Tôi được một người bạn giới thiệu để nhập khẩu tôm hùm đất với giá rất rẻ. Tôi có ý định nhập tôm hùm đất về để chế biến món ăn bán, nhưng dạo gần đây tôi trên đài, báo có nói về việc cấm nhập tôm hùm đất. Tôi nhập tôm hùm đất về để kinh doanh ăn uống thì có vi phạm pháp luật không? Mong Quý Công ty sớm phản hồi. Tôi xin trân thành cảm ơn!
Trả lời:
Cảm ơn Qúy Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (FDVN). Đối với các yêu cầu tư vấn của Qúy Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, FDVN có một số trao đổi như sau:
[1]. Có được phép nhập tôm hùm đất để kinh doanh dịch vụ ăn uống?
Tôm hùm nước ngọt (Hay còn được gọi là Tôm hùm đất) là một trong những loài ngoại lao có nguy cơ xâm hại theo Phụ lục 2 về danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hạiđược ban hành kèm theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Và tại Khoản 7 Điều 7 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học thì nghiêm cấm “Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại”
Đồng thời, đối chiếu theo Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy thì Tôm hùm đất cũng không nằm trong danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Dẫn chiếu theo các quy định trên và theo thông tin mà Anh/Chị cung cấp thì việc Anh/Chị nhập khẩu tôm hùm đất về để kinh doanh là không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
[2]. Các hình thức thức xử phạt khi có hành vi nhập khẩu tôm hùm đất
Hành vi nhập khẩu Tôm hùm đất trái phép để buôn bán có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
Xử phạt vi phạm hành chính
Theo khoản 7 Điều 43 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hành vi nhập khẩu loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại bị phạt tiền từ 40 triệu đến một tỷ đồng đối với tang vật vi phạm trị giá đến dưới 250 triệu đồng.
Và cũng tại Khoản 3 điều 42 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 cho phép phạt tiền 50-60 triệu đồng với hành vi nhập khẩu trái phép loài thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ tại Điều 246 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội Nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại thì:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến một tỷ đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù 1-5 năm:
a) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá từ 250-500 triệu đồng hoặc trong trường hợp vật phạm pháp trị giá dưới 250 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản 150-500 triệu đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 3-7 năm:
a) Có tổ chức;
b) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500 triệu đồng trở lên;
c) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản 500 triệu đồng trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 50-500 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.
3. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền 1-3 tỷ đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền 3-5 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến ba năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến một tỷ đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn 1-3 năm.”
Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Qúy Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Qúy Khách.
Theo CVPL: Nguyễn Thị Sương
Công ty Luật FDVN
Xem thêm:
Cấm lưu thông trên thị trường đối với tôm hùm nước ngọt, tôm càng đỏ
Buôn bán hàng giả có thể bị xử lý hình sự
Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại tài sản của người bị thiệt hại?
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quân Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại Phú Quốc:
65 Hùng Vương, thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc.
Website: www.fdvn.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0935 643 666 – 0906 499 446
Fanpage: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/