Feel free to go with the truth

Trang chủ / Tư vấn pháp luật / THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO – THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO – THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

(Từ điển luật học; Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi và bổ sung 2012)
——————————————
Thuế thu nhập của cá nhân thuộc loại thuế trực thu.
Trên thế giới, thuế đánh vào thu nhập cá nhân là loại thuế được áp dụng sớm hơn nhiều loại thuế khác. Ví dụ: Thuế thu nhập dân cư được áp dụng ở Anh từ năm 1841, ở Nhật năm 1887, ở Pháp năm 1914, ở miền Nam Việt Nam chính quyền Sài Gòn cũ áp dụng thuế thu nhập dân cư từ năm 1962.
Trước đây, trong điều kiện nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước quản lí chặt chẽ các nguồn thu nhập và mức thu nhập của dân cư thấp nên ở nước ta không thu thuế thu nhập dân cư. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường kéo theo sự chênh lệch về thu nhập giữa các bộ phận dân cư trong xã hội. Thực tế đó đòi hỏi Nhà nước phải sử dụng có hiệu quả các công cụ điều tiết thu nhập của dân cư, giảm bớt khoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp xã hội, động viên một phần thu nhập của những người có thu nhập cao vào Ngân sách nhà nước nhằm tạo cơ sở về tài chính để Nhà nước thực hiện các chính sách xã hội. Do đó, ngày 28.12.1990, Hội đồng nhà nước ban hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, là văn bản pháp luật đầu tiên quy định về loại thuế này (còn gọi là Thuế thu nhập cá nhân hay thuế thu nhập dân cư). Tương tự như cách phân loại thu nhập chịu thuế áp dụng phổ biến ở các nước, pháp luật Việt Nam phân chia thu nhập chịu thuế ra làm hai loại: Thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Xác định thu nhập chịu thuế của mỗi loại thu nhập dựa vào thu nhập khởi điểm chịu thuế. Ví dụ: Thu nhập thường xuyên của công dân Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ban hành 2004 có khởi điểm chịu thuế từ trên 5 triệu đồng (VNĐ)/tháng, còn đối với thu nhập không thường xuyên khởi điểm chịu thuế áp dụng chung cho tất cả các đối tượng nộp thuế là từ trên 2 triệu đồng (VNĐ). Đối tượng chịu thuế là cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế. Pháp luật các nước thường quy định đối tượng cứ trú có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập dân cư trên toàn bộ thu nhập có nguồn tại nước sở tại và đối với cả các khoản thu nhập từ nguồn nước ngoài được mang vào hoặc nhận ở nước sở tại. Đối tượng không cư trú chỉ phải nộp thuế thu nhập dân cư đối với thu nhập phát sinh từ nguồn tại nước sở tại.
Người nước ngoài được xem là cư trú tại Việt Nam nếu ở tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính cho 12 tháng kể từ khi đến Việt Nam; được xem là không cư trú ở Việt Nam dưới 183 ngày. Thời gian cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được tính 12 tháng liên tục cho năm tính thuế đầu tiên, những năm sau được tính theo năm dương lịch, ngày đến và ngày đi được tính là một ngày
Tương tự như biểu thuế áp dụng phổ biến ở các nước, biểu thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay là biểu thuế lũy tiến.

Bài viết liên quan