mình bà Nông Thị P không cung cấp được tài liệu chứng cứ chứng minh ông Hoàng Văn C có bỏ tiền ra mua đất. Còn bị đơn ông Hoàng Văn B cho rằng do mẹ là bà Phan Thị L mua chung với ông Phan Văn M. Tất cả các đương sự đều thừa nhận việc mua bán đất không có giấy tờ mua bán và sau đó chưa thực hiện việc đăng ký kê khai quyền sử dụng đất theo quy định. Qua xem xét thấy rằng, trình bày của ông Hoàng Văn B phù hợp với ý kiến của bà Hoàng Thị B1, bà Hoàng Thị B2 (em gái của ông Hoàng Văn C và ông Hoàng Văn B) và phù hợp với ý kiến của ông Phan Kiến T là người bán đất cho bà Phan Thị L và ông Phan Văn M (bút lục số 143). Việc bà Nông Thị P cho rằng do ông Hoàng Văn C chung tiền mua đất là không có căn cứ. Như vậy có căn cứ xác định nguồn gốc đất do bà Phan Thị L mua vào năm 1974, khi đó bà Phan Thị L và các con đang chung sống một nhà, do đó xác định quyền sử dụng đất vào thời điểm năm 1974 là chung của cả hộ gia đình. Như vậy với kết quả cung cấp hồ sơ cũng như trình bày của đại diện UBND huyện C, năm 1999 việc triển khai đăng ký kê khai và cấp GCNQSDĐ được thực hiện theo đợt, công khai, có rất nhiều hộ được kê khai và cấp GCNQSDĐ cùng đợt với ông Hoàng Văn B; khi ông Hoàng Văn B đăng ký kê khai cấp GCNQSDĐ thì không có tranh chấp. Bà Phan Thị L khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có giấy tờ mua bán, sau đó bà cũng không tiến hành đăng ký kê khai. Từ thời gian nhận chuyển nhượng đến khi lập bản đồ địa chính, kê khai đăng ký quyền sử dụng đất do các thành viên trong gia đình quản lý sử dụng; do vậy quyền sử dụng đất là của chung của cả hộ gia đình. Do vậy, UBND huyện C cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình là đúng đối tượng sử dụng đất, ông Hoàng Văn B là thành viên hộ gia đình thực hiện đăng ký kê khai cấp GCNQSDĐ và được cấp GCNQSDĐ mang tên hộ ông Hoàng Văn Binh là đúng. Từ năm 1979, vợ chồng ông Hoàng Văn C, bà Nông Thị P sinh sống và quản lý đất đai, nhà cửa tại B, Thôn Q, xã Q, thành phố L. Bà Nông Thị P thừa nhận đất đai, nhà cửa do vợ chồng ông Hoàng Văn C quản lý, sử dụng tại B, Thôn Q, xã Q, thành phố L nguồn gốc cũng là của ông bà, bố mẹ của ông Hoàng Văn C để lại. Ông Hoàng Văn C cũng đã được cấp GCNQSDĐ đối với diện tích đất vợ chồng ông đang quản lý sử dụng tại Thôn Q, xã Q, thành phố L (bút lục số 361, 362). Vợ chồng bà Phan Thị L có hai người con trai là ông Hoàng Văn C và ông Hoàng Văn B. Vợ chồng ông Hoàng Văn B và bà Phan Thị L sinh sống, quản lý, sử dụng khu đất tranh chấp từ trước thời điểm năm 1993, năm 2000 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ông Hoàng Văn C cũng được cấp GCNQSDĐ tại B, Thôn Q, xã Q, thành phố L, nơi gia đình ông quản lý, sử dụng; bà Hoàng Thị B1 và bà Hoàng Thị B2 (các em gái của ông Hoàng Văn C, Hoàng Văn B) cũng trình bày bố mẹ các bà chỉ chia nhà, đất cho hai anh trai là ông Hoàng Văn C và ông Hoàng Văn B. Do đó việc ông Hoàng Văn B trình bày từ năm 1993 mẹ ông đã phân chia tài sản đất đai, nhà cửa cho hai người con trai theo thực tế đang quản lý, sử dụng (ông Hoàng Văn B quản lý, sử dụng đất tại khu đất tranh chấp hiện nay, thửa đất 62 tại K, còn ông Hoàng Văn C quản lý sử dụng đất tại B, Thôn Q, xã Q, thành phố L), sau đó ông tiến hành kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ đối với phần đất ông được chia là có căn cứ và cũng phù hợp với phong tục tập quán của người dân tại địa phương. Việc bà Nông Thị P cho rằng ông Hoàng Văn B giấu, tự ý đi kê khai cấp GCNQSDĐ đối với thửa đất số 62 tại thôn K là không có căn cứ. Xét thấy, GCNQSDĐ số: 00021/QSDĐ/672/QĐ-UB ngày 31 tháng 12 năm 2000 của UBND huyện C cấp cho hộ ông Hoàng Văn B, là tài sản chung của hộ gia đình (Điều 118 của Bộ luật Dân sự năm 1995). Tại thời điểm được cấp GCNQSDĐ, hộ ông Hoàng Văn B ngoài vợ chồng ông còn có các thành viên khác là các con ông, gồm Hoàng Minh H, sinh năm 1985, Hoàng Minh A, sinh năm 1987, Hoàng Ngọc A, sinh năm 1991 (bút lục số 55-58). Năm 2002, hai cháu Hoàng Minh H và Hoàng Minh A, đều đã trên 15 tuổi. Xét thấy, anh Hoàng Minh H, chị Hoàng Minh A là các thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự trong hộ gia đình ông Hoàng Văn B không ủy quyền cho ông Hoàng Văn B, bà Trương Thị L để định đoạt phân chia quyền sử dụng đất của hộ gia đình và cũng không ký tên trên giấy phân chia tài sản. Đồng thời theo quy định của Luật Đất đai thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất thì về hình thức phải được công chứng, chứng thực và đăng ký theo quy định. Giấy phân chia đất tại khu K không thực hiện đúng cả về hình thức và nội dung nên theo quy định là vô hiệu. Do vậy mặc dù đã có Giấy phân chia tài sản nhưng sau đó gia đình ông Hoàng Văn C chưa thực hiện được việc cấp GCNQSDĐ đối với diện tích đất tranh chấp. Như vậy mặc dù hình thức và nội dung giấy phân chia tài sản (đất) chưa tuân thủ đúng quy định bị vô hiệu, nhưng gia đình ông Hoàng Văn C đã thực tế quản lý sử dụng một phần đất xây nhà và gia đình ông Hoàng Văn B không có ý kiến phản đối đối với việc xây dựng nhà. Do vậy áp dụng tương tự như việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại điểm B.3 mục 2 phần II của Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì cần công nhận việc phân chia đất đối với phần diện tích đất mà gia đình ông Hoàng Văn C đã thực tế sử dụng. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là việc người có quyền sử dụng đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình cho người khác; Giấy phân chia tài sản ngày 06/10/2002 với nội dung phân chia một nửa diện tích đất tại thôn K cho ông Hoàng Văn C, về thực chất ông Hoàng Văn B cũng phải chuyển một phần quyền sử dụng đất của mình cho người khác là ông Hoàng Văn C. Do vậy án sơ thẩm áp dụng tương tự pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hướng dẫn tại điểm b3 mục 2 Phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ- HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để giải quyết vụ án này là có căn cứ, phù hợp. Đồng thời như phân tích tại phần trên việc cấp GCNQSDĐ cho hộ ông Hoàng Văn B là thực tế, đúng thủ tục và đối tượng sử dụng đất, việc ghi không chính xác về nguồn gốc đất trong đơn đăng ký không làm ảnh hưởng đến đối tượng được công nhận, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do vậy không chấp nhận kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn. Tòa án phúc thẩm quyết định: Giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số: 02/2018/DS-ST ngày 27 tháng 6 năm 2018 của Toà án nhân dân huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. |
83-104 |
8 | Bản án 137/2021/DS-PT ngày 25/06/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh
Về việc: “Tranh chấp dân sự khác, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm” Tóm tắt nội dung vụ án: Ngày 29-7-2020, bà có vay của bà Đỗ Thị Thu S số tiền 400.000.000 đồng để trả nợ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Tây Ninh -Phòng Giao dịch khu vực Hiệp Ninh (sau đây gọi tắt là “ngân hàng”). Khi vay, hai bên thỏa thuận tiền lãi là 4.000 đồng/1.000.000 đồng/01 ngày, thời hạn trả nợ là khi nào ngân hàng cho vay lại thì bà trả cho bà S, bà có viết giấy xác nhận nợ giao cho bà S giữ. Trong buổi sáng ngày 29-7-2020, bà đã trả nợ xong cho ngân hàng, đến khoảng 15 giờ cùng ngày, ngân hàng cho bà vay lại số tiền 400.000.000 đồng, bà đã trả cho bà S số tiền gốc 400.000.000 đồng và tiền lãi là 2.000.000 đồng nhưng bà S chỉ nhận tiền gốc, không nhận tiền lãi. Bà S yêu cầu bà phải trả 10.000.000 đồng tiền lãi thì bà S mới trả lại giấy nợ cho bà. Khi trả tiền cho bà S hai bên không làm giấy tờ. Nay bà khởi kiện yêu cầu bà S trả lại cho bà “giấy nợ” ngày 29-7-2020, số tiền 400.000.000 đồng. Ngày 18-01-2021, bà Trần Thị Đ có đơn khởi kiện bổ sung, yêu cầu bà Đỗ Thị Thu S bồi thường thiệt hại khoản chi phí đến Tòa kiện bà S số tiền 9.000.000 (chín triệu) đồng, trong đó tiền thu nhập bị mất (từ việc bán vé số) trong thời gian đến Tòa giải quyết vụ án là 8.000.000 đồng (400.000 đồng/ngày x 20 ngày) và chi phí làm đơn khởi kiện là 1.000.000 đồng. Tòa án sơ thẩm tuyên: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Trần Thị Đ đối với bà Đỗ Thị Thu S về việc: “Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm và tranh chấp khác về dân sự”. Tòa án phúc thẩm nhận định: Trước khi thụ lý vụ án, cấp sơ thẩm nên giải thích cho bà Đ rõ là hiện bà S chưa khởi kiện bà, quyền và lợi ích hợp pháp của bà chưa bị xâm phạm, hướng dẫn bà Đ nhờ chính quyền địa phương gặp bà S giải quyết. Cấp sơ thẩm xác định việc khởi kiện đòi lại “giấy nợ” là vụ án “tranh chấp khác về dân sự” theo khoản 14 Điều 26 của Bộ luật Tố tụng dân sự để thụ lý giải quyết là không chính xác, đối tượng tranh chấp không phải là giấy tờ có giá theo quy định tại khoản 1 Điều 105 của Bộ luật Dân sự 2015, điểm 8 Điều 6 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà chỉ là chứng cứ trong giao dịch dân sự cụ thể. Cấp sơ thẩm viện dẫn khoản 2 Điều 4 của Bộ luật Tố tụng dân sự và khoản 2 Điều 14 của Bộ luật Dân sự quy định: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” là không đúng, đối với hướng dẫn của quy phạm này thì khi chưa có điều luật áp dụng thì áp dụng tập quán, tương tự pháp luật. Việc đòi lại “giấy nợ” chưa được cơ quan, tổ chức hay cộng đồng dân cư tại địa phương thừa nhận và áp dụng rộng rãi nên không được xem là tập quán và cũng chưa có quy phạm pháp luật nào để so sánh áp dụng tương tự theo quy định tại Điều 5, 6 của Bộ luật Dân sự. Các đương sự cũng không cung cấp “đối tượng tranh chấp” nên không thể nhận biết được “giấy nợ” hình thức, nội dung như thế nào? Số tiền vay là bao nhiêu, lãi suất và các thỏa thuận khác ra sao, không có cơ quan tổ chức nào lưu giữ. Do đó, vụ việc này thuộc trường hợp trả đơn khởi kiện do không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 192 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Về yêu cầu bồi thường tiền thu nhập bị mất của bà Đ đối với bà S do bà bỏ thời gian đến Tòa kiện bà S đòi “giấy nợ” nhận thấy, cấp sơ thẩm xác định quan hệ pháp luật là bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là không đúng mà yêu cầu này là quan hệ phát sinh từ yêu cầu đòi “giấy nợ” và không có căn cứ thụ lý theo quy định tại khoản 6 Điều 26 của Bộ luật Tố tụng dân sự và Điều 584, 589 của Bộ luật Dân sự. Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử nhận thấy cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết yêu cầu khởi kiện của bà Đ là không đúng thẩm quyền nên cần hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 217, 311 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Do bản án bị hủy nên kháng cáo của bà Đ cấp phúc thẩm không xem xét. Tòa án phúc thẩm quyết định: Hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số 27/2021/DS – ST ngày 20 tháng 4 năm 2021 của Tòa án nhân dân thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh và Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về “tranh chấp khác về dân sự và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm” giữa bà Trần Thị Đ đối với bà Đỗ Thị Thu S. |
105 -109 |
Link PDF: Tổng hợp 08 bản án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết tranh chấp
……………..
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
366 Phan Chu Trinh, phường An Cựu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:
122 Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Luật sư tại Hà Nội:
Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
Luật sư tại Nghệ An:
Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
Luật sư tại Gia Lai:
Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0772 096 999
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/
KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn
KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn
KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn