Con tôi chuẩn bị đi du học Nhật Bản, tôi không biết rõ pháp luật giữa nước ta với Nhật Bản có giống nhau không, và nếu có khác nhau hay trái ngược hoàn toàn thì con tôi phải sử dụng pháp luật nước nào?
Cảm ơn Quý khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (FDVN) thuộc Đoàn Luật sư thành phố Đà Nẵng. Đối với yêu cầu tư vấn của Quý khách, FDVN có những trao đổi sau:
Căn cứ vào Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 34/2017/TT-BGDĐT ban hành quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập tại nước ngoài, tại Khoản 2 Điều 3 Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập tại nước ngoài ban hành kèm thông tư này quy định về trách nhiệm của Lưu học sinh:
“Điều 3. Quyền lợi và trách nhiệm của lưu học sinh
…
- Trách nhiệm của lưu học sinh
- a) Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Việt Nam, pháp luật và phong tục tập quán của nước sở tại; thực hiện nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục nước ngoài và quy định của cơ quan chủ quản (nếu có); giữ gìn và phát triển quan hệ hữu nghị với các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư nước sở tại
- b) Thực hiện đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định hiện hành của Bộ Ngoại giao. Tích cực tham gia các hoạt động do Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức. Thực hiện đăng ký thông tin lưu học sinh vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh, báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Quy chế này;
- c) Lưu học sinh học bổng phải thực hiện đúng quy định về thời gian học, trình độ đào tạo, ngành học, nước đi học và cơ sở giáo dục theo Quyết định cử đi học của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp có lý do chính đáng phải thay đổi thời gian học, ngành học, nước đi học, cơ sở giáo dục thì thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 9 của Quy chế này;
- d) Lưu học sinh học bổng không hoàn thành nghĩa vụ học tập hoặc không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi tốt nghiệp thì phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo theo quy định hiện hành.”
Như vậy, khi đi du học tại Nhật Bản, con của Quý khách phải vừa tuân thủ pháp luật Việt Nam, đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và phong tục tập quán của Nhật Bản. Ngoài ra, còn phải tuân thủ các quy định tại Điểm b, c, d Khoản 2 nêu trên.
Trường hợp có sự khác nhau hay trái ngược hoàn toàn giữa pháp luật của 2 nước, phải dựa trên quan hệ tư pháp của các nước. Ở Nhật Bản, Khoản 1 Điều 4 Luật những nguyên tắc chung về áp dụng pháp luật của Nhật Bản năm 2006 (Act on General Rules for Application of Laws 2006) quy định rằng “A person’s capacity to act is governed by his/her national law.”. Điều này có nghĩa là “Một người có khả năng hành động được điều chỉnh bởi luật pháp quốc gia của người đó.”. Theo đó, du học sinh ở Nhật Bản vẫn có thể áp dụng những quy định của Việt Nam dù quy định đó không có trong quy định tại Nhật Bản.
Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Quý khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Quý khách.
Theo Thanh Trà – Công ty Luật FDVN
…………………………………………………………………………………………………………
Luật sư tại Đà Nẵng:
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quân Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại Phú Quốc:
65 Hùng Vương, thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc.
Website: www.fdvn.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0935 643 666 – 0906 499 446