Feel free to go with the truth

Trang chủ / Dân sự / Người sử dụng lao động có được trừ lương người lao động khi đi muộn về sớm, vi phạm quy định về trang phục hay không?

Người sử dụng lao động có được trừ lương người lao động khi đi muộn về sớm, vi phạm quy định về trang phục hay không?

Công ty tôi mới được thành lập trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Vì mới thành lập nên rất nhiều nhân viên của tôi không thực hiện đúng nội quy của Công ty, thường xuyên đi muộn về sớm và không mang đúng đồng phục như đã quy định. Để quản lý tốt hơn và hạn chế tình trạng này thì tôi đã đưa ra thêm quy định đối với nhân viên của mình. Theo đó Nhân viên sẽ bị phạt tiền nếu như họ đi muộn về sớm, vi phạm quy định về trang phục. Vậy Công ty tôi đưa ra quy định như vậy có trái với quy định của pháp luật hay không ? Và hậu quả pháp lý khi áp dụng biện pháp phạt tiền đối với người lao động đi muộn về sớm, vi phạm quy định về trang phục là gì? Mong Quý Công ty sớm phản hồi.

Cảm ơn Qúy Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (FDVN). Đối với các yêu cầu tư vấn của Qúy Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, FDVN có một số trao đổi như sau:

[1]. Theo quy định của pháp luật tại Điều 128 của Bộ luật Lao động 2012 về những quy định cấm trong khi xử lý kỷ luật lao động như sau:

1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

  1. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
  2. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.”

Do đó, việc Công ty Anh/Chị áp dụng việc phạt tiền người lao động là hành vi bị cấm trong khi xử lý kỷ luật người lao động.

Cũng theo Điều 125 Bộ luật Lao động 2012 quy định về các hình thức xử lý kỷ luật mà người sử dụng lao động có thể áp dụng đối với người lao động như sau:

  1. Khiển trách.
  2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
  3. Sa thải.

Như vậy, đây là các hình thức xử lý kỷ luật mà Quý Khách có thể áp dụng đối với người lao động một cách hiệu quả, đảm bảo người lao động thực hiện đúng các nội quy của Công ty, vừa đảm bảo Công ty không vi phạm pháp luật. Và Quý Công ty nên xây dựng “Bảng nội quy lao động”, trong đó nêu rõ các hình thức xử lý kỷ luật, trình tự xử lý kỷ luật và đăng ký tại Sở Lao động,Thương binh và Xã hội Thành phố Đà Nẵng.

Căn cứ vào Điều 123 Bộ luật Lao động 2012 thì nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động được áp dụng như sau:

“1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

  1. a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
  2. b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
  3. c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
  4. d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
  5. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
  6. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
  7. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
  8. a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
  9. b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
  10. c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
  11. d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
  12. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.”

Theo đó, trình tự xử lý kỷ luật được thực hiện theo Khoản 12 Điều 1 Nghị định số 148/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động như sau:

1. Khi phát hiện người lao động có hành vi vphạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm, thông báo đến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật trong trường hợp người lao động là người dưới 18 tuổi để tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

  1. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểmhành vi phạm đã xảy ra, có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của người lao động và trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thực hiện như sau:
  2. a) Người sử dụng lao động thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến thành phần tham dự phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật, đảm bảo các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp và tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có sự tham gia của các thành phần thông báo.
  3. b) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, thành phần tham dự phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật phải xác nhận tham dự cuộc họp. Trường hợp không tham dự phải thông báo cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.

Trường hợp một trong các thành phần tham dự không xác nhận tham dự cuộc họp, hoặc nêu lý do không chính đáng, hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao động.

  1. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham dự cuộc họp. Trường hợp một trong các thành viên đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.
  2. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.

5, Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.”

[2]. Xử phạt người sử dụng lao động nếu vi phạm các quy định liên quan đến kỷ lao động

Căn cứ Điều 15 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 thì nếu người sử dụng lao động vi phạm các quy định liên quan đến kỷ luật lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo công khai hoặc không niêm yết nội quy lao động ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp.

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;
  3. b) Không đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
  4. c) Sử dụng nội quy lao động không được đăng ký hoặc đã đăng ký nhưng chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực;
  5. d) Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự, thủ tục, thời hiệu theo quy định của pháp luật.
  6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
  7. a) Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động;
  8. b) Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
  9. c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.
  10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  11. a) Buộc hoàn trả khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
  12. b) Buộc nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc đối với hành vi vi phạm xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự, thủ tục, thời hiệu theo quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Qúy Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Qúy Khách.

Theo Đinh Thị Thông – Công ty Luật FDVN

…………………………………………………………………………………………………………

Luật sư tại Đà Nẵng: 

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quân Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Phú Quốc:

65 Hùng Vương, thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc

Luật sư tại Quảng Ngãi

359 Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Website: www.fdvn.vn    www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Bài viết liên quan