NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ tại hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định:
[1] Anh Phạm Văn D và chị Đỗ Thị Ph kết hôn trên cơ sở tự nguyện và có đăng ký kết hôn hợp pháp, có 03 con chung nhưng đều đã trên 18 tuổi và tự lo được cuộc sống của bản thân. Trong thời gian sống chung vợ chồng có nhiều mâu thuẫn nên anh D khởi kiện yêu cầu ly hôn, chị Ph đồng ý ly hôn theo yêu cầu của anh D, các bên không yêu cầu giải quyết về con chung. Do đó Tòa án ghi nhận sự thuận tình ly hôn giữa anh D, chị Ph là đúng quy định.
[2] Về chia tài sản chung: Quá trình giải quyết vụ án anh D, chị Ph và bà Gi đều thừa nhận thửa đất số 680, tờ bản đồ số 06 các bên tranh chấp có nguồn gốc là đất của vợ chồng bà Phạm Thị Gi, ông Phạm Văn Tr, nhưng các bên không thống nhất việc bà Gi tặng cho hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên cho vợ chồng anh D, chị Ph. Anh D cho rằng diện tích đất trên bà Gi tặng cho đất cho vợ chồng anh nên yêu cầu chia làm ba phần, anh D, chị Ph và bà Gi mỗi người một phần, còn chị Ph cho rằng phần diện tích đất các bên tranh chấp vợ chồng chị Ph nhận chuyển nhượng của bà Gi và vợ chồng chị được UBND thị xã HN cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên yêu cầu Tòa giải quyết chia đôi. Năm 2017, vợ chồng chị đã thế chấp đất và tài sản trên đất cho Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn để vay số tiền 250.000.000đ đến nay chưa trả nên chị Ph yêu cầu chia đôi số tiền nợ chung. Riêng bà Gi cho rằng bà tặng cho toàn bộ nhà, đất nêu trên cho anh D, chị Ph là để anh D, chị Ph vay vốn làm ăn, đồng thời anh D, chị Ph có nghĩa vụ chăm sóc bà Gi đến cuối đời, hợp đồng tặng cho được công chứng tại Phòng công chứng số 2 tỉnh Bình Định vào ngày 21/8/2004. Nhưng sau đó vợ chồng D, Ph không hòa thuận, không làm tròn trách nhiệm chăm sóc bà như nội dung các bên thỏa thuận mà yêu cầu Tòa giải quyết cho ly hôn, chia tài sản chung nên bà Gi có đơn yêu cầu độc lập, yêu cầu Tòa án hủy một phần hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản trên đất đã ký kết ngày 21/8/2004 tại Phòng công chứng số 2 tỉnh Bình Định để lấy lại một phần đất và nhà để ở, thờ cúng ông bà. Bà Gi cho rằng tại phiên tòa sơ thẩm, bà không rút đơn yêu cầu độc lập nhưng Tòa án cấp sơ thẩm đình chỉ giải quyết yêu cầu của bà nên bà làm đơn kháng cáo.
[3] Xét kháng cáo của anh D và bà Gi, Hội đồng xét xử thấy rằng:
[3.1] Tại phiên tòa phúc thẩm, anh D chỉ thừa nhận vợ chồng anh được mẹ là bà Gi tặng cho QSD đất và nhà ở trên đất, không thừa nhận việc bà Gi chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho vợ chồng anh như chị Ph trình bày. Anh D cho rằng anh không có đến UBND xã H (nay là phường H) để ký hợp đồng chyển nhượng quyền sử dụng đất, chữ ký D trong hợp đồng chuyển nhượng không phải của anh mà do người khác giả mạo nên anh yêu cầu giám định chữ ký D trong hợp đồng chuyển nhượng QSD đất ký ngày 18/8/2004 để chứng minh chữ ký đó không phải là của anh. Lời khai của anh D phù hợp với lời khai bà Gi là chỉ có bà và chị Ph đến UBND phường H ký hợp đồng tặng cho QSD đất vì lúc đó anh D đi biển không có ở nhà nên anh D không có ký tên trong hợp đồng tặng cho QSD đất và bà cũng không có nhận tiền chuyển nhượng QSD đất từ chị Ph như chị Ph trình bày.
Mặc khác, khoảng cách từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng QSD đất đến ngày ký hợp đồng tặng cho QSD đất giữa bà Gi và vợ chồng anh D, chị Ph chỉ cách nhau 03 ngày. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không ghi cụ thể số tiền chuyển nhượng đất và tài sản trên đất. Trong khi đó hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất giữa các bên có ghi cụ thể về tài sản tặng cho, quyền và nghĩa vụ của các bên trong đó có ghi bên được tặng cho (bên b) phải có trách nhiệm nuôi nấng, chăm sóc bên A đến cuối đời. Tại phiên tòa phúc thẩm, chị Ph thừa nhận sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng QSD đất, chị cùng với anh D và bà Gi có đến Phòng Công chứng số 2 Bình Định để ký hợp đồng tặng cho QSD đất và tài sản gắn liền với đất như bà Gi trình bày, nhưng sau khi ký hợp đồng tặng cho, chị thấy bản thân mình không đủ điều kiện kinh tế để chăm sóc, nuôi dưỡng bà Gi đến cuối đời như các bên đã thỏa thuận, nên chị mới lấy hợp đồng chuyển nhượng QSD đất mà trước đó các bên đã ký kết tại UBND xã H để làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận QSD đất. Do đó cần phải tiến hành xác minh, lấy lời khai, đối chất để làm rõ việc anh D có tham gia ký kết hợp đồng chuyển nhượng QSD đất hay không; số tiền chuyển nhượng là bao nhiêu; có việc chị Ph trả tiền chuyển nhượng cho bà Gi hay không và nguồn gốc số tiền đó có từ đâu (nếu có) để làm rõ bản chất của hợp đồng chuyển nhượng QSD đất giữa bà Gi và anh D, chị Ph là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thu tiền chuyển nhượng như chị Ph trình bày, hay tặng cho QSD đất và tài sản gắn liền với đất có điều kiện như bà Gi trình bày thì mới đủ căn cứ để giải quyết yêu cầu của đương sự.
[3.2] Về việc bà Gi kháng cáo cho rằng bà không có rút yêu cầu hủy một phần hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất như bản án sơ thẩm đã nhận định. Hội đồng xét xử thấy rằng: Căn cứ nội dung biên bản phiên tòa thì trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa và phần trình bày của đương sự có ghi bà Gi “rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện theo đơn ngày 28/5/2021” (BL 179, 180), tuy nhiên trong phần hỏi tại phiên tòa bà Gi trình bày “tôi tặng cho vợ chồng ông D, bà Ph thửa đất số 680 với điều kiện vợ chồng ông D, bà Ph có trách nhiệm nuôi nấng, chăm sóc chu đáo tôi đến cuối đời”. “Nay vợ chồng D, Ph không hòa thuận, không làm tròn trách nhiệm như đã ký kết trong hợp đồng nên tôi yêu cầu chia tài sản chung làm 03 phần, tôi một phần, bà Ph một phần, ông D một phần”. Như vậy, có căn cứ để xác định bà Gi thay đổi yêu cầu độc lập, không phải rút toàn bộ yêu cầu độc lập như bản án sơ thẩm đã nhận định. Việc Tòa án cấp sơ thẩm đình chỉ yêu cầu độc lập của bà Gi và không giải quyết yêu cầu chia tài sản làm 03 phần theo yêu cầu của bà Gi là không giải quyết hết yêu cầu của đương sự.
[2.3] Ngoài ra, quá trình giải quyết vụ án các đương sự đều thống nhất phần diện tích đất tranh chấp là tài sản chung của bà Gi và chồng là ông Phạm Văn Tr. Vợ chồng bà Gi, ông Tr có 04 người con là Phạm Thị H, Phạm Thị M, Phạm Thị N và Phạm Văn D. Ông Tr chết năm 1974, như vậy Phạm Thị H, Phạm Thị M, Phạm Thị N là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất được hưởng phần di sản của ông Tr để lại. Theo hợp đồng chuyển nhượng QSD đất ngày 18/8/2004 và hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ngày 21/8/2004 thì bên chuyển nhượng, bên tặng cho là bà Phạm Thị Gi, bên nhận chuyển nhượng, nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là anh Phạm Văn D, chị Đỗ Thị Ph. Các con ông Tr không tham gia vào việc chuyển nhượng, tặng cho và cũng không có văn bản đồng ý cho bà Gi chuyển nhượng, tặng cho phần diện tích đất trên cho anh D, chị Ph nhưng cấp sơ thẩm không đưa chị H, chị M và chị N tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, là bỏ sót người tham gia tố tụng. Ngoài ra, vợ chồng anh D, chị Ph kết hôn vào năm 1990 và chung sống với bà Gi đến năm 1999 thì bà Gi được nhà nước cấp giấy chứng nhận QSDĐ nhưng Tòa án sơ thẩm chưa xác minh làm rõ đối với diện tích thửa đất số 680, tờ bản đồ số 6 tại phường H, thị xã HN, tỉnh B, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất có diện tích 1.242,4m2, trong đó 269,8m2 đất ở; 972,6m2 đất vườn cấp cho bà Gi hay cấp cho hộ bà Gi để đưa những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.
[2.4] Từ những thiếu sót trên của cấp sơ thẩm, nhưng cấp phúc thẩm không thể khắc phục được. Do đó, HĐXX phúc thẩm căn cứ khoản 3 Điều 308, Điều 310 Bộ luật Tố tụng dân sự, hủy một phần bản án sơ thẩm về chia tài sản chung, nợ chung và chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm.
[3] Phần quyết định còn lại của bản án sơ thẩm về hôn nhân, con chung không bị kháng cáo, kháng nghị, có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
[4] Về chi phí thẩm định, định giá tài sản sẽ được xử lý khi Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án.
[5] Về án phí dân sự phúc thẩm: Anh Diệu, bà Giữ không phải chịu án phí phúc thẩm.
[6] Xét đề nghị của kiểm sát viên tham gia phiên tòa là phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử nên được chấp nhận.
[Nguồn: Bản số 21/2023/HNGĐ-PT ngày 14/7/2023 của TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH]
Xem file đính kèm toàn văn Bản án số: 21/2023/HNGĐ-PT
………………….
Tầng 2 Tòa nhà Thư Dung Plaza, 87 Nguyễn Văn Linh, phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
366 Phan Chu Trinh, phường An Cựu, quận Thuận Hoá, Thành phố Huế
Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:
Tầng 8, Toà nhà Bluesea, số 205B Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Luật sư tại Hà Nội:
Tầng 2, Star Tower, số 68 Dương Đình Nghệ, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Luật sư tại Nghệ An:
Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
Tầng 2, tòa nhà Cửa Tiền Phố, đường Hồ Hữu Nhân, phường Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Luật sư tại Gia Lai:
Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0772 096 999
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/
KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn
KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn
KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn