Feel free to go with the truth

Trang chủ / Hôn nhân và GĐ / Sau ly hôn, ai có quyền nuôi con?

Sau ly hôn, ai có quyền nuôi con?

Vợ chồng tôi lấy nhau vì một phút ngông cuồng của tuổi trẻ, sau khi sinh con, do cả hai chưa có việc làm ổn định, không đủ khả năng chu cấp cho con, tôi đã mang con về nhà mẹ đẻ và làm việc trang trải cuộc sống. Hai chúng tôi ít liên lạc rồi xảy ra mâu thuẫn, chúng tôi quyết định ly hôn. Hiện nay, con của chúng tôi đã 6 tuổi, vậy trong chúng tôi ai có quyền nuôi con? Mong Quý Công ty phản hồi sớm. Tôi cảm ơn./.

Trả lời:

Cảm ơn Quý khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (FDVN). Đối với yêu cầu tư vấn của Qúy Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, FDVN có một số trao đổi như sau:

Theo quy định của khoản 1 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi.

[1]. Căn cứ xác định quyền nuôi con của cha mẹ

Theo quy định của điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, sau khi ly hôn, cha mẹ được quyền nuôi con như sau:

Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi: được giao trực tiếp cho mẹ nuôi, nếu người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Trường hợp con từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi: Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con

Trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên đây, do hiện nay con của anh chị đã được 6 tuổi, việc ai trực tiếp nuôi con sẽ do anh chị thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

[2] Điều kiện để Tòa án quyết định người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Tòa án căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, xét cả về vật chất lẫn tinh thần để đưa ra quyết định cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi con như:

– Thu nhập hàng tháng: Ai có thu nhập cao hơn, ổn định hơn, có khả năng chu cấp con

– Nơi ở: Đảm bảo cho con có nơi ở ổn định, dài lâu

– Môi trường sống: môi trường lành mạnh, không tệ nạn, là nơi đầy đủ tiềm năng cho con phát triển.

– Thời gian làm việc: Cha mẹ sắp xếp được thời gian làm việc và có thời gian dành cho con.

– Khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con

Đề Tòa án dễ xem xét và đưa ra quyết định này, chị phải cung cấp những chứng cứ cần thiết chứng minh rằng bản thân có đủ điều kiện, năng lực nuôi con tốt nhất.

Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Quý khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Quý khách.

Nguyễn Thị Thanh Thanh Trà

Công ty Luật FDVN

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có được không?

Thủ tục đăng ký khai sinh; nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài

Nhận nuôi con nuôi có được hưởng chế độ thai sản?


Luật sư tại Đà Nẵng

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quân Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Phú Quốc:

65 Hùng Vương, thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc.

Website: www.fdvn.vn    www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Bài viết liên quan