XÉT THẤY:
[1]. Quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm các bị cáo Phạm Văn Th và Nguyễn Ngọc Nh khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội, lời khai nhận tội của các bị cáo phù hợp với nhau, phù hợp với lời khai của người bị hại và các tài liệu chứng cứ khác, nên có đủ căn cứ kết luận: Xuất phát từ việc chị Võ Thị Hồng H nhờ Phạm Văn Th vay tiền giúp, nhưng sau đó tắt điện thoại, liên tục trốn tránh không trả nợ, Phạm Văn Th phải trả nợ thay. Khi Th phát hiện chị H có nhu cầu bán 01 điện thoại di động hiệu Samsung Galaxy A11, Th đã nhờ Nguyễn Ngọc Nh gọi điện cho chị H giả vờ hỏi mua điện thoại, hẹn chị H để gặp. Khoảng 17 giờ 30 phút ngày 11/9/2020, sau khi Nh hẹn gặp được chị H, Th đến nơi hẹn và đã có hành vi dùng tay tát vào mặt chị H và giật lấy điện thoại Samsung Galaxy A11 (trị giá 1.600.000 đồng) của chị H rồi đem về cất tại nhà. Với hành vi phạm tội như trên, Tòa án các cấp kết án Phạm Văn Th và Nguyễn Ngọc Nh về tội “Cướp tài sản” theo khoản 1 Điều 168 Bộ luật Hình sự là có căn cứ, đúng pháp luật.
[2]. Xét tính chất, mức độ thực hiện hành vi phạm tội của Phạm Văn Th và Nguyễn Ngọc Nh là rất nghiêm trọng, không những xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của người khác, mà còn gây mất an ninh trật tự tại địa phương. Hành vi phạm tội của Phạm Văn Th và Nguyễn Ngọc Nh phạm vào tội “Cướp tài sản” theo khoản 1 Điều 168 Bộ luật Hình sự, có khung hình phạt từ 03 năm đến 10 năm, nên thuộc tội phạm rất nghiêm trọng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 của Bộ luật Hình sự. Khi quyết định hình phạt, Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét, áp dụng đúng, đủ các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; đồng thời, áp dụng thêm khoản 3 Điều 54 Bộ luật Hình sự, xử phạt Phạm Văn Th 18 tháng tù, xử phạt Nguyễn Ngọc Nh 12 tháng tù là thỏa đáng; tương xứng với hành vi và hậu quả do các bị cáo gây ra.
[3]. Tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật Hình sự quy định: “Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội”. Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng Điều 36 Bộ luật Hình sự, xử phạt các bị cáo hình phạt cải tạo không giam giữ là sai lầm nghiêm trọng trong việc đánh giá toàn diện vụ án và áp dụng pháp luật. Để giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền được kháng cáo của các bị cáo, cần phải hủy bản án hình sự phúc thẩm nêu trên để xét xử phúc thẩm lại theo quy định của pháp luật.
[Nguồn: QĐ số 52/2021/HS-GĐT Ngày 29/11/2021 của TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG]
Xem thêm các chia sẻ tài liệu pháp luật của chúng tôi tại các địa chỉ:—
📣 Website: www.fdvn.vn hoặc www.fdvnlawfirm.vn
♥️ Fanpage and Group:
https://www.facebook.com/fdvnlawfirm
https://www.facebook.com/lawyersindanang
https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat
https://www.facebook.com/groups/saymengheluat
https://www.facebook.com/groups/legalforeignersinvietnam
🎵 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn
🎵 FDVN trên Tik Tok: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn
☎️ Kênh Telegram FDVN: https://t.me/luatsufdvn
Xem file đính kèm toàn văn QĐ: 52/2021/HS-GĐT