NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Đối với Di ngôn của cụ Trương Địch do bà Phạm Thị Cẩm H2 (là vợ ông Trương Bá Kham) chép lại ngày 12/10/1984 thì:
[1] Tại Quyết định giám đốc thẩm số 443 ngày 17/11/1995 của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao và Bản án dân sự phúc thẩm số 12 ngày 29/3/1997 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và Bản án dân sự phúc thẩm số 61/DSPT ngày 22/12/2000 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng khi hủy các bản án dân sự sơ thẩm, phúc thẩm đều có chung nhận định: “…Ngôi nhà thuộc quyền sở hữu chung của cụ Đ, cụ A, cho nên cụ Đ không có quyền định đoạt toàn bộ căn nhà khi không có sự đồng ý của cụ A. Mặt khác, tờ Di ngôn bà H2 không được chép lại ngay mà sau 02 năm mới chép lại (năm 1984), đến năm 1991 mới được chứng thực của chính quyền địa phương. Di ngôn không có chữ ký của cụ A, các con của cụ Đ, cụ A; không được cụ A, các con của cụ Đ, cụ A thừa nhận. Như thế, chữ ký của những người làm chứng và xác nhận của chính quyền không mang tính xác thực của sự việc để làm cơ sở pháp lý đánh giá di ngôn của cụ Đ để lại là hợp pháp. Anh H và anh H1 là con của ông Kham (ông Kham chết) thì các anh chỉ có quyền hưởng thừa kế thế vị phần di sản mà cụ Đ để lại và chia theo pháp luật thừa kế…”. Sau khi có Quyết định giám đốc thẩm và các Bản án phúc thẩm nêu trên khi thụ ly, xét xử sơ thẩm hoặc xét xử phúc thẩm lại thì không có tài liệu, chứng cứ nào mới để xem xét lại giá trị pháp lý của Di ngôn nêu trên, do đó, Bản án dân sự sơ thẩm số 73/2017/DSST ngày 31/8/2017 của Tòa án nhân dân huyện T và Bản án dân sự phúc thẩm số 27/2018/DSPT ngày 31/01/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định đều quyết định bác yêu cầu của nguyên đơn về yêu cầu chia di sản của cụ Trương Địch theo Di ngôn là có cơ sở, đúng pháp luật.
Đối với Di chúc ghi do cụ Phạm Thị T A lập, được công chứng tại Phòng công chứng N tỉnh Bình Định ngày 02/5/1996 thì:
[2] Biên bản lấy lời khai do Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định tiến hành ngày 10/4/2001 ông Trương Bá Kh khai “… Cụ (Phạm Thị T Am) hiện nay tuổi cao 85 tuổi, sức yếu, mắt không nhìn thấy, đi lại có khó khăn, không có bệnh gì nặng…” (bút lục 525, 526). Biên bản lấy lời khai do Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định thực hiện ngày 02/8/2002 đối với cụ Phạm Thị T A và ông Trương Bá K, thì cụ A khẳng định:“Tôi đã họp gia đình lập phân thơ ngày 22/02/1994, có phần chia cho ông Trương Bá Kham để lại cho cháu Trương Phúc H, nhưng do sự xúi dục của dượng ghẻ và mẹ nó nên đã chê ít không nhận nên đã phát đơn đi kiện gần 10 năm nay bêu xấu gia đình họ hàng. Hiện nay tôi ở và đến khi nào qua đời chứ không chấp nhận để cho mẹ nó và dượng ghẻ ở hoặc qua lại, tôi có lập di chúc rõ ràng đến khi chết mới được công bố …; ông K nêu ý kiến: “Tôi cũng thống nhất dành cho cháu H có quyền lợi như phân thơ mà đã lập trước đây có phần cháu H. Xét thực tế vợ chồng cháu H có nhiều mâu thuẫn với chú Kh nên có thể ở gần nhau không được, sẽ trí phần cho cháu H 01 lô đất trống gần nhà tôi (K) có chiều rộng 4,2m và dài hơn 30m vấn đề này mẹ tôi quyết định…” (bl 544). Biên bản ghi lời khai ngày 01/02/2016 do Tòa án nhân dân huyện T tiến hành đối với ông Trương Bá Kh ghi: “…Hỏi: Về tờ di chúc của bà Phạm Thị T A lập ngày 02/5/1996 được Phòng Công chứng N tỉnh Bình Định chứng nhận số 4392, trang 235, quyển 2, ngày 02/5/1996, do ông xuất trình trước đây, được lập ra trong hoàn cảnh nào? Ông có yêu cầu gì? Đáp: Lúc đó tuy mẹ tôi bị mù lòa nhưng vẫn còn minh mẫn và đã tiến hành lập di chúc theo đúng quy định của pháp luật. Tôi yêu cầu thực hiện theo di chúc đó của mẹ tôi. Khi còn sống cha tôi không có để lại di chúc hay di ngôn gì cả. Hỏi: Ai đưa mẹ ông đi công chứng tờ di chúc? Đáp: Theo yêu cầu của mẹ tôi làm đơn yêu cầu Phòng Công chứng số 1 Nhà nước tỉnh Bình Định đến tại nhà tôi để tiến hành việc lập di chúc cho mẹ tôi… ” (bl 675). Biên bản ghi lời khai ngày 18/5/2016 do Tòa án nhân dân huyện T tiến hành ông Trương Bá K, bà Trương Thị L1 đều trình bày: “… Đối với tờ di chúc do anh Trương Bá Kh xuất trình thì tôi cho rằng tờ di chúc này không có hiệu lực, vì trong gia đình không ai chứng kiến, cũng không ai biết. Thời điểm mẹ tôi bị mù khi bà khoảng 30 – 40 tuổi, mẹ tôi hoàn toàn không thấy đường, nhưng mẹ tôi rất minh mẫn. Thời điểm H khởi kiện và đến năm 1996 mẹ tôi vẫn khỏe mạnh minh mẫn và bị mù không thấy gì hết…” (bl 687-688). Biên bản ghi lời khai ngày 18/5/2016 do Tòa án nhân dân huyện T tiến hành, anh Trương Phúc H trình bày: “… Đối với tờ di chúc do anh Trương Bá Kh xuất trình vào đầu năm 2016 thì tôi cho rằng tờ di chúc này không có hiệu lực, vì trong gia đình không ai chứng kiến, cũng không ai biết. Thời điểm bà nội tôi bị mù khi bà khoảng 30 – 40 tuổi, bà tôi hoàn toàn không thấy đường, nhưng bà tôi rất minh mẫn. Thời điểm tôi khởi kiện và đến năm 1996 bà tôi vẫn khỏe mạnh minh mẫn và bị mù không thấy gì hết …” (bl 689). Biên bản ghi lời khai ngày 01/6/2017 do Tòa án nhân dân huyện T tiến hành, ông Trương Bá Kh trình bày: “… Nay anh H yêu cầu chia di sản của cha mẹ tôi theo di ngôn và chia di sản của mẹ tôi theo pháp luật thì tôi không đồng ý, vì di ngôn mà H xuất trình là hoàn toàn giả mạo, còn phần di sản của mẹ là căn nhà X đã lập di chúc cho tôi nên tôi không đồng ý chia. Mặc dù tại thời điểm lập di chúc mẹ tôi mù nhưng vẫn minh mẫn và ký vào tờ di chúc trước sự chứng kiến của Công chứng viên, do đó di chúc của mẹ tôi lập là hợp pháp…” (bl 752). Xét, khi cụ A lập Di chúc ngày 02/5/1996 thì cụ A 79 tuổi và bị mù, không đọc được; trong khi Điều 14 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 quy định: “… Trong trường hợp người lập di chúc không đọc bản di chúc được, không ký hoặc điểm chỉ được, thì phải nhờ người chứng kiến. Người chứng kiến đọc bản di chúc cho người lập di chúc nghe và ký vào bản di chúc trước mặt người có trách nhiệm chứng thực của cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Người có trách nhiệm của cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân chứng thực vào bản di chúc trước mặt người lập di chúc, người chứng kiến…” nên việc Công chứng viên công chứng Di chúc này không hợp pháp. Mặc dù, Biên bản lấy lời khai ngày 02/8/2002 (bl 544) cụ A khai: “… tôi có lập di chúc rõ ràng đến khi chết mới được công bố…” nhưng không thể hiện cụ A lập di chúc nào, hơn nữa việc lấy lời khai của bà Am cũng không có người chứng kiến. Với các căn cứ trên, cấp giám đốc thẩm xét Tòa án cấp sơ thẩm không công nhận giá trị pháp lý của Di chúc là có cơ sở, đúng pháp luật
[3] Tòa án cấp sơ thẩm không công nhận giá trị pháp lý của Di ngôn và Di chúc nêu trên mà chia thừa kế toàn bộ di sản của vợ chồng cụ Trương Địch, cụ Phạm Thị T A theo pháp luật là có cơ sở, đúng pháp luật. Tòa án cấp phúc thẩm công nhận giá trị pháp lý của Di chúc để chia thừa kế di sản của vợ chồng cụ Trương Địch, cụ Phạm Thị T A theo Di chúc là không có sơ sở. Do đó, cần chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng hủy Bản án dân sự phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định xét xử phúc thẩm lại. Xét: [3.1]. Khi Tòa án nhân dân huyện T thụ lý sơ thẩm lại vụ án (sau đó xét xử và ban hành Bản án dân sự sơ thẩm số 73/2017/DSST ngày 31/8/2017) thì nguyên đơn là anh Trương Phúc H yêu cầu: – Chia di sản của cụ Đ và cụ A theo Di ngôn của cụ Đ do bà H2 chép lại năm 1984 để cho anh H “cháu nội đích tôn” của vợ chồng cụ Đ được quyền quản lý, sử dụng Nhà từ đường và toàn bộ đất tại địa chỉ X vào việc thờ cúng tổ tiên theo nội dung Di ngôn cụ Đ; – Đồng thời, anh H còn xin nhận kỷ phần thừa kế của mình bằng hiện vật đối với thửa đất số 280, tờ bản đồ 68, diện tích 108,5m2 (số 143 đường T). Xét, di sản của vợ chồng cụ Đ, cụ A để lại là 5 khối tài sản nhà đất, trong khi Khoản 2 Điều 660 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật…” nên việc Tòa án nhân dân huyện T không phân chia di sản thừa kế bằng hiện vật cho anh H là chưa đúng quy định của pháp luật nhưng anh H không kháng cáo; [3.2] Sau khi xét xử phúc thẩm, anh H có Đơn đề nghị giám đốc thẩm trình bày “Hiện nay, bản thân tôi và gia đình tôi không có nhà ở, phải ở nhà thuê nhưng Tòa án nhân dân 2 cấp không chấp nhận chia nhà đất cho tôi, trong khi đó di sản có thể chia bằng hiện vật như vậy là không công bằng. Nay tôi yêu cầu được nhận một phần hiện vật là căn nhà hiện tại ông Trương Bá Kh đang quản lý tại nhà số 135 đường T, thị trấn D, huyện T, tỉnh Bình Định”; [3.3] Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm phân chia hiện vật chưa đúng quy định của pháp luật nhưng sau khi xét xử sơ thẩm thì anh Trương Phúc H không kháng cáo. Do đó, khi xét xử phúc thẩm lại, Tòa án cấp phúc thẩm cần động viên để vợ chồng ông Trương Bá Kh (người đang quản lý toàn bộ nhà đất tại X với diện tích đất 273m2 ) có thể cắt một phần để phân chia hiện vật cho anh H sử dụng; nếu vợ chồng ông Trương Bá Kh không đồng ý thì cần phân chia hiện vật cho anh Trương Phúc H sử dụng một phần diện tích 1.103m2 đất tại thửa đất số 279, tờ bản đồ số 68, thôn V, thị trấn D, huyện T mà Tòa án cấp sơ thẩm phân chia hiện vật giao toàn bộ 1.103m2 đất cho vợ chồng anh Trương Phúc H1 và chị Đoàn Thị Th sử dụng, vì diện tích đất này lớn, hơn nữa, anh Trương Phúc H và anh Trương Phúc H1 đều là thừa kế thế vị được nhận chung một kỷ phần thừa kế của cha là ông Trương Bá Kham (nếu còn sống) được nhận.
[Nguồn: Quyết định GĐT số 05/2021/GĐT-DS ngày 04/02/2021 của TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG]
Xem file đính kèm toàn văn Quyết định số: 05/2021/GĐT-DS
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
366 Phan Chu Trinh, phường An Cựu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:
122 Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Luật sư tại Hà Nội:
Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
Luật sư tại Nghệ An:
Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
Luật sư tại Gia Lai:
Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0772 096 999
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/
KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn
KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn
KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn