Feel free to go with the truth

Trang chủ / Dân sự / Thực tiễn xét xử: tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh từ Hợp đồng thuê khoán vườn cây

Thực tiễn xét xử: tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh từ Hợp đồng thuê khoán vườn cây

BẢN ÁN 05/2018/DS-PT NGÀY 05/03/2018 VỀ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN VƯỜN CÂY VÀ PHÊ – TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI

   Ngày 5 tháng 3 năm 2018, tại Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai, xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 19/2017/TLPT-DS ngày 12 tháng 6 năm 2017 về việc “Yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng thuê khoán vườn cây cà phê”;

Do bản án dân sự sơ thẩm số 03/2017/DS-ST ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Tòa án nhân dân huyện Ia G, tỉnh Gia Lai bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 08/2018/QĐ-PT ngày 8 tháng 1 năm 2018, giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Ông Nguyễn Đông H và bà Nguyễn Thị L; địa chỉ: Tổ dân phố 1, thị trấn Ia K, huyện Ia G, tỉnh Gia Lai. Có mặt.

Người đại diện theo ủy quyền của bà Nguyễn Thị L: Bà Phạm Thị H; địa chỉ: Phường Hoa L, thành phố P, tỉnh Gia Lai (giấy ủy quyền ngày 2-3-2018). Bà H có mặt.

Bị đơn: Ông Nguyễn Quốc T và bà Võ Thị Như B; địa chỉ: 40/27 Lý Tự Tr, phường T, thành phố P, tỉnh Gia Lai. Ông T có mặt, bà B có đơn xin xét xử vắng mặt.

Người kháng cáo: Nguyên đơn là Ông Nguyễn Đông H và bà Nguyễn Thị L. 

NỘI DUNG VỤ ÁN

Đầu năm 2011, ông Nguyễn Quốc T trao đổi với ông H về việc thuê khoán vườn cây cà phê của ông T. Qua bàn bạc với bà L (vợ ông H), vợ chồng ông H đã thống nhất nhận khoán vườn cà phê.

Sau khi bàn bạc, ông H và bà L nhận vườn, khi họ đã làm vườn và tưới nước đợt thứ 3 xong thì đến ngày 10-1-2011, các bên đương sự xác lập “Hợp đồng làm cà phê”.

Thời gian thực hiện hợp đồng là 6 năm, tính từ ngày 10-1-2011 đến ngày 10-1-2016. Theo hợp đồng thì: Ông T giao toàn bộ hai thửa đất và tài sản gắn liền trên đất là 3.000 cây cà phê, một số tiêu và cây sầu riêng, 1 nhà ở làm vườn cà phê theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AI 515713 do Ủy ban nhân

dân huyện Ia G cấp ngày 6-6-2007 cho ông Nguyễn Quốc T và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất số BD 372749 do Ủy ban nhân dân huyện Ia G cấp ngày 6-1-2011 cho ông Nguyễn Quốc T, bà Võ Thị Như B. Ông H, bà L có trách nhiệm chăm sóc, thu hoạch cà phê theo các điều khoản quy định tại hợp đồng để hưởng chênh lệch sản lượng sau khi thu hoạch.

Sau khi ký hợp đồng, ông H, bà L đã biết số lượng cây cà phê không đến 3.000 cây và diện tích đất tại 2 thửa trên chưa được 3 hecta ( viết tắt là ha), nhưng vì đã ký hợp đồng, nên họ vẫn thiện chí thực hiện hợp đồng, hàng năm vẫn nộp sản lượng cho ông T.

Đến ngày 14- 10- 2014, bà B ( vợ ông T) khởi kiện ông H, bà L với yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng làm cà phê ngày 10-1-2011 được ký kết giữa ông T với ông H, bà L vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.

Đồng thời, bà B còn yêu cầu buộc ông H, bà L phải bồi thường vì đã gây thiệt hại về tài sản gồm:

Buộc ông Nguyễn Đông H và bà Nguyễn Thị L bồi thường thiệt hại là 104.250.000 đồng vì đã gây thiệt hại, suy thoái vườn cà phê: 417 cây cà phê kinh doanh do không đầu tư, chăm sóc (Trong đó: 72 cây bị chết và 345 cây bị c   dại chen lấn không kinh doanh được).

Buộc ông Nguyễn Đông H và bà Nguyễn Thị L bồi thường thêm số tiền 83.600.000 đồng, vì đã gây thiệt hại về tài sản cụ thể như sau: 197 cây cà phê bị suy thoái có giá trị 49.250.000 đồng; 1 động cơ máy diesel 18 mã lực d  ng để tưới nước có trị giá 11.900.000 đồng; 7 đường dây tưới (đường kính 60) có trị giá 9.450.000 đồng; 1 máy phun thuốc sâu có trị giá 5.500.000 đồng; 4 cuộn dây để phun thuốc sâu có trị giá 3.000.000 đồng; 1 chiếc xe gắn máy hiệu Honda City có giá trị 4.500.000 đồng.

Đến ngày 21-11-2016, Tòa án nhân dân huyện Ia G đã ra Quyết định đình chỉ giải quyết đối với các yêu cầu nêu trên của bà B vì bà rút đơn khởi kiện.

Tuy bà B rút yêu cầu khởi kiện, nhưng ông H, bà L cho rằng bà Võ Thị Như B và ông Nguyễn Quốc T tự đơn phương chấm dứt hợp đồng nên ông H và bà Nguyễn Thị L yêu cầu Tòa án buộc bà B, ông T phải bồi thường thiệt hại 259.500.000 đồng, cụ thể:

Lợi nhuận dự tính sẽ đạt được trong 1 năm (năm 2015). Nếu ông H và bà L chăm sóc một cách bình thường thì thu hoạch được khoảng 12 tấn cà phê nhân, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí là 2,6 tấn cà phê nộp sản lượng; tiền phân bón 60.000.000 đồng; 3 đợt tưới bằng điện 3 pha với số tiền 9.000.000 đồng; tiền phun thuốc trừ sâu 10.000.000 đồng; công làm cành chồi trong 1 năm là 15.000.000 đồng; công làm c   trong 1 năm là 15.000.000 đồng; tiền thu hoạch cà phê là 30.000.000 đồng. Giá cà phê nhân trên thị trường là 40.000.000 đồng/tấn, như vậy sau khi trừ đi các khoản chi phí trên thì ông H và bà L còn được lợi nhuận là 237.000.000 đồng và sản lượng 141 cây cà phê mà Ông T đã tự ý chặt phá để trồng tiêu vào khoảng thời gian tháng 3 năm 2014 có giá trị 22.500.000 đồng.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2017/DS-ST ngày 27 tháng 4 năm 2017, Tòa án nhân dân huyện Ia G đã quyết định:

Áp dụng Điều 422, 501, 502, 503, 504, 506, 507, 510 của Bộ luật Dân sự; Tuyên xử:

1. Bác yêu cầu của ông Nguyễn Đông H và bà Nguyễn Thị L về việc buộc ông Nguyễn Quốc T và bà Võ Thị Như B phải bồi thường thiệt hại cho ông H và bà L tổng số tiền là 259.500.000 đồng.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về nghĩa vụ chịu chi phí

định giá tài sản, nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm; thông báo quyền yêu cầu, tự nguyện hoặc bị cưỡng chế thi hành án và thời hiệu thi hành án; tuyên quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 10-5-2017, nguyên đơn là Nguyễn Đông H và bà Nguyễn Thị Lụa có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn không rút đơn khởi kiện và giữ kháng cáo; các đương sự không th  a thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án; Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Năm 2011, nguyên đơn thỏa thuận với bị đơn để nhận khoán vườn cà phê, theo đó nguyên đơn có nghĩa vụ đầu tư, chăm sóc vườn cà phê của bị đơn tại Làng O, xã I, huyện Ia G, tỉnh Gia Lai. Theo hợp đồng hai, bên ghi diện tích đất là 3ha, trên đất có khoảng 3.000 cây cà phê và một số cây khác: sầu riêng, tiêu… nguyên đơn có nghĩa vụ nộp khoán sản phẩm hàng năm theo th  a thuận và được hưởng số cà phê còn lại.

Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 29-9-2017, bị đơn trình bày các năm 2011, 2012, 2013 nguyên đơn cơ bản thực hiện đúng hợp đồng về đầu tư, chăm sóc vườn cây; đến năm 2014 thì phát sinh vi phạm hợp đồng như: Không có người trông coi và không chăm sóc đúng quy trình dẫn đến vườn cà phê xuống cấp, cây cà phê suy thoái và chết nhiều (đơn khởi kiện ngày 12-12-2014 của bà Võ Thị Như B xác định có 72 cây bị chết, 345 cây bị c   dại, cây bụi chen lấn không kinh doanh được), nên bị đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng và lấy lại vườn cà phê. Xét các căn cứ để bị đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy rằng:

Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ do Tòa án nhân dân huyện Ia G lập ngày 10-12-2014 và ngày 17-9-2015 thể hiện: Hiện trạng vườn cà phê có tổng số 2.423 cây, trong đó có 2.248 cây cà phê kinh doanh từ 6-20 năm, 72 cây cà phê kinh doanh từ 6-20 năm đã chết, 103 cây cà phê trồng dặm năm 2012. Bị đơn khai vì lý do nguyên đơn không chăm sóc nên ở khu vực vườn cà phê tiếp giáp suối, cây cà phê bị chết, chỉ có 345 hố có c   và bụi cây, lời khai này là không có căn cứ vì theo hợp đồng giao kết giữa hai bên thì bị đơn có trách nhiệm giám sát và hướng dẫn nguyên đơn trong quá trình thực hiện hợp đồng nên nếu nguyên đơn không chăm sóc ở khu vực này thì bị đơn phải có ý kiến ngay để yêu cầu khắc phục nhưng trong hơn 3 năm liền, kể từ năm 2011, bị đơn không có ý kiến gì.

Bên cạnh đó vườn cà phê của bị đơn lúc giao cho nguyên đơn là cà phê kinh doanh, cây đã trưởng thành (trồng từ năm 1999), bị đơn cho rằng nguyên đơn chỉ vi phạm hợp đồng trong năm 2014, nên ở khu vực này nếu có cà phê bị chết trong năm 2014, thì phải còn lại cây cà phê tương tự như mô tả tại các Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ là: “72 cây cà phê kinh doanh từ 6-20 năm đã chết”, chứ không thể chỉ còn đất trống, có c   và cây bụi.

Tại hồ sơ vụ án có tài liệu là Biên bản kê biên tài sản ngày 4-2-2015 thể hiện số lượng cây cà phê là 2.770 cây, trong đó có 2.425 cây đang kinh doanh, 269 cây suy thoái, và tại hợp đồng giữa hai bên ghi số lượng cà phê có khoảng 3.000 cây. Tuy có sự chênh lệch về số liệu cây cà phê tại các tài liệu này so với

2 Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ do Tòa án lập như nêu trên nhưng Hội đồng xét xử phúc thẩm xác định không thể làm rõ sự mâu thuẫn về số liệu này, mặt khác, như đã nêu và phân tích ở trên, số liệu ở cả 2 Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ do Tòa án lập đều được sự thống nhất, công nhận của các bên đương sự và phù hợp với các lời khai khác của các đương sự có tại hồ sơ vụ án, nên đây là số liệu có căn cứ pháp lý.

Từ những tình tiết trên, xác định quá trình thực hiện hợp đồng, vườn cây chỉ có 72 cây bị chết và số lượng cây bị chết như vậy là nằm trong tỷ lệ cho phép (từ 3-5% như Phòng Nông nghiệp huyện Ia G cung cấp).

Bị đơn còn cho rằng nguyên đơn không chăm sóc vườn cà phê trong năm 2014, để chứng minh, bị đơn giao nộp cho Tòa án chứng cứ là “Đơn xin xác nhận” đề ngày 24-1-2015 của bà Võ Thị Như B (bút lục số 67), được ông Hồ Văn D (địa chỉ: Làng O, xã I, huyện Ia G), thôn phó Làng O, xã I, huyện Ia G là ông Rơ Châm M và Ủy ban nhân dân xã I xác nhận ngày 24-1-2015.

Xét chứng cứ là “Đơn xin xác nhận” đề ngày 24-1-2015 của bà Võ Thị Như B (bút lục số 67), Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy là không có cơ sở, bởi lẽ, tuy đơn của bà B được xác nhận, nhưng nội dung xác nhận là không đáng tin cậy, không ph   hợp với thực tế, cụ thể:

Ông Rơ Châm M xác nhận “theo đơn của bà Võ Thị Như B là đúng sự thật” nhưng tại Biên bản lấy lời khai do Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai lập ngày 3-11-2017, ông M trình bày “Do không hiểu biết gì và bản thân tôi chỉ nghĩ là người ta yêu cầu tôi xác nhận đất nằm trên địa bàn của thôn thôi nên tôi đồng ý xác nhận chứ thực tế tôi không biết sự việc gì có liên quan đến nội dung mà họ đã trình bày trong đơn cũng không đến tận nơi để xem xét diện tích vườn cà phê mà họ nêu trong đơn. Tôi nhắc lại, việc tôi xác nhận trong đơn chỉ là xác nhận đất nằm trên địa bàn thôn, còn thông tin về đất nằm trên địa bàn của thôn là thông tin do người mang đơn đến nói cho tôi biết chứ bản thân tôi cũng không biết đất đó nằm ở đâu, của ai”. Lời khai trên của ông M chứng từ nội dung ông đã xác nhận tại “Đơn xin xác nhận” đề ngày 24-1-2015 của bà Võ Thị Như B là không đúng với thực tế.

Tại “Đơn xin xác nhận” đề ngày 24-1-2015 của bà B, ông Hồ Văn D xác nhận “nội dung trong đơn là đúng sự thật. Hiện nay gia đình ông H không ở tại vườn cà phê”  nhưng quá trình ông H, bà L chăm sóc, thu hoạch cà phê ông D không phải là người trực tiếp giám sát, ông D cũng không thường xuyên có mặt tại rẫy nhà ông T nên việc ông D xác nhận các nội dung liên quan đến các vi phạm khi thực hiện hợp đồng giao khoán của ông H bà L như “trong khoảng thời gian dài không quản lý chăm sóc cây cà phê dẫn đến cây cà phê suy thoái;

Không chăm sóc, tưới nước, bón phân, phun thuốc cho cây cà phê; Không làm cành, vặt chồi cho cây cà phê; Không có người tại vườn cà phê để làm vườn và quản lý tài sản trên vườn để vườn cây và tài sản trên vườn vắng chủ” là không đủ cơ sở. Ủy ban nhân dân xã I, huyện Ia G chỉ xác nhận về chữ ký của ông Rơ Châm M chứ không xác nhận bất cứ nội dung gì trong đơn của bà B.

Tòa án cấp phúc thẩm cũng đã tiến hành đối chất giữa ông M, ông Hồ Văn D với nguyên đơn, bị đơn để làm rõ các nội dung họ đã xác nhận tuy nhiên tại buổi đối chất ông Hồ Văn D, bà B, ông T đều không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án.

Đây là hợp đồng thuê khoán vườn cây, bà B là vợ ông T tuy không ký vào văn bản hợp đồng nhưng biết rõ việc giao kết và có sử dụng tài sản phát sinh từ hợp đồng nên bà B có quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng;

Quá trình thực hiện hợp đồng, hàng năm nguyên đơn nộp khoán đầy đủ theo thỏa thuận, quá trình đầu tư, chăm sóc không vi phạm nên việc bị đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng và đòi lại vườn cà phê là không đúng. Những nhận định trên cho thấy, bị đơn không chứng minh được nguyên đơn vi phạm hợp đồng nên việc tự đơn phương chấm dứt hợp đồng là không có cơ sở, trái với thỏa thuận của các bên, vi phạm hợp đồng làm vườn cà phê đã ký kết ngày 10-1- 2011. Vì vậy, nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải bồi thường thiệt hại là có căn cứ, đúng pháp luật.

[2] Về thiệt hại của nguyên đơn là lợi nhuận mà lẽ ra thu được nếu họ tiếp tục thực hiện hợp đồng, được tính toán trên các yếu tố: năng suất, sản lượng, chi phí ph   hợp với thực tế của vườn cây theo hợp đồng giữa hai bên.

Về năng suất: Nguyên đơn khai (tại tài liệu là Biên bản hòa giải ngày 16/6/2014): “Kết quả thu hoạch của vợ chồng tôi trong các năm nhận khoán: Năm đầu tiên  (2011) tôi nhận khoán gia đình chúng tôi nhận khoán chúng tôi thu hoạch được 12 tấn cà phê nhân, năm 2012 thu được 8 tấn cà phê nhân, năm 2013 thu 10,7 tấn. Lý do của việc sản lượng tụt giảm là do thời tiết không thuận lợi, đồng thời năm đầu tiên phải thay thế trồng dặm hơn 100 cây già cỗi, đến năm 2012 thay tiếp khoảng 200 cây nữa nên số lượng cây kinh doanh giảm nhiều nên sản lượng tụt giảm.”

Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 29-9-2017, bị đơn khai, năm 2011 sản lượng cà phê Ông cảm nhận được khoảng 13 tấn; ngoài ra, ông T công nhận các năm 2012, 2013, ông H, bà L thực hiện đúng hợp đồng, do vậy có căn cứ để xác định lời khai của ông H, bà L về sản lượng cà phê các năm 2011, 2012 và 2013 như trên là đúng.

Về năng suất cà phê, việc Tòa án cấp sơ thẩm sử dụng định mức sản lượng trung bình trên địa bàn huyện Ia G để tính sản lượng của vườn cà phê trong hợp đồng của các bên là không đúng, vì không ph   hợp với đặc điểm riêng của vườn cà phê có tranh chấp và không ph   hợp với lời khai của các bên tại phiên tòa phúc thẩm ngày ngày 29-9-2017 về năng suất vườn cà phê trong các năm 2011, 2012, 2013. Do đó, năng suất và sản lượng cà phê được tính như sau:

Tại Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ do Tòa án nhân dân huyện Ia G lập ngày 17-9-2015 thì vườn cà phê có 2.248 cây cà phê kinh doanh từ 6-20 năm, 72 cây cà phê kinh doanh từ 6-20 năm bị chết, kết hợp với lời khai của ông H, bà L về số cây trồng dặm thay thế như nêu trên, lời khai của ông T về số lượng cây bị chặt b   để trồng tiêu năm 2014 nên xác định được số cây cà phê kinh doanh năm 2011 là 2.761 cây (trong đó bao gồm 2.248 cây kinh doanh và 72 cây kinh doanh bị chết theo các biên bản xem xét thẩm định tại chỗ do Tòa án nhân dân huyện Ia G lập; 300 cây trước khi bị nhổ b   để trồng dặm vào năm 2011-2012 theo lời khai của nguyên đơn và 141 cây cà phê kinh doanh trước khi bị chặt bỏ để trồng tiêu năm 2014 theo lời khai của ông T); năm 2012 ít hơn năm 2011 là 100 cây; năm 2013 ít hơn năm 2011 là 300 cây và năm 2015 ít hơn năm 2011 là 513 cây.

Từ đó xác định năng xuất cụ thể như sau:

Năng suất cà phê năm 2011 là: 12.000 kg : (2.248 cây + 372 cây + 141) = 4,3 kg cà phê nhân/cây.

Năng suất cà phê năm 2012 là: 8.000 kg : (2.248 cây + 372 cây + 141- 100)= 3 kg cà phê nhân/cây. Năng suất cà phê năm 2013 là: 10.700 kg : (2.248 cây + 372 cây + 141- 100-200)= 4,3 kg cà phê nhân/cây.

Do vậy, Hội đồng xét xử xác định năng suất cà phê năm 2015 là 4.3 kg cà phê nhân/cây vì năng suất này có tính ổn định qua thời gian thực hiện hợp đồng và còn phù hợp với thông tin do Ủy ban nhân dân xã I, huyện Ia G cung cấp tại

Biên bản xác minh ngày 01/12/2017 rằng: “Về năng suất của vườn cà phê xâm canh trên địa bàn xã là từ 20-25kg cà phê tươi/cây, tỷ lệ quy đổi cà phê tươi sang cà phê nhân là 4-4,5kg cà phê tươi/1kg cà phê nhân.

Vườn cà phê của ông Nguyễn Quốc T tại quyền sử dụng đất số AI 515713 do Ủy ban nhân dân huyện Ia G cấp ngày 6/6/2007 thuộc diện vườn cà phê xâm canh”

Từ đó tính được sản lượng cà phê của năm 2015 là 2.248 cây x 4,3 kg/cây = 9.666kg cà phê nhân.

Ngoài ra, năm 2015, vườn cà phê còn có 103 cây cà phê trồng dặm từ năm 2012, đến năm 2015 đã cho thu bói, kết quả xác minh tại Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ia G thể hiện đối với cà phê trồng năm thứ ba trên địa bàn xã I thì sản lượng thu hoạch trung bình là khoảng 2.900kg nhân/ha, năng suất đạt trung bình là (2.900kg/ha : 1.100 cây) = 2,63 kg nhân/cây. Sản lượng thu được là 103 cây x 2,63 kg nhân/cây = 270,89 kg.

Như vậy tổng sản lượng cà phê mà đáng lẽ nguyên đơn sẽ thu được nếu họ tiếp tục chăm sóc, đầu tư vườn cà phê là 9.666 kg +270,89 kg = 9.936,89 kg.Về chi phí đầu tư:

Theo hợp đồng, các bên th  a thuận về các công việc chăm sóc cà phê bao gồm: làm c  , ép xanh, cuốc xốp, cắt cành, vặt cành chồi… so với định mức kinh tế kỹ thuật quy định tại quyết định số 390/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai thì không có các việc: rong tỉa cây che bóng, phòng chống cháy, thuê máy tưới …

Về lượng phân bón ít nhất 1 năm cho 1 cây cà phê là: 2kg phân hóa học (Ure, SA, Kaly hoặc phân tổng hợp NPK), 0,5 kg phân lân, 1kg vi sinh, 0,3-0,5 kg vôi, một số phân vi lượng khác và phun thuốc đảm bảo hết bệnh cho cà phê…

So với định mức thì có thêm phân vi sinh, không có phân bón lá, phân hữu cơ, lượng phân hóa học theo hợp đồng là nhiều hơn (theo định mức thì 1 ha cần 250kg phân SA, 500 kg phân Ure và 400kg phân Kaly, tổng cộng là 1.150kg/ha, nhưng hợp đồng thỏa thuận 2kg/cây, tức là 2.200kg/ha);

Vì vậy, chi phí phải tính theo các khoản như nêu trên mới phù hợp với thực tế thực hiện hợp đồng;

Năm 2015, vườn cây có 2.351 cây cà phê tương đương với 2,137 ha; theo đó chi phí đầu tư như sau: Tiền phân bón:

Phân ure: 2kg x 2351 cây x 8.000/kg = 37.616.000 đồng. Phân Lân: 0,5 x 2351 cây x 3.600/kg = 4.231.000 đồng.

Phân vi sinh: 1 kg x 2.351 cây x (180.000 đồng : 50) = 8.463.600 đồng

Phân vi lượng 30kg/ha x 2,137 ha x 14.000/kg= 897.540 đồng. Vôi 0,5kg x 2351 cây x 1.500/kg = 1.763.250 đồng.

Tổng chi phí về phần bón là 52.971.390 đồng

Các chi phí khác:

Tiền công tưới nước là 30.000 đồng/giờ; 1 ha cần tưới 400 giờ, vậy 2,137 ha x 400 giờ/ha x 30.000 đồng/giờ = 25.644.000 đồng.

Tiền công phun thuốc sâu là 180.000 đồng/công x 8 công/ha x 2,137 ha = 3.077.280 đồng

Tiền công làm cành, chồi là 180.000 đồng/công x 30 công/ha x 2,137 ha = 11.539.800 đồng.

Tiền công xẻ rãnh, ép xanh là 180.000 đồng/công x 40 công/ha x 2,137 ha = 15.386.400 đồng.

Tiền công làm cỏ là 180.000 đồng/công x 90 công/ha x 2,137 ha = 34.619.400 đồng.

Tiền công thu hoạch là 180.000 đồng/công x 94 công/ha x 2,137 ha = 36.158.040 đồng.

Tổng cộng 126.424.890 đồng

Như vậy, tổng chi phí đầu tư trong năm 2015 là 179.396.280 đồng tương đương 5.371 kg cà phê nhân (theo giá cà phê nhân năm 2015 là 33.400 đồng/kg cà phê nhân

Về số cà phê phải nộp khoán: Tại phiên tòa phúc thẩm, các bên trình bày, năm đầu tiên thực hiện hợp đồng các bên còn th  a thuận rằng nếu sản lượng thu được lớn hơn 9 tấn thì nguyên đơn phải nộp khoán 3 tấn, nếu dưới 9 tấn thì chỉ phải nộp 2,8 tấn. Trên thực tế, năm 2011, có căn cứ xác định nguyên đơn thu sản lượng là 12 tấn nhưng chỉ nộp sản phẩm khoán là 2,8 tấn; các năm 2012 và 2013 là 2,6 tấn, năm 2014 các bên th  a thuận nộp 2,6 tấn nhưng thực tế giao nhận là 10.400 kg cà phê tươi tương đương 2.311 kg cà phê nhân.

Như vậy, tuy hợp đồng ghi mức nộp khoán là 3 tấn nhưng qua hành vi thực hiện hợp đồng qua các năm cho thấy các bên đã có sự th  a thuận lại về mức khoán, và mức khoán năm 2015 với số liệu là 2,6 tấn cà phê nhân mà ông H, bà L nêu trong đơn khởi kiện là hợp lý, có căn cứ.

Như vậy, với sản lượng cà phê thu được của năm 2015 là 9.936,89 kg, sau khi nộp khoán 2.600 kg thì còn 7.336,89 kg, trừ đi chi phí đầu tư là 5.371 kg cà phê nhân, ông H, bà L lãi 1965,89 kg cà phê nhân. Ông T, bà B phải bồi thường cho ông H, bà L số cà phê nhân này theo giá cà phê nhân tại thời điểm xét xử sơ thẩm (tháng 4-2017) là 46.000 đồng/kg, thành tiền là 90.430.940 đồng.

Đối với yêu cầu bồi thường 141 cây cà phê mà ông T chặt tháng 3/2014: Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy: số cây này được chặt trong thời gian ông H, bà L quản lý, chăm sóc vườn, khi ông T chặt để trồng cải tạo vườn trồng tiêu, ông H và bà L không có ý kiến gì nên được coi là có sự th  a thuận, đồng ý như án sơ thẩm nhận định là đúng, nên ông T không phải bồi thường sản lượng từ số cà phê này.

Đối với yêu cầu kháng cáo của ông H, bà L về việc buộc ông T, bà B phải bồi thường cả vụ m a cà phê năm 2016, thì thấy: quá trình tham gia tố tụng tại cấp sơ thẩm ông H, bà L chưa yêu cầu và chưa được cấp sơ thẩm giải quyết nên không thuộc phạm vi xem xét của cấp phúc thẩm.

[3] Từ những nhận định trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận một phần kháng cáo của ông H, bà L về việc buộc ông T, bà B phải bồi thường cho ông H bà L 90.430.940 đồng.

[4] Về án phí dân sự sơ thẩm:

Ông T, bà B phải chịu 4.521.547 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm.

Ông H, bà L phải chịu 8.453.453 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm. [5] Về án phí dân sự phúc thẩm:

Do kháng cáo được chấp nhận nên người kháng cáo không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

[6] Về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản:

Do yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn được chấp nhận nên bị đơn phải chịu chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản là 5.200.000 đồng.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ Điều 148, khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội;

1. Chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Đông H, bà Nguyễn Thị L.

Sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2017/DS-ST ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Tòa án nhân dân huyện Ia G, tỉnh Gia Lai đã xét xử vụ án tranh chấp về yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng thuê khoán vườn cây cà phê, giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Đông H, bà Nguyễn Thị L với bị đơn là ông Nguyễn

Quốc T và bà Võ Thị Như B.

Áp dụng Điều 501, 502, 503, 504, 506, 507, 510 của Bộ luật Dân sự năm 2005;

Xử:

Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Ông Nguyễn Đông H và bà Nguyễn Thị L. Buộc Ông Nguyễn Quốc T và bà Võ Thị Như B phải bồi thường cho ông Nguyễn Đông H và bà Nguyễn Thị L 90.430.940 đồng.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015.

Buộc Ông Nguyễn Quốc T và bà Võ Thị Như B phải chịu 4.521.547 đồng

tiền án phí dân sự sơ thẩm.

Buộc Ông Nguyễn Đông H và bà Nguyễn Thị L phải chịu 8.453.453 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đã nộp là 6.487.500 đồng theo biên lai số 0003770 ngày 15-5-2015 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Ia G, tỉnh Gia Lai. Ông Nguyễn Đông H và bà Nguyễn Thị L còn phải nộp 1.965.953 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm.

Buộc ông Nguyễn Quốc T và bà Võ Thị Như B phải chịu 5.200.000 đồng tiền chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản. Ông Nguyễn Quốc T và bà Võ Thị Như B đã nộp đủ tiền chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản.

2. Về án phí phúc thẩm:

Ông Nguyễn Đông H và bà Nguyễn Thị L không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, hoản trả lại cho Nguyễn Đông H và bà Nguyễn Thị Lụa 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm đã nộp theo biên lai số 0000310 ngày 10-5-2017 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ia G, tỉnh Gia Lai.

3. Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6,7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự.

4. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

…………………………………………………………………………………………………………

Luật sư tại Đà Nẵng: 

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quân Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Phú Quốc:

65 Hùng Vương, thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc.

Website: www.fdvn.vn    www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Bài viết liên quan