NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Tại Đơn khởi kiện ngày 26/7/2018, Ngân hàng yêu cầu ông T, bà N thực hiện nghĩa vụ trả số tiền nợ gốc và lãi cho Ngân hàng là 905.759.124 đồng; nếu ông T, bà N không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì Ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ (bút lục 01).
[2] Tại Bản tự khai ngày 04/12/2018 cũng như tại Biên bản phiên tòa sơ thẩm ngày 04/12/2018, thể hiện Ngân hàng yêu cầu ông T và bà N trả số tiền gốc và lãi tổng cộng là 905.759.124 đồng; đồng thời yêu cầu phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ (bút lục 79, 95).
[3] Tuy nhiên, tại Biên bản nghị án không thể hiện Hội đồng xét xử có nghị án về nội dung xử lý tài sản thế chấp, trong khi đó bản án gốc có chữ ký của 03 thành viên Hội đồng xét xử có nội dung xử lý tài sản thế chấp, còn bản án mà Thẩm phán – Chủ tọa ký thay mặt Hội đồng xét xử gửi Cơ quan Thi hành án dân sự thì không có nội dung xử lý tài sản thế chấp; như vậy có sự không thống nhất với nhau về nội dung giải quyết vụ án giữa các văn bản này.
[4] Tại khoản 2 Điều 264 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:
“Chỉ có các thành viên Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án. Khi nghị án, các thành viên Hội đồng xét xử phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ …. để giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề…”
Đối chiếu với quy định trên, thấy rằng việc Hội đồng xét xử khi nghị án chưa giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án mà lại ban hành bản án gốc trong đó có nội dung chưa được nghị án là trái với quy định của pháp luật.
[5] Mặt khác, hồ sơ vụ án không có tài liệu chứng cứ thể hiện Ngân hàng thay đổi yêu cầu khởi kiện, không yêu cầu xử lý tài sản thế chấp. Tòa án cấp sơ thẩm không giải quyết yêu cầu xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng là vi phạm quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự qui định tại Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự: “Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi ích hợp pháp của Ngân hàng.
[Nguồn: QĐ GĐT số 08/2022/DS-GĐT Ngày 12/01/2022 của TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG]
Xem thêm các chia sẻ tài liệu pháp luật của chúng tôi tại các địa chỉ:
📣 Website: www.fdvn.vn hoặc www.fdvnlawfirm.vn
♥️ Fanpage and Group:
https://www.facebook.com/fdvnlawfirm
https://www.facebook.com/lawyersindanang
https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat
https://www.facebook.com/groups/saymengheluat
https://www.facebook.com/groups/legalforeignersinvietnam
🎵 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn
🎵 FDVN trên Tik Tok: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn
☎️ Kênh Telegram FDVN: https://t.me/luatsufdvn
Xem file đính kèm toàn văn QĐ GĐT: 08/2022/DS-GĐT