FDVN trân trọng giới thiệu tài liệu “TỔNG HỢP 08 BẢN ÁN ÁP DỤNG ÁN LỆ SỐ 09/2016/AL ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ” do các Luật sư – Chuyên viên pháp lý của FDVN sưu tầm, tổng hợp.
Tài liệu này phục vụ cho mục đích học tập, nghiên cứu, công tác và được chia sẻ hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi phản đối việc sử dụng tài liệu này vào mục đích thương mại và mục đích khác trái pháp luật.
MỤC LỤC
TỔNG HỢP 08 BẢN ÁN ÁP DỤNG ÁN LỆ SỐ 09/2016/AL ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
STT |
TÓM TẮT NỘI DUNG |
TRANG |
|
Bản án số: 17/2017/KDTM-ST ngày 22/9/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
V/v: “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” Nội dung vụ án: Ngày 01-12-2011 Công ty H và Công ty cổ phần xây lắp DK2 Công ty DK2 cùng nhau ký hợp đồng kinh tế số 109/HĐKT – BT. Công ty DK2 sẽ thanh toán cho Công ty H dựa trên khối lượng Số tiền lãi chậm thanh toán tính từ ngày 04-9-2012 đến ngày 05-02-2016 theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước là 9%/năm x 150 % (lãi suất chậm thanh toán)/360 ngày = tiền lãi của một ngày x 1231 ngày X số nợ gốc 249.912.050 đồng là 115.365.650 đồng. Số tiền lãi chậm thanh toán tính từ ngày 05-02-2016 đến ngày 22-9-2017 theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước là 9%/năm x 150 % (lãi suất chậm thanh toán)/360 ngày = tiền lãi của một ngày x 587 ngày x số nợ gốc 244.912.050 đồng là 53.911.265 đồng toán tổng số tiền lãi là 169.276.915 đồng và tổng số nợ gốc và lãi là 414.188.965 đồng. Tòa án sơ thẩm nhận định: Về số nợ gốc: Hội đồng xét xử thấy rằng có đủ cơsở để xác định Công ty DK2 hiện còn đang nợ số tiền mua bê tông của Công ty H là 244.912.050 đồng và có căn cứ buộc Công ty DK2 phải trả số nợ này. Về lãi suất quá hạn: Thỏa thuận trên trong hợp đồng không chỉ rõ về lãi suất cho vay hay lãi suất vay và thời hạn vay của Ngân hàng đầu tư phát triển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và đây cũng là thỏa thuận ràng buộc việc thanh toán giữa lô hàng trước và lô hàng sau nên thỏa thuận này không có giá trị pháp lý. Căn cứ vào Điều 306 Luật thương mại thì việc Công ty H yêu cầu Công ty DK2 phải trả tiền lãi quá hạn do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán là đúng quy định của pháp luật. Công ty H yêu cầu Công ty DK2 trả lãi quá hạn do chậm thanh Thời gian tính lãi chậm thanh toán: Căn cứ công văn số 88/XLDK2-TCKT của Công ty DK2 đến Công ty H ngày 04-9-2012 về việc xác nhận nợ và đề nghị hoãn việc thanh toán nợ là 249.912.050 đồng nên yêu cầu tính lãi chậm thanh toán từ ngày 04-9-2012 đến ngày 05-02 2016 trên số tiền nợ gốc 249.912.050 đồng là 1231 ngày là có căn cứ. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty cổ phần bê tông và xây lắp H. |
1-9 |
|
Bản án số: 02/2018/KDTM-PT ngày 24/01/2018 của Tòa án nhân dân thị xã Điện Bàn, tỉnh Bắc Kạn
V/v: “Tranh chấp hợp đồng dịch vụ” Nội dung vụ án: Công ty V và công Ty N có kí với nhau hai bản hợp đồng trị giá là 2.653.763.335 đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng thì công ty V đã làm theo yêu cầu công ty N và theo đúng hợp đồng thỏa thuận. Tuy nhiên sau nhiều đợt thanh toán thì Công ty N còn nợ phải thanh toán cho Công ty V số tiền là: 683.457.007 đồng. Công ty V đã nhiều lần yêu cầu Công ty N trả nợ nhưng Công ty N không chịu thanh toán số nợ nêu trên. Nay Công ty V khởi kiện yêu cầu Công ty N phải có nghĩa vụ thanh toán số nợ giá trị khối lượng là: 683.457.007 đồng và yêu cầu trả lãi chậm thanh toán đối với số tiền nêu trên theo mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường là:1,346%/tháng, thời hạn tính lại kể từ ngày 05/12/2015 đến ngày 24/01/2018 là: 235.502.881 đồng, tổng cộng (gốc và lãi) là: 918.959.888 đồng và tiếp tục tính lãi phát sinh kể từ ngày 25/01/2018 đến khi thanh toán xong nợ. Tòa án sơ thẩm nhận định: Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ án, do đó yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về số nợ giá trị khối lượng 683.457.007 đồng là có căn cứ chấp nhận. Dựa theo nội dung hợp đồng các bên đã thỏa thuận thì Công ty V yêu cầu tính lãi chậm thanh toán kể từ ngày 05/12/2015 đến ngày 24/01/2018 là 25 tháng 18 ngày và yêu cầu tiếp tục tính lãi chậm thanh toán phát sinh kể từ ngày 25/01/2018 đến khi thanh toán xong nợ là có căn cứ nên HĐXX chấp nhận. Xét về mức lãi chậm thanh toán 1,346%/tháng: Căn cứ vào Điều 306 Luật Thương mại quy định và căn cứ án lệ số: 09/2016/AL thì Do đó mức lãi Tòa án cấp sơ thẩm tuyên: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Cổ phần V đối với Công ty Cổ phần N về việc: “Tranh chấp hợp đồng dịch vụ”. Buộc Công ty Cổ phần N phải có nghĩa vụ thanh toán nợ cho Công ty Cổ phần V số tiền tổng cộng là: 918.959.888 đồng. |
9-15 |
|
Bản án số: 01/2018/KDTM-ST ngày 24/01/2018 của Tòa án nhân dân huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
V/v: “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” Nội dung vụ án: Công ty K và HTX Đ có kí kết với nhau các hợp đồng mua bán. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thì HTX Đ còn nợ chưa thanh toán theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng nêu trên với số tiền là 226.339.150 đồng. Do HTX Đ không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán như thỏa thuận trong hợp đồng nên Công ty K khởi kiện, yêu cầu HTX Đ phải trả số tiền nợ gốc của hai hợp đồng là 226.339.150 đồng và tiền lãi chậm thanh toán được tính trên số nợ gốc từ ngày 01-01-2006 đến ngày xét xử sơ thẩm theo quy định pháp luật. Tòa án sơ thẩm nhận định: Xác định HTX Đ còn nợ Công ty K số tiền nợ gốc là 226.339.150 đồng, Đối với số tiền lãi chậm thanh toán: ông Vũ Văn M trình bày không được bàn giao tài liệu, sổ sách về lãi nên không biết số lãi, đồng ý trả số tiền lãi chậm thanh toán. Tuy nhiên, căn cứ 02 hợp đồng thì hai bên có thỏa thuận về việc HTX Đ phải trả tiền lãi trong thời gian nợ tiền hàng, nếu HTX Đ thanh toán sau thời gian chịu tiền hàng thì phải chịu lãi suất quá hạn là 1,2% số tiền quá hạn nhưng không quá 30 ngày. Căn cứ Điều 306 Luật thương mại thì Công ty K có quyền yêu cầu HTX Đ phải trả tiền lãi chậm thanh toán đối với số tiền hàng chậm thanh toán. Công ty K không yêu cầu Căn cứ theo Điều 306 Luật thương mại thì HTX Đ phải trả tiền lãi trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả. Theo Án lệ số 09/2016/AL thì mức lãi suất quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán được tính theo mức lãi suất quá hạn trung bình của ít nhất 3 ngân hàng tại địa phương. Tại thời điểm đó thông qua 3 Ngân hàng xác định mức lãi suất quá hạn trung bình của 3 ngân hàng là: (7,5% + 9%+9%) x 150%: 3 = 12,75%. Số tiền lãi chậm thanh toán mà HTX Đ phải trả cho Công ty K là 12,75%/năm x 226.339.150 x 12 năm 23 ngày = 348.141.753 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty K đối với HTX Đ. Buộc HTX Đ phải thanh toán cho Công ty K số tiền nợ gốc là 226.339.150 đồng, tiền lãi chậm thanh toán là 348.141.753 đồng; tổng cộng là 574.480.903 đồng. |
16-21 |
|
Bản án số: 02/2021/KDTM-PT ngày 08/6/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Kạn
V/v: “Tranh chấp bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thuê tài sản” Nội dung vụ án: Ngày 18/5/2017, Công ty SĐHB ký kết hợp đồng Bảo hiểm máy móc thiết bị của chủ thầu số 19171230 với Công ty Bảo hiểm N thuộc thành viên của BIC. Theo đó, BIC nhận bảo hiểm cho các máy móc, thiết bị của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng SĐHB theo danh mục máy móc đính kèm hợp đồng bảo hiểm, trong đó có cần trục bánh xích Hitachi KH230-3. Ngày 02/01/2018, Công ty SĐHB đã cùng Công ty cổ phần H B 68 ký kết hợp đồng thuê thiết bị xe máy số 0201/2018/SĐHB HB68. Ngày 12/3/2018, BIC nhận được thông tin tổn thất từ người được bảo hiểm là Công ty SĐHB: Vào khoảng 09h45′ ngày 12/3/2018, anh Vũ Đức T nhân viên lái máy thuộc Công ty Cổ phần H B 68 vận hành cần trục bánh xích Hitachi KH230 thi công công trình tại nhà máy thuỷ điện Tiên Thành thì bất ngờ cần trục bị lật xuống hố móng gây hư hỏng nặng. Mức độ tổn thất à 3.003.238.636 đồng. Công ty SĐHB đã đồng ý xác nhận số tiền bồi thường này và chuyển quyền khiếu nại bên thứ ba liên quan gây ra tổn thất cho BIC. Đồng thời Công ty SĐHB đã gửi Công văn cho Công ty Cổ phần H B 68 thông báo rằng đã chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn cho BIC. Trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm đã ký kết, báo cáo giám định của VICO, ngày 27/8/2018 BIC đã gửi thông báo giải quyết tổn thất, đề xuất số tiền bồi thường cho Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng SĐHB giá trị toàn bộ Cần trục bánh xích Hitachi KH230. Sau khi bán đấu giá tài sản trên và trừ đi chi phí thì tổng số tiền BIC bồi thường còn lại sau khi bán thanh lý thu hồi tài sản là: 466.984.091 đồng. Sau khi nhận được chuyển quyền khiếu nại từ Công ty SĐHB, vào ngày 18/10/2018 BIC đã gửi Công văn tới Công ty Cổ phần H B 68 để đề nghị bồi hoàn cho BIC số tiền mà BIC đã bồi thường cho Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng SĐHB. Theo quy định thì BIC được thế quyền Công ty SĐHB để yêu cầu bên gây ra tổn thất đối trả cho BIC số tiền bảo hiểm mà BIC đã bồi thường cho Công ty SĐHB. BIC yêu cầu Toà án giải quyết Buộc Công ty Cổ phần H B 68 bồi hoàn cho BIC số tiền 2.466.984.091đồng là số tiền mà BIC đã thanh toán cho Cần trục bánh xích Hitachi KH230 của Công ty SĐHB bị tổn thất; Buộc Công ty Cổ phần H B 68 trả cho BIC số tiền lãi chậm trả tạm tính đến ngày BIC có đơn khởi kiện bổ sung là: 493.396.818 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Tổng công ty Cổ phần Tòa án phúc thẩm nhận định: Hợp đồng các bên kí kết là đảm bảo đúng quy định pháp luật. Căn cứ theo hợp đồng thì tới thời điểm này BIC vẫn chưa nhận được khoản tiền yêu cầu bồi thường từ Công ty Hoà Bình 68. Nay BIC khởi kiện yêu cầu Bị đơn phải hoàn trả tiền bồi thường là có căn cứ chấp nhận. Đối với phần lãi, tại phiên tòa phúc thẩm bên guyên đơn rút yêu cầu này, bên Bị đơn đồng ý. Việc rút yêu cầu của Nguyên đơn và việc Bị đơn đồng ý việc rút yêu cầu là hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với quy định. Tòa án phúc thẩm tuyên: Bác kháng cáo của Bị đơn đối với việc không đồng ý trả cho Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm N số tiền: 2.466.984.091 đồng. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Tổng công ty Cổ phần |
22-41 |
|
Bản án số: 12/2018/KDTM-PT ngày 22/3/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng
V/v: “Tranh chấp bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng bảo hiểm” Nội dung vụ án: Công ty C và Công ty A Quảng Ninh ký Hợp đồng bao bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, đối tượng bảo hiểm là vỏ container các loại. Ngày 20-11-2015, sau khi Công ty C và Công ty B ký kết Hợp đồng vận chuyển hàng hóa để vận chuyển hàng là chân gà đông lạnh chứa Quá trình vận chuyển hàng hóa cho Công ty C, xe của Công ty B xảy ra tai nạn giao thông dẫn đến xe ô tô bị hư hỏng nhẹ. Sau khi xảy ra tai nạn, Công ty C đã có hồ sơ tài liệu và đề nghị bồi thường tổn thất gồm: Chi phí cứu hộ container hợp lý 8.000.000 đồng và chi phí bồi thường toàn bộ tổn thất container 526.228.000 đồng. Sau đó, trên cơ sở giám định công ty A Quảng Ninh đã thay công ty C bồi thường số tiền tổn thất trên. Tiếp tục, công ty C đã có công văn xác nhận trách nhiệm bồi thường với công ty B và công ty C đã thế nhiệm cho công ty A được nhận mức số tiền bồi thường trên từ công ty B. Công ty A khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty B phải bồi hoàn số tiền sau khi Công ty A đã chi trả bảo hiểm cho Công ty C và trừ đi số tiền thanh lý container SZLU9153615 còn lại là 480.228.000 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên: Đình chỉ yêu cầu khởi kiện của Công ty A đối với Công ty B về bồi hoàn khoản tiền cẩu kéo container SZLU9153615 số tiền 8.000.000 đồng. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty A về việc yêu cầu Công ty B bồi hoàn khoản tiền 472.228.000 đồng mà Công ty A đã trả tiền bảo hiểm vỏ container SZLU9153615 cho Công ty C. Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành xong khoản tiền trên, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất 10% tương ứng với thời gian chưa thi hành án. Tòa án phúc thẩm nhận định: Công ty A có đủ tư cách pháp lý để khởi kiện Công ty B theo quy định. Vì vậy Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận quyền khởi kiện của nguyên đơn và giải quyết theo thủ tục chung là phù hợp. Nguyên nhân xảy ra tai nạn không phải do sự kiện bất khả kháng mà mà do lái xe của Công ty B dù đã biết đoạn đường xấu, đèo dốc trơn trượt nhưng vì quá tự tin, không lường trước được hậu quả xảy ra khi điều khiển xe đã tự mình gây tai dẫn đến hư hỏng container vì vậy phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do mình gây ra chứ không thể cho rằng đó là lỗi ngoài ý muốn và được miễn trừ trách nhiệm bồi thường hàng hóa vận theo khoản 3 Điều 6 Hợp đồng vận chuyển hàng hóa số 05/HĐVC-TC đã ký kết giữa Công ty C và Công ty B. Vì vậy, Công ty B phải có trách nhiệm bồi thường tổn thất do thiệt hại về container. Tuy nhiên, trong vụ việc bên nào cũng có lỗi. có căn cứ để xác định Công ty A có lỗi nhiều nhất (không thông báo cho Công ty Bvề việc giám định nguyên nhân và mức độ tổn thất đối với container ZLU9153615, tự ý thanh lý vỏ container không báo cho Công ty C và Công ty B) nên phải chịu 50% tổn thất: 472.228.000 đồng x 50% = 236.114.000 đồng, lỗi của Công ty C(không thông báo cho Công ty B biết việc giám định container hỏng, không thông báo cho Công ty B sau khi chuyển quyền cho BIC), Công ty B(để xảy ra tai nạn dẫn đến hỏng container) ít hơn nên mỗi bên phải chịu 25% tổn thất: 236.114.000 đồng: 2 = 118.057.000 đồng. Do đó cần chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bị đơn về mức bồi thường thiệt hại. Tòa án phúc thẩm tuyên: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty A: Buộc Công ty B bồi thường cho Công ty A số tiền 118.057.000 đồng. Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án nếu người phải thi hành án chưa thi hành án thì hàng tháng phải chịu tiền lãi theo mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường của 03 Ngân hàng thương mại tại thời điểm thanh toán, tương ứng với thời gian chậm trả theo Án lệ số 09/2016/AL. |
42-53 |
|
Bản án số: 19/2018/KDTM-PT ngày 12/4/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng
V/v: “Tranh chấp hợp đồng xây dựng” Nội dung vụ án: Năm 2003 công ty A và Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam kí kết hai hợp đồng thi công. Tuy nhiên, sau khi thực hiện xong các dự án của hai hợp đồng tổng số tiền Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam còn nợ công ty A là 1.430.472.000 đồng. Ngày 26-6-2013, Bộ Giao thông vận tải có Quyết định số 1799/QĐ-BGTVT về việc chuyển nguyên trạng Trường Cao đẳng nghề Vinashin thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam về thuộc Công ty B, kể từ ngày 01-7-2013. Ngày 30-7-2013, Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và Công ty B đã có biên bản bàn giao nguyên trạng Trường Cao đẳng nghề Vinashin từ Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam về thuộc Công ty B. Căn cứ vào các quyết định trên, Công ty A đã nhiều lần gửi văn bản yêu cầu nhưng Công ty B không chấp nhận trả nợ. Nay Công ty A khởi kiện yêu cầu Công ty B phải trả nợ gốc và tiền lãi chậm trả căn cứ mức lãi suất của Ngân hàng TMCP đầu tư phát triển nơi Công ty mở tài khoản là 12%/năm. Tổng cộng cả gốc và lãi, Công ty A yêu cầu Công ty B phải trả là 4.554.447.000 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên: Buộc Công ty B phải thanh toán cho Công ty A tổng số tiền là Tòa án phúc thẩm nhận định: Do quyền và nghĩa vụ tài chính của Ban quản lý dự án xây dựng Trường Nghiệp vụ và Kỹ thuật công nghiệp tàu thủy được chuyển giao cho Công ty B tại biên bản bàn giao nguyên trạng nên Công ty A khởi kiện yêu cầu Công ty B phải trả số tiền nợ phát sinh từ hợp đồng số 05 và 07 là có căn cứ. Theo nội dung biên bản buổi làm việc hòa giải, Công ty B cũng đã xác nhận trách nhiệm của mình trong việc xử lý khoản nợ với Công ty A. Công ty A đã thực hiện đủ thủ tục đề nghị thanh toán, quyết toán Tòa án phúc thẩm tuyên: Buộc Công ty B phải thanh toán cho Công ty A tổng số tiền là 4.554.447.000 đồng. Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án nếu người phải thi hành án chưa thi hành án thì hàng tháng phải chịu tiền lãi theo mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường của 03 Ngân hàng Thương mại tại thời điểm thanh toán, tương ứng với thời gian chậm trả theo Án lệ số 09/2016/AL. |
54-67 |
|
Bản án số: 03/2021/KDTM-PT ngày 01/4/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương
V/v: “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” Nội dung vụ án: Công ty K đã ký kết với công ty D hai hợp đồng mua bán hàng hóa là thép các loại. Sau khi hợp đồng đƣợc ký kết và có hiệu lực, công ty K đã giao thép làm nhiều lần cho công ty D từ ngày 13/4/2017 đến ngày 20/5/2017, mỗi lần giao hai bên đều lập biên bản giao nhận hàng với nhau. Tổng giá trị hàng hóa được giao là 2.724.820.718 đồng. Ngày 26/5/2017, công ty D thanh toán trả công ty K 700.000.000 đồng và đến ngày 20/3/2018, công ty D tiếp tục thanh toán số tiền hàng 1.000.000.000 đồng, số tiền hàng còn lại không thanh toán. Công ty K cho rằng công ty D đã vi phạm hợp đồng khi không thanh toán đầy đủ tiền hàng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng nên khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc công ty D phải thanh toán số tiền hàng còn thiếu là 1.024.820.718 đồng và tiền lãi do chậm thanh toán tiền hàng tính đến ngày 03/8/2020 (ngày xét xử sơ thẩm) là 399.562.662 đồng. Tổng tiền hàng và tiền lãi là 1.424.383.380 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của công ty cổ phần K Việt Không chấp nhận một phần yêu cầu của công ty cổ phần K Việt Nam đòi công ty TNHH D Việt Nam trả cho công ty cổ phần K Việt Nam số tiền hàng và tiền lãi chậm thanh toán là 531.963.827 đồng. Tòa án phúc thẩm nhận định: Công ty D không có căn cứ chứng minh thép bản mã 3.2mm mà công ty D cho rằng không đảm bảo chất lượng thuộc lô hàng giao ngày nào, số lượng, giá trị cụ thể mà cấp sơ thẩm lại lấy số tiền thiệt hại do thép không đảm bảo chất lượng để quy đổi sang giá trị hàng hóa không đảm bảo chất lượng là không có căn cứ. Nếu có thiệt hại thực tế xảy ra do hàng hóa không đảm bảo chất lượng thì công ty D có quyền yêu cầu phản tố buộc công ty K bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 302 Luật thương mại. Trong khi đó, tại cấp sơ thẩm, công ty D đã rút yêu cầu phản tố về bồi thường thiệt hại do chất lượng thép không đảm bảo. Khi bán thép cho công ty D, công ty K đã chứng minh hàng hóa đảm bảo chất lượng bằng các chứng nhận xuất xứ, chứng nhận kiểm nghiệm và kết quả thí nghiệm tính chất cơ lý thép hình xác định thép đạt mác SS400. Công ty K xác định giao hàng thành nhiều ngày khác nhau từ ngày Tòa án phúc thẩm tuyên: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của công ty cổ phần K Việt Nam: Buộc |
68-79 |
|
Bản án số: 01/2019/KDTM-PT ngày 25/01/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng
V/v: “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” Nội dung vụ án: Ngày 02/10/2017 Công ty V và Công ty Q ký Hợp đồng về việc thi công công trình Tòa nhà văn phòng S, Hạng mục: Gia công lắp đặt lan can ban công và vách kính trong nhà số F, đường K, thành phố Đà Nẵng. Ngày 16/10/2017 Công ty V đã chuyển cho Công ty Q số tiền 715.170.000 đồng theo đề nghị tạm ứng. Ngày 24/10/2017 Công ty Q đã chuyển trả cho công ty V số tiền vượt tạm ứng là: 401.045.000 đồng. Như vậy tổng số tiền tạm ứng mà Công ty V đã chuyển cho Công ty Q là: 314.125.000 đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, phía Công ty Q đã vi phạm nhiều sai sót nên Công ty V đã yêu cầu tạm ngưng, chấm dứt và thanh lý hợp đồng do lỗi của Công ty Q. Ngày 01/11/2017 hai bên đã tiến hành nghiệm thu phần giá trị khối lượng công việc đã thực hiện, bàn giao phần công trình đã thi công được. Trước đó giữa các bên có sự thỏa thuận về việc mua vật tư ngoài hợp đồng nhằm phục vụ cho công trình đang thi công. Theo bảng báo giá số lượng hàng hóa có giá trị là 72.380.000 đồng, hàng hóa sẽ được giao tại kho của bên bán, thanh toán 100% giá trị hàng hóa khi nhận hàng. Cùng ngày công ty V đã thanh toán số tiền trên cho công ty V. Nhưng nhiều lần công ty V yêu cầu công ty giao hàng mà vẫn không thấy giao. Công ty V yêu cầu Công ty Q có nghĩa vụ phải hoàn trả lại số tiền đã nhận và yêu cầu Tòa án buộc công ty Q trả số tiền tổng cộng tiền gốc và lãi là: 72.380.000 + (72.380.000 x 10%/năm/365 ngày x 322 ngày) = 78.765.304 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty V về việc yêu cầu Tòa án phúc thẩm nhận định: Ngày 30/11/2017, Công ty V và Công ty Q lập bảng chi tiết khối lượng quyết toán Hợp đồng số 57, đến ngày 14/12/2017 lập biên bản đề nghị thanh toán đối với Hợp đồng số 57, theo đó Công ty V xác nhận giá trị còn lại Công ty V phải thanh toán cho Công ty Q là 72.800.000 đồng. Công ty V còn thống nhất mua lại vật tư mà Công ty Q đã đặt sẵn gồm trụ inox và tay vịn gỗ theo báo giá của Công ty Q là 72.380.000đ, giao hàng tại kho Công ty Q và Công ty V thanh toán tiền ngay sau khi nhận hàng. Đại diện theo ủy quyền và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty V đều xác nhận Công ty V còn phải thanh toán cho Công ty Q theo Hợp đồng 57 là 72.800.000đ như biên bản đề nghị thanh toán ngày 14/12/2017 và ngày 20/12/2017 hai bên có Biên bản đối chiếu công nợ nội dung như Công ty Q đã cung cấp. Tuy nhiên, đây là đối chiếu công nợ, không có nội dung nào liên quan đến việc mua bán của hai bên và khoản tiền 72.380.000 đồng Công ty Q nhận ngày 06/12/2017 đề cập tại biên bản đối chiếu công nợ và khoản tiền 72.380.000 đồng mua bán hàng hóa theo ủy nhiệm chi của Công ty V ngày 04/12/2017 là hai khoản tiền khác nhau mà Công ty V chuyển cho Công ty Q; khoản tiền chuyển ngày 04/12/2017 bằng hình thức chuyển khoản, còn đối với khoản tiền chuyển ngày 0612/2017chuyển bằng hình thức khác, việc trùng nhau số tiền 72.380.000 đồng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng Công ty V không cung cấp được bất cứ tài liệu, chứng cứ nào để chứng minh cho nội dung trình bày trên. Thông qua kiểm tra sao kê ngân hàng có cơ sở xác định khoản tiền 72.380.000đ do Công ty V chuyển theo ủy nhiệm chi ngày 04/12/2017 và khoản tiền 72.380.000 đồng ngày 06/12/2017 Công ty Q nhận được theo bản sao kê của ngân hàng là một, không có căn cứ nào cho thấy đó là hai khoản tiền do Công ty V chuyển cho Công ty Q khác nhau và số tiền chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên như lời khai nại của đại diện Công ty V. Tòa án phúc thẩm tuyên: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty V về việc yêu cầu |
80-90 |
LINK TẢI: TỔNG HỢP 08 BẢN ÁN ÁP DỤNG ÁN LỆ SỐ 09/2016/AL ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
………………..
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
56A Điện Biên Phủ, phường Phường Đúc, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:
122 Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Luật sư tại Hà Nội:
Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
Luật sư tại Nghệ An:
Số 19 đường V.I Lê Nin, Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
Luật sư tại Gia Lai:
Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0906 499 446 – 0905 045 915
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/
KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn
KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn
KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn