Feel free to go with the truth

Trang chủ / Dân sự / [NGHIÊN CỨU LUẬT MỖI NGÀY] – Bản án về tranh chấp yêu cầu vô hiệu hợp đồng ủy quyền, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tranh chấp hợp đồng vay tài sản

[NGHIÊN CỨU LUẬT MỖI NGÀY] – Bản án về tranh chấp yêu cầu vô hiệu hợp đồng ủy quyền, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tranh chấp hợp đồng vay tài sản

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

Về thủ tục tố tụng:

[1] Tại phiên tòa phúc thẩm, những người được Tòa án triệu tập có mặt, có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, Tòa án tiến hành xét xử theo trình tự phúc thẩm là phù hợp quy định tại Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự.

[2] Tòa án cấp sơ thẩm xác định thẩm quyền Tòa án giải quyết, quan hệ pháp luật tranh chấp, người tham gia tố tụng và xét xử theo trình tự sơ thẩm là phù hợp với quy định tại các Điều 26, 35, 39, 227 và 228 Bộ luật Tố tụng dân sự, bản án sơ thẩm đảm bảo thủ tục tố tụng.

Về việc giải quyết yêu cầu kháng cáo:

[3] Xét kháng cáo của ông H, bà T1, Hội đồng xét xử thấy rằng:

[4] Căn cứ Phụ lục hợp đồng số 001/21-PLHĐ ngày 29/11/2021 giữa ông T và bà N với Công ty T4 và sự thừa nhận của ông T, bà N, ông G và Công ty T4, có cơ sở xác định: Ngày 29/11/2021, ông T và bà N có vay của Công ty T4 600.000.000đ và thế chấp quyền sử dụng thửa đất số 60, tờ bản đồ số 25 tại ấp B, xã Đ, huyện Đ, tỉnh Long An theo Phụ lục hợp đồng số 001/21-PLHĐ ngày 29/11/2021 giữa ông T và bà N với Công ty T4. Để bảo đảm khoản vay, Công ty T4 yêu cầu ông Thủ ký thêm Hợp đồng ủy quyền với ông G cùng ngày 29/11/2021 với nội dung ủy quyền cho ông G về việc quản lý, sử dụng, chuyển nhượng, ủy quyền lại đối với thửa đất số 60. Lẽ ra ông T phải ký hợp đồng thế chấp với Công ty T4, nhưng trường hợp này ông Thủ l ký uỷ quyền cho ông G trong khi theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015 về các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì không có biện pháp bảo đảm bằng hình thức ký hợp đồng uỷ quyền nên việc ông Thủ k Hợp đồng uỷ quyền cho ông G là đã không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Đất đai năm 2013. Do đó hợp đồng ủy quyền này bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015 và vô hiệu do giả tạo (che giấu biện pháp bảo đảm thế chấp) theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2015. Do đó, án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông T, tuyên bố vô hiệu Hợp đồng uỷ quyền ngày 29/11/2021 giữa ông T với ông G là có cơ sở.

[5] Đối với Hợp đồng uỷ quyền lại ngày 13/12/2021 giữa ông T do ông G đại diện với ông H, xét thấy: Căn cứ 02 Giấy mượn tiền cùng ngày 13/12/2021, nội dung ông G vay 2.600.000.000đ của ông H (một giấy vay 02 tỷ đồng thế chấp thửa đất số 60 như trên, một giấy vay 600 triệu đồng), ông G thừa nhận có ký 02 Giấy mượn tiền này, ông H xác định Hợp đồng uỷ quyền với ông G là nhằm đảm bảo cho việc ông G vay số tiền này. Do đó có căn cứ xác định Hợp đồng uỷ quyền lại này là nhằm đảm bảo cho việc vay tiền của G. Như vậy, tương tự như nhận định tại Đoạn [4], Hợp đồng uỷ quyền này cũng bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015 và vô hiệu do giả tạo (che giấu biện pháp bảo đảm thế chấp) theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2015. Do đó, án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông T, tuyên bố vô hiệu Hợp đồng uỷ quyền lại ngày 13/12/2021 giữa T do ông G đại diện với ông H là có cơ sở.

[6] Đối với HĐCNQSDĐ (không có công chứng) ngày 10/6/2022 giữa ông T (do ông H đại diện) với bà T1 đối với thửa đất số 60: Xét thấy Hợp đồng uỷ quyền ngày 29/11/2021, Hợp đồng uỷ quyền lại ngày 13/12/2021 đều bị vô hiệu nhưng bà T1 nhận chuyển nhượng thửa đất này bằng HĐCNQSDĐ (không công chứng, chứng thực) giữa ông T (do ông H là người được ủy quyền lại làm đại diện) với bà T1, không phải bà T1 nhận chuyển nhượng từ một giao dịch chuyển quyền khác (không phải giao dịch chuyển quyền từ ông T cho người khác và người đó mới chuyển nhượng lại cho bà T1) và trên thửa đất số 60 có nhà của ông Thủ bà N1 nên bà T1 không phải là người thứ ba ngay tình. Do đó HĐCNQSDĐ ngày 10/6/2022 giữa ông T với bà T1 không thuộc trường hợp để được công nhận hiệu lực theo khoản 2 Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015 mà bị vô hiệu theo quy định tại Điều 123, 129 và 408 Bộ luật Dân sự 2015. Án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông T, không chấp nhận yêu cầu phản tố của ông H, bà T1, tuyên bố vô hiệu HĐCNQSDĐ này là có cơ sở.

[7] Do HĐCNQSDĐ (không có công chứng) ngày 10/6/2022 là giao dịch chuyển nhượng giữa ông T với bà T1, không phải giao dịch chuyển nhượng giữa ông H với bà T1 mà ông H chỉ đại diện, nhân danh ông T để giao kết và thực hiện hợp đồng với bà T1. Do đó quyền và nghĩa vụ trong HĐCN này chính là quyền và nghĩa vụ giữa ông T với bà T1 nên việc thỏa thuận giao nhận tiền theo hợp đồng này là việc giao nhận tiền giữa ông T với bà T1, không phải giữa ông H với bà T1 mà ông H chỉ đại diện cho ông T giao nhận tiền với bà T1. Vì vậy khi HĐCNQSDĐ (không có công chứng) ngày 10/6/2022 bị vô hiệu, việc giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu là trách nhiệm giữa ông T với bà T1. Còn đối với Hợp đồng uỷ quyền ngày 29/11/2021, Hợp đồng uỷ quyền lại ngày 13/12/2021 bị vô hiệu, việc giải quyết hậu quả của các hợp đồng vô hiệu này là trách nhiệm giữa ông T, ông G và ông H với nhau. Do đó, khi bà T1 có yêu cầu giải quyết hậu quả của HĐCNQSDĐ (không có công chứng) ngày 10/6/2022 bị vô hiệu bằng vụ án khác thì khi giải quyết vụ án Tòa án cần xem xét trách nhiệm của ông T về việc hoàn trả số tiền đã nhận và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015.

[8] Đối với yêu cầu của ông H về việc buộc ông T, ông G và Công ty T4 liên đới trả lại số tiền 2.600.000.000đ và tiền lãi theo quy định, Hội đồng xét xử thấy rằng: Theo 02 Giấy mượn tiền cùng ngày 13/12/2021 thể hiện ông H cho ông G vay số tiền 2.600.000.000đ. Thoả thuận thời hạn 03 tháng ông G phải trả. Ông G cho rằng ông không nhận số tiền này mà chỉ ký thay ông Q – Giám đốc Công ty T4 nhưng không đưa ra được căn cứ chứng minh. Công ty T4 và ông T đều không thừa nhận có nhận số tiền này trong khi Hợp đồng uỷ quyền ngày 29/11/2021 giữa ông T với ông G theo yêu cầu của Công ty T4 thì ông T không có ủy quyền cho ông G đại diện cho ông T giao kết và thực hiện giao dịch vay tiền của người khác nên không thể buộc trách nhiệm của ông T và Công ty T4 khi ông G vay tiền của ông H. Do đó án sơ thẩm chỉ chấp nhận yêu cầu của ông H buộc ông G trả cho ông H số tiền nợ gốc 2.600.000.000đ và nợ lãi 515.666.000đ, tổng cộng cả gốc và lãi là 3.115.666.000đ, không chấp nhận yêu cầu buộc ông T và Công ty T4 cùng liên đới trả với ông G là có cơ sở.

[9] Từ những nhận định trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của ông H, bà T1, giữ nguyên bản án sơ thẩm như ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên tham gia phiên toà.

[10] Về án phí phúc thẩm: Do kháng cáo của ông H, bà T1 không được chấp nhận nên ông H, bà T1 phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định.

[11] Những phần khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực thi hành.

[Nguồn: Bản án số 228/2024/DS-PT ngày 10/5/2024 của TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN]

Xem file đính kèm toàn văn Bản án số: 228/2024/DS-PT

………………….

Luật sư tại Đà Nẵng

Tầng 2 Tòa nhà Thư Dung Plaza, 87 Nguyễn Văn Linh, phường Nam Dương, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

366 Phan Chu Trinh, phường An Cựu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:

Tầng 8, Toà nhà Bluesea, số 205B Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Luật sư tại Hà Nội:

Tầng 2, số 68 Dương Đình Nghệ, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Luật sư tại Nghệ An:

Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An

Luật sư tại Gia Lai:

Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

Website: www.fdvn.vn    www.fdvnlawfirm.vn  www.diendanngheluat.vn  www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0772 096 999

Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Legal Service For Expat:  https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/

TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/

DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/

KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn

KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn

KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn

Bài viết liên quan