Feel free to go with the truth

Trang chủ / Dân sự / Quy trình, thủ tục đăng ký khai sinh cho con

Quy trình, thủ tục đăng ký khai sinh cho con

Đăng ký khai sinh cho con là thủ tục mà mọi ông bố bà mẹ cần phải biết để thực hiện đúng và đầy đủ.

Căn cứ điều 13, 14, 15, 16, 35, 36 Luật Hộ tịch 2014, quy trình thủ tục đăng ký khai sinh cho con gồm các bước sau:

Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh (cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích khác của trẻ hoặc cá nhân, tổ chức nhận nuôi dưỡng trẻ) chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Tờ khai theo mẫu quy định
  • Giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. (Nếu không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh);
  • Biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập (trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi);
  • Văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật (trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ);
  • Văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con (Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài). Nếu cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.

Bước 2 : Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ trên tại:

  • Cơ quan đăng ký hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ (áp dụng trong trường hợp cả cha và mẹ của trẻ là công dân VN cư trú trong nước).
  • Cơ quan đăng ký hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ (áp dụng trong trường hợp trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà cha hoặc mẹ là công dân VN còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; cha hoặc mẹ là công dân VN cư trú ở trong nước còn người kia là công dân VN định cư ở nước ngoài; cha và mẹ là công dân VN định cư ở nước ngoài; cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch).

Căn cứ Điều 14, 15, 16, 29 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch quy định về đăng ký khai sinh trong một số trường hợp đặc biệt như sau:

  1. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi: được thực hiện tại UBND cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. (UBND cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, UBND cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ.
  2. Đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ: được thực hiện như quy định ở mục 1, trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.
  3. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ: UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì UBND kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của cha; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống. (Tham khảo thủ tục liên quan đến việc nhận con tại bài viết: Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhận cha mẹ, nhận con ngoài giá thú).

  1. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ: Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định nêu trên và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.
  2. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam: UBND cấp huyện nơi cư trú của trẻ em có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài mà chưa được đăng ký khai sinh.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh.

Căn cứ khoản 2, 3 Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Trên đây là những quy định pháp lý cần nắm liên quan thủ tục đăng ký khai sinh cho con mà FDVN muốn gởi đến Quý khách hàng. Mong sẽ hỗ trợ được phần nào đó thông tin hữu ích cho Quý khách.

Hoàng Thúy Quỳnh

Công ty Luật FDVN

Xem thêm:

Thủ tục đăng ký khai sinh; nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài

Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Nhận nuôi con nuôi có được hưởng chế độ thai sản?


Luật sư tại Đà Nẵng

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quân Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Phú Quốc:

65 Hùng Vương, thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc.

Website: www.fdvn.vn    www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Bài viết liên quan