Feel free to go with the truth

Trang chủ / BÀI VIẾT & ẤN PHẨM CỦA FDVN / NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI CÓ ĐƯỢC TẶNG CHO PHẦN DI SẢN CHO NGƯỜI THỪA KẾ KHÁC?

NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI CÓ ĐƯỢC TẶNG CHO PHẦN DI SẢN CHO NGƯỜI THỪA KẾ KHÁC?

Người chưa đủ 18 tuổi không được tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản mà cần phải có người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện giao dịch.

Một bạn đọc hỏi: “Chồng tôi vừa qua đời, giữa tôi và chồng có tài sản chung là quyền sử dụng mảnh đất mà gia đình tôi đang sinh sống. Vợ chồng tôi có 3 người con, hai người sinh đôi 20 tuổi và 1 người con mới 15 tuổi, cha mẹ bên chồng tôi đều đã mất.

Vậy, tôi muốn hỏi, nay để các con tôi ký văn bản thỏa thuận tặng cho toàn bộ phần di sản là nhà đất của các con cho tôi để một mình tôi đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tiện cho công việc làm ăn có được không?”.

Vấn đề bạn đọc hỏi, Luật sư Nguyễn Thị Sương, Công ty Luật FDVN, Đoàn Luật sư thành phố Đà Nẵng xin được tư vấn trả lời như sau:

Luật sư NGUYỄN THỊ SƯƠNG – Đoàn luật sư TP Đà Nẵng

Đối với hai con sinh đôi của bạn hiện đã trên 18 tuổi, nếu có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (không bị mất năng lực hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự) thì được tự mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Trong trường hợp này, hai con 20 tuổi của bạn có thể ký văn bản thỏa thuận tặng cho toàn bộ phần di sản mà con được hưởng cho bạn.

Còn đối với người con 15 tuổi của bạn, khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: “4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.” Như vậy, người chưa đủ 18 tuổi không được tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản mà cần phải có người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện giao dịch.

Về người đại diện theo pháp luật của cá nhân, tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

“1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.”

Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp đặc biệt theo khoản 2,3,4 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 thì bạn chính là người đại diện theo pháp luật của người con 15 tuổi.

Về phạm vi đại diện, theo quy định tại khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thì: “Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện với người đó, trừ pháp luật có quy định khác”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, bạn không thể ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế với đồng thời 2 tư cách là người nhận di sản và người đại diện của người dưới 18 tuổi tặng cho di sản thừa kế.

Trường hợp này, bạn có thể đợi thêm một thời gian nữa để con đủ 18 tuổi, hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (hai người con lớn tặng cho toàn bộ di sản thừa kế cho bạn hoặc từ chối nhận di sản thừa kế) để cùng người con út đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

LINK BÀI BÁO: Người dưới 18 tuổi có được tặng cho phần di sản cho người thừa kế khác? | Báo Dân trí (dantri.com.vn)

………………..

Luật sư tại Đà Nẵng

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

56A Điện Biên Phủ, phường Phường Đúc, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:

122 Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Luật sư tại Hà Nội:

Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội

Luật sư tại Nghệ An:

Số 19 đường V.I Lê Nin, Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An

Website: www.fdvn.vn    www.fdvnlawfirm.vn  www.diendanngheluat.vn  www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0906 499 446 – 0905 045 915

Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Legal Service For Expat:  https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/

TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/

DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/

KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn

KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn

KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn

Bài viết liên quan