01. Bản án phúc thẩm hủy án sơ thẩm trong vụ án tranh chấp hợp đồng đặt cọc
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Căn cứ các chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa, lời trình bày của đương sự, quan điểm của luật sư bảo vệ cho nguyên đơn, quan điểm của đại diện Viện kiểm sát. Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy:
[1] Ngày 18/3/2018 ông Trần Trung C ký hợp đồng nhận tiền cọc và chuyển nhượng quyền sử dụng đất với ông Đoàn Văn T, theo nội dung hợp đồng thì bà Lê Thị Ngọc D đồng ý chuyển nhượng cho ông Đoàn Văn T diện tích đất 5.804m2 thành tiền là 3.482.400.000 đồng, đặt cọc 100.000.000 đồng. Bà Lê Thị Ngọc D không ủy quyền cho ông C ký hợp đồng nhưng bà D thừa nhận có nhờ ông C ký nhận tiền cọc, và số tiền 100.000.000 đồng tiền cọc ông C nhận đã chuyển lại cho bà. Bản thân bà D cũng thừa nhận việc bà không ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Đoàn Văn T được là do con bà không đồng ý.
[2] Tòa sơ thẩm nhận định “Tại thời điểm thỏa thuận đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bà Lê Thị Ngọc D và ông Đoàn Văn T biết rõ đất cấp cho hộ gia đình nhưng vẫn thỏa thuận đặt cọc chuyển nhượng dù chưa được sự đồng ý của các thành viên trong hộ, nên các bên đều có lỗi ngang nhau làm cho hợp đồng chuyển nhượng không thể giao kết và thực hiện được”. Tòa sơ thẩm xác định cả hai bên đều có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu là đúng, tuy nhiên việc Tòa sơ thẩm chỉ buộc bà D trả lại cho ông T 100.000.000 đồng mà không xác định mức độ lỗi để phạt cọc là trái với điểm a phần 1 Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao “Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng vừa để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không thực hiện hoặc bị vô hiệu thì phải chịu phạt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều 363 Bộ luật dân sự”. Về phần phạt cọc Điều 363 Bộ luật dân sự năm 1995; Điều 358 Bộ luật dân sự năm 2005 và Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định nội dung gần như nhau. Do đó cần phải hủy án sơ thẩm để xét xử lại, việc tính phạt cọc bao nhiêu là căn cứ trên yếu tố lỗi của các bên làm cho hợp đồng không thực hiện được.
[3] Do bản án sơ thẩm bị hủy nên người kháng cáo không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, hoàn trả tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp cho người kháng cáo.
[Nguồn: Bản án phúc thẩm số 404/2022/DS-PT Ngày 20/6/2022 của TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ]
Xem thêm các chia sẻ tài liệu pháp luật của chúng tôi tại các địa chỉ:
📣 Website: www.fdvn.vn hoặc www.fdvnlawfirm.vn
♥️ Fanpage and Group:
https://www.facebook.com/fdvnlawfirm
https://www.facebook.com/lawyersindanang
https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat
https://www.facebook.com/groups/saymengheluat
https://www.facebook.com/groups/legalforeignersinvietnam
🎵 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn
🎵 FDVN trên Tik Tok: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn
☎️ Kênh Telegram FDVN: https://t.me/luatsufdvn
Xem file đính kèm toàn văn Quyết định: Bản án phúc thẩm số 404/2022/DS-PT