Feel free to go with the truth

Trang chủ / Doanh nghiệp / QUY ĐỊNH VỀ BIỂN HIỆU TẠI ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH MỚI NHẤT NĂM 2020?

QUY ĐỊNH VỀ BIỂN HIỆU TẠI ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH MỚI NHẤT NĂM 2020?

Tôi là chủ của một Công ty nhỏ trên địa bàn Đà Nẵng, nay muốn có thêm biển hiệu tại công ty. Vậy các vấn đề về biển hiệu tại công ty của tôi được quy định như thế nào? Trình tự thủ tục thực hiện ra sao?  Nếu tôi không thực hiện theo các quy định về bảng hiệu thì có bị xử lý không? Tôi xin chân thành cảm ơn Quý công ty Luật FDVN (FDVN) đã tư vấn!

Trả lời:

Cảm ơn Qúy Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (FDVN). Đối với các yêu cầu tư vấn của Qúy Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, FDVN có một số trao đổi như sau:

[1]. Quy định của pháp luật về biển hiệu tại địa điểm kinh doanh

1.1. Nội dung cần có trong biển hiệu treo tại công ty

Căn cứ vào Điều 34 Luật Quảng Cáo năm 2012 quy định về Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh như sau:

1. Biển hiệu phải có các nội dung sau:

  1. a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
  2. b) Tên cơ sở sn xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  3. c) Địa chỉ, điện thoại.
  4. Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật này.
  5. Kích thước biển hiệu được quy định như sau:
  6. a) Đối vớibin hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét(m), chiu dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
  7. b) Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhànơi đặt biển hiệu.
  8. Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, chỏa; không được ln ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
  9. Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Theo đó cũng căn cứ vào Khoản 3 Điều 23 Nghị định số 103/2009/NĐ-CP của Chính Phủ về ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng quy định rõ về mỹ quan, chữ viết, vị trí và nội dung của biển hiệu được cụ thể như sau:

– Nội dung của biển hiệu phải có tên cơ quan chủ quản trực tiếp nếu có; Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp; Loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã; Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ); Địa chỉ giao dịch, số điện thoại (nếu có); Trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào.

Mặt khác, biển hiệu của Quý Khách cũng cần đảm bảo về mặt mỹ quan và vị trí đặt biển hiệu:

“1. Mỹ quan, chữ viết biển hiệu:

  1. a) Biển hiệu phải bảo đảm mỹ quan
  2. b) Biển hiệu phải viết bằng chữ Việt Nam; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.
  3. Vị trí biển hiệu:

Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.”

(Khoản 1 Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 103/2009/NĐ-CP)

1.2 Cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo

Theo Điều 30 Luật Quảng cáo 2012 có quy định “1. Việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có trước phải tuân theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quy hoạch quảng cáo ngoài trời của địa phương.

  1. 2Việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương trong những trường hợp sau đây:
  2. a) Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trlên;
  3. b) Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loạhoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;
  4. c) Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện ch một mặt từ 40 mét vuông (m2) trlên.”

Như vậy, trong trường hợp Quý Khách xây dựng biển hiệu, biển quảng cáo độc lập hoặc gắn váo công trình xây dựng có sẵn phải xin giấy phép xây dựng trong các trường hợp nêu trên.

[2]. Trình tự thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo

2.1. Hồ sơ

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 31 Luật Quảng Cáo 2012 Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo gồm:

3Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo gồm có:

  1. a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
  2. b) Bn sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
  3. c) Bản sao có chng thực một trong những loại giấy tờ sau: giấy chứng nhn quyền sử dụng đất; văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đaiđối với công trình quảng cáo đứng độc lập; hợp đồng thuê địa điểm giữa chủ đầu tư xây dựng công trình quảncáo với chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng hợp pháp đối với công trình quảng cáo gắn với công trình xây dựng có sẵn hoặc văn bản thông báo kết quả trúng thầu đối với trường hợp địa điểm quảng cáo trong quy hoạch phải tổ chức đấu thầu;
  4. d) Trường hợp công trình quảng cáo gn với công trình đã có trước phảicó văn bản thỏa thuận hoặc hợp đng của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc người được giao quyền quản công trình đã có trước;

đ) Bn vẽ thiết kế của tổ chức thiết kế hợp pháp thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng đin hình; mặt bằng móng của công trình có ch ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo. Trường hợp công trình quảng cáo gắn vào công trình đã có trước thì bản vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước.”

2.2. Trình tực thủ tục được thực hiện như sau:

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 31 Luật Quảng Cáo 2012 quy định rõ trình tự thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo được thực hiện như sau:

a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương;

  1. b) Trường hợp địa đim quảng cáo nằm trong quy hoạch quảng cáo đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của đa phương cp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
  2. c) Trường hợp địa phương chưa phê duyệt quy hoạch quảng cáo, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương gửi văn bản xin ý kiến các sở, ban, ngành liên quan. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương, các sở, ban, ngành nêu trên phải có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi cho cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương. Trong thời hạn 13 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của các sở, ban, ngành nêu trên, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương phải cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Trên đây là các quy định của pháp luật về hồ sơ và trình tự thực hiện đối với việc cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo mà Quý Khách cần lưu tâm khi thực hiện.

[3] .Mức xử phạt vi phạm về biển hiệu theo quy định của pháp luật

Căn cứ vào Điều 66 Nghị định 158/2013/NĐ-CP Qu định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo quy định về biển hiệu như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. a) Không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ quan chủ quản trực tiếp; tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; địa chỉ, điện thoại;
  2. b) Sử dụng biển hiệu có kích thước không đúng theo quy định, trừ trường hợp quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều này.
  3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  4. a) Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu;
  5. b) Không viết bằng chữ tiếng Việt mà chỉ viết bằng chữ tiếng nước ngoài trên biển hiệu;
  6. c) Thể hiện tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ tiếng Việt trên biển hiệu;
  7. d) Thể hiện tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài có khổ chữ quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt trên biển hiệu;

đ) Kinh doanh mà không có biển hiệu;

  1. e) Quảng cáo hàng hóa lẫn với biển hiệu;
  2. g) Chiều cao của biển hiệu dọc vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
  3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  4. a) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa;
  5. b) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng;
  6. c) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu làm mất mỹ quan.
  7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tháo dỡ biển hiệu đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Qúy Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Qúy Khách.

Theo Đinh Thị Thông Công ty Luật FDVN

Bài viết liên quan