NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Cụ Nguyễn Văn B (chết năm 1961, không có di Ch) và cụ Nguyễn Thị Ng1 (chết năm 1992, không có di Ch) có 06 người con là các ông, bà: Bà Nguyễn Thị Đ (chết năm 2000, có chồng là ông Nguyễn Trung D chết năm 2002), bà Nguyễn Thị B (chết năm 2015, có chồng là ông Nguyễn Văn Ch chết năm 2010), bà Nguyễn Thị Ch, bà Nguyễn Thị Ng, ông Nguyễn Quang V (chết năm 2015, có vợ là bà Nguyễn Thị X) và ông Nguyễn Văn V.
[2] Hai cụ có tài sản là 01 ngôi nhà ngói 5 gian và sân vườn trên thửa đất số 67, tờ bản đồ số 11, diện tích 373m2 tại thôn 1, xã N, huyện L, thành phố Hà Nội (gọi tắt là thửa đất số 67). Sau khi hai cụ chết thì ông V là người quản lý, sử dụng toàn bộ nhà đất trên. Năm 2003, thửa đất đã được Ủy ban nhân dân huyện L cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số w320594 cho chủ sử dụng là hộ gia đình ông Nguyễn Quang V.
[3] Tòa án cấp sơ thẩm xác định hàng thừa kế thứ nhất của cụ B, cụ Ng1 bao gồm: Bà Nguyễn Thị Đ, bà Nguyễn Thị B, bà Nguyễn Thị Ch, bà Nguyễn Thị Ng, ông Nguyễn Quang V và ông Nguyễn Văn V; đồng thời xác định di sản thừa kế là nhà cũ trên thửa đất số 67 là có căn cứ. Tuy nhiên khi xét xử thì Tòa án cấp sơ thẩm đã có các sai sót sau đây:
[3.1] Về việc xác định người thừa kế quyền và nghĩa vụ của bà Nguyễn Thị Đ thì các đương sự có lời khai khác nhau:
Tại Biên bản lấy lời khai ngày 14/12/2017 của Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm thì ông Nguyễn Văn V khai: “Bà Đ và ông D có hai người con là anh Nguyễn Trung Th2… và một người con gái là Nguyễn Thị H hiện đã mất”. Bà Nguyễn Thị X khai “Bà Đ và ông Dụ có ba người con là anh Nguyễn Trung Th2 sinh năm 1964 hiện đang cư trú tại xóm 3, xã N, huyện L, Hà Nội và một người con gái là Nguyễn Thị H hiện đã mất năm 1989 có chồng hay không tôi không rõ và Nguyễn Thị T hiện ở xóm 5 xã N”. Tại Biên bản lấy lời khai ngày 14/12/2017 của Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm thì bà Nguyễn Thị Ng khai: “Bà Đ và ông Dụ có một người con là anh Nguyễn Trung Th2…. Ngoài anh Th2 ra ông Dụ và bà Đ không ai có con nuôi hay con riêng”. Tại Biên bản lấy lời khai ngày 14/12/2017 của Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm thì bà Ch khai: “Bà Đ và ông D có một người con là anh Nguyễn Trung Th2”. Tại Biên bản lấy lời khai ngày 15/12/2017 của Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm, anh Nguyễn Trung Th2 khai: “Bố mẹ tôi sinh được hai người con là chị Nguyễn Thị H mất năm 1989 có chồng và 01 con; cả hai đều ở Lào Cai còn tên tuổi địa chỉ như thế nào tôi không rõ vì từ khi chị tôi mất không ai liên lạc gì qua lại với tôi. Ngoài tôi và chị tôi ra bố mẹ tôi không có ai có con nuôi hay con riêng”.
Như vậy, lời khai của các đương sự không thống nhất về người thừa kế quyền và nghĩa vụ của bà Đ. Cụ thể: Bà Ng và bà Ch khai bà Đ có 01 người con duy nhất là anh Nguyễn Trung Th2; ông V, bà X và chính anh Th2 lại khai bà Đ có người con thứ hai là chị Nguyễn Thị H (đã chết), trong đó anh Th2 khai chị H có 01 người con hiện cư trú tại tỉnh Lào Cai; bà X thì khai bà Đ và ông Dụ có ba người con là anh Th2, chị H và chị T. Tòa án cấp sơ thẩm không xác minh, thu thập chứng cứ để làm rõ ngoài anh Th2 ra thì bà Đ còn có người con nào khác hay không? Để từ đó xác định người kế thừa quyền và nghĩa vụ của bà Đ là bỏ lọt người tham gia tố tụng, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của những người này. Kèm theo Đơn đề nghị giám đốc thẩm gửi Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội thì đương sự gửi kèm Giấy khai sinh của chị Nguyễn Thị T, sinh năm 1968, nơi sinh xã N, huyện L, thành phố Hà Nội, có mẹ là Nguyễn Thị Đ, cha là Nguyễn Trung D (phù hợp với lời khai của bà X). Như vậy, cần thu thập chứng cứ nếu chị Nguyễn Thị T là con của bà Đ thì Tòa án cần phải đưa chị vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đồng thời phải thu thập các chứng cứ về chị Nguyễn Thị H (như lời khai của ông V, bà X, anh Th2) để đảm B giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, về xác định người thừa kế quyền và nghĩa vụ của bà Nguyễn Thị B: Tại Biên bản lấy lời khai trong hồ sơ vụ án thì ông Nguyễn Văn V, bà Nguyễn Thị Ng, anh Nguyễn Trung Th2, anh Nguyễn Văn Qu đều khai thống nhất bà B có một người con là anh Nguyễn Văn Qu. Tuy nhiên, kèm theo tài liệu gửi Tòa án xem xét Bản án sơ thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm đương sự gửi kèm Sơ yếu lý lịch của anh Nguyễn Văn D (có chứng thực của Văn phòng Công chứng Ng), trong đó anh D khai có mẹ là bà Nguyễn Thị B và các anh, chị là anh Nguyễn Văn Qu, chị Nguyễn Thị Th, chị Nguyễn Thị D, chị Nguyễn Thị Th và anh. Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào lời khai của các đương sự mà không thu thập chứng cứ xác minh, làm rõ bà B có bao nhiêu người con là chưa đủ căn cứ giải quyết vụ án. Theo tài liệu do đương sự cung cấp thì bà B có con ngoài anh Qu thì còn có 04 người con khác nên cần làm rõ nếu đúng họ là con bà B thì phải đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
[3.2] Về việc tính công sức B quản di sản thừa kế của Tòa án cấp sơ thẩm
Tòa án cấp sơ thẩm đã nhận định: “ Bà X kết hôn với ông V và về ở trên nhà đất từ năm 1971 cho đến nay đã 49 năm. Các anh chị em khác đều đã lập gia đình và chuyển đi nơi khác ở; chỉ còn gia đình ông V ở cùng cụ Ng1, vợ chồng ông V có công trong việc phụng dưỡng, chăm sóc cụ Ng1; tổ chức tang lễ khi cụ Ng1 chết, thờ cúng tổ tiên và cụ B, cụ Ng1; quản lý, trông nom, cải tạo đất và sửa chữa nhà do các cụ để lại. Theo quy định tại Điều 618 Bộ luật dân sự 2015. Hội đồng xét xử trích thanh toán công sức của gia đình ông V là 30% giá trị khối di sản thừa kế. Giá trị thành tiền là 30% x 2.972.934.000 đồng = 891.880.200 đồng”.
Căn cứ hồ sơ vụ án Hội đồng xét xử thấy rằng: Cụ B chết năm 1961, cụ Ng1 chết năm 1992, bà X và ông V kết hôn năm 1971; cụ Ng1 khi còn sống ở với vợ chồng ông V. Tuy nhiên, ngoài việc cụ Ng1 được vợ chồng ông V trực tiếp chăm sóc, phụng dưỡng thì các con gái của cụ Ng1 là bà Đ, bà B, bà Ch và bà Ng đều ở tại địa bàn xã N. Quá trình giải quyết vụ án các thừa kế trên đều trình bày ngoài vợ chồng ông V chăm sóc, phụng dưỡng cụ Ng1 thì các anh, chị, em trong gia đình cụ Ng1 đều có trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng và tổ chức tang lễ cho cụ. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm trích công sức cho vợ chồng ông V, bà X chăm sóc, phụng dưỡng cụ Ng1 tới 30% di sản chung của cụ B và cụ Ng1 là không đủ căn cứ (vì còn cả phần của cụ B). Hơn nữa, vợ chồng bà X còn được sử dụng di sản. Trong trường hợp này chỉ nên trích công sức nhiều nhất bằng một kỷ phần thừa kế.
[3.3] Về việc nhận định, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm việc giao phần di sản thừa kế mà bà Đ (do anh Th2 thừa kế), bà B (do anh Qu thừa kế), bà Ch và bà Ng được hưởng không rõ ràng: Tại bản tự khai ngày 08/12/2017, bà Ch khai “ Nếu tôi được hưởng quyền thừa kế thì tôi sẽ nhượng lại cho em tôi là Nguyễn Văn V”. Tại bản tự khai ngày 10/12/2017, bà Ng khai “ Nếu tôi được hưởng quyền thừa kế thì tôi sẽ nhượng lại cho em tôi là Nguyễn Văn V”. Một số lời khai anh Th2 và anh Qu có lời khai tương tự bà Ch và bà Ng. Tại phiên tòa sơ thẩm bà Ng, anh Qu thì đồng ý “giao” cho ông V nhưng bà Ch (do anh Trung đại diện), anh Th2 thì chỉ đồng ý “tạm giao” cho ông V quản lý. Tòa án cấp sơ thẩm đã nhận định: “Ghi nhận sự tự nguyện của bà Ch, bà Ng, anh Th2, anh Qu giao kỷ phần mà họ được hưởng cho ông V quản lý. Do vậy, ông V được nhận 05 kỷ phần…”; Quyết định: “Ghi nhận sự tự nguyện của bà Nguyễn Thị Ch, bà Nguyễn Thị Ng, anh Nguyễn Trung Th2 và anh Nguyễn Văn Qu để lại kỷ phần được hưởng cho ông Nguyễn Văn V. Giao ông Nguyễn Văn V là đại diện quản lý phần giá trị di sản (05 kỷ phần) trị giá thành tiền là 1.734.211.500 đồng”.
Như vậy, lời khai của đương sự, nhận định và chính quyết định của Bản án sơ thẩm là không nhất quán, không rõ ràng, dễ phát sinh vụ án khác do ông V chỉ là người đại diện nhận quản lý 5 kỷ phần thừa kế hay được cho các kỷ phần thừa kế này? Tòa án cấp sơ thẩm đã không làm rõ bà Ch, bà Ng, anh Th2, anh Qu định đoạt tài sản thừa kế mà mình được hưởng như thế nào? Tạm giao cho ông V quản lý, sử dụng tài sản thừa kế mà mình được hưởng hay nếu chuyển nhượng thì số tiền là bao nhiêu? Hay là ông V được cho …
[4] Từ những nhận định trên, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có cơ sở chấp nhận Kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, hủy Bản án sơ thẩm, giao hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm đối với vụ án.
[Nguồn: Quyết định GĐT số 05/2022/DS-GĐT ngày 26/01/2022 của TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI]
Xem file đính kèm toàn văn Quyết định số: 05/2022/DS-GĐT
………………..
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
366 Phan Chu Trinh, phường An Cựu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:
122 Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Luật sư tại Hà Nội:
Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
Luật sư tại Nghệ An:
Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
Luật sư tại Gia Lai:
Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0772 096 999
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/
KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn
KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn
KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn