Feel free to go with the truth

Trang chủ / Kinh doanh & Thương mại / [NGHIÊN CỨU LUẬT MỖI NGÀY] – Bản án về tranh chấp nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng tín dụng, bồi thường thiệt hại về tài sản và yêu cầu tuyên bố hợp đồng thuê tài sản vô hiệu.

[NGHIÊN CỨU LUẬT MỖI NGÀY] – Bản án về tranh chấp nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng tín dụng, bồi thường thiệt hại về tài sản và yêu cầu tuyên bố hợp đồng thuê tài sản vô hiệu.

NHẬN ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN:

[1] Công ty TNHH M (Công ty M) đã ký các hợp đồng tín dụng (hợp đồng tín dụng) để vay vốn tại Ngân hàng T – Chi nhánh Q (Ngân hàng) như sau:

– Hợp đồng tín dụng theo dự án đầu tư phát triển số 0423/12/NHNT.QNg ngày 07/12/2012 và Phụ lục hợp đồng số 423.01/PLHĐ ngày 16/05/2016 cho Công ty M vay 2.900.000.000 đồng (hai tỷ chín trăm triệu đồng), thời gian vay 60 tháng kể từ ngày nhận nợ đầu tiên.

– Hợp đồng tín dụng theo hạn mức số 0127/15/NHNT.QNg ngày 02/6/2015 cho Công ty M vay 17.000.000.000 đồng (mười bảy tỷ đồng). Mục đích vay: Bổ sung vốn lưu động sản xuất, kinh doanh gỗ. Thời gian vay tối đa là 05 tháng kể từ ngày giải ngân tính cho từng lần rút vốn.

– Hợp đồng tín dụng theo hạn mức số 037/16/NHNT.QNg ngày 27/5/2016 Công ty M vay 17.000.000.000 đồng (mười bảy tỷ đồng). Mục đích vay: Bổ sung vốn lưu động sản xuất, kinh doanh gỗ, dăm gỗ. Thời gian vay tối đa là 05 tháng kể từ ngày giải ngân tính cho từng lần rút vốn. Để đảm bảo cho các khoản nợ vay, Công ty M đã thế chấp tài sản với Ngân hàng theo các Hợp đồng thế chấp sau:

– Hợp đồng thế chấp tài sản số 027/HĐTC – QNg ngày 24/02/2011 thế chấp tài sản là: Tài sản hình thành từ vốn vay là toàn bộ công trình gắn liền trên đất và máy móc thiết bị thuộc dự án “Nhà máy chế biến nguyên liệu giấy xuất khẩu tại Cụm công nghiệp làng nghề D, thị trấn C, huyện N, tỉnh Quảng Ngãi”. Gồm: Phần xây dựng, máy móc thiết bị và phương tiện chuyên dùng (02 máy ủi bánh xích Komatsu D50P-16; Xe ô tô Ford bán tải biển kiểm soát 76C – 00174, số máy 1111399, số khung 819770). Hợp đồng thế chấp được đăng ký giao dịch bảo đảm ngày 05/4/2011 tại Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản tại thành phố Đà Nẵng.

ế chấp là: Nhà làm việc diện tích 237,5m2 , nhà bảo vệ diện tích 20m2 , nhà máy băm gỗ diện tích 744,9m2 , nhà vệ sinh số 2 diện tích 12,7m2 . Các tài sản này nằm trên thửa đất số 589, tờ bản đồ số 6, diện tích 11.854m2 thị trấn C, huyện N, tỉnh Quảng Ngãi, được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngày 20/10/2014 cho Công ty M (thửa đất số 589). Hợp đồng thế chấp được Phòng công G tỉnh Quảng Ngãi chứng thực ngày 27/11/2014 và được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi chứng nhận ngày 01/12/2014 (không thế chấp quyền sử dụng đất).

Trong quá trình vay vốn kinh doanh, đến tháng 8/2016 thì Công ty M mất cân đối tài chính, không đảm bảo khả năng trả nợ, tạm ngừng hoạt động nên Ngân hàng ngừng cho vay và yêu cầu xử lý tài sản thế chấp.

Do Công ty M không không trả được nợ vay và không chấp nhận xử lý tài sản thế chấp nên Ngân hàng khởi kiện đến Toà án.

[2] Trong quá tr nh Tòa án đang giải quyết tranh chấp thì ngày 28/10/2017, Công ty M ký hợp đồng số 112017/HĐTNX cho Công ty TNHH HPS (Công ty HPS) thuê toàn bộ nhà xưởng và các công trình trên thửa đất 589 trong thời hạn 06 tháng tính từ ngày 28/10/2017, ngày 30/10/2017 hai bên tiếp tục ký phụ lục hợp đồng thuê tài sản điều chỉnh đơn giá thuê. Ngày 25/4/2018, Công ty M ký hợp đồng số 25042018/HĐTNX cho Công ty HPS thuê tài sản trong thời gian 02 năm, ngày 26/4/2018 hai bên tiếp tục ký phụ lục hợp đồng kèm theo hợp đồng số 25042018/HĐTNX cho Công ty HPS thuê 10 năm. Tài sản cho thuê là toàn bộ tài sản đã thế chấp cho Ngân hàng để Công ty HPS hoạt động sản xuất chế biến gỗ dăm xuất khẩu.

Tiếp đến, ngày 02/12/2019, Công ty M ký Hợp đồng cho thuê số 02122019/HĐTNX cho Công ty TNHH gỗ A (Công ty A) thuê một phần diện tích nhà làm việc và lắp đặt cân để sử dụng vào mục đích kinh doanh.

[3] Ngân hàng khởi kiện yêu cầu Công ty M trả nợ gốc, lãi trong hạn và lãi quá hạn theo mức lãi suất thỏa thuận trong các hợp đồng tín dụng đã ký. Yêu cầu xử lý tài sản đã thế chấp theo các hợp đồng thế chấp, trường hợp xử lý tài sản thế chấp mà không trả đủ nợ thì Công ty M tiếp tục có nghĩa vụ trả nợ cho đến khi thanh toán xong các khoản nợ. Đồng thời yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng cho thuê giữa Công ty M với Công ty HPS vô hiệu.

Tòa án cấp sơ thẩm xét xử chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng, đồng thời tuyên bố hợp đồng cho thuê giữa Công ty M với Công ty A vô hiệu, Toà án không xem xét yêu cầu của Công ty TNHH gỗ H (Công ty H).

Sau khi xét xử sơ thẩm thì Công ty M, Công ty HPS, Công ty A, Công ty H đều kháng cáo.

[4] Xét kháng cáo của các Công ty như sau:

[4.1] Công ty M:

 – Căn cứ vào tài liệu có trong hồ sơ th Toà án cấp sơ thẩm đã triệu tập hợp lệ Công ty M đến hoà giải và công khai chứng cứ nhưng đại diện Công ty M không có mặt. Khi mở phiên toà, Toà án cấp sơ thẩm cũng đã tống đạt hợp lệ cho Công ty M nhưng đại diện Công ty M vắng mặt. Toà án đã hoãn phiên toà nhiều lần nhưng đại diện Công ty M vẫn vắng mặt. Do đó, căn cứ khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án cấp sơ thẩm vẫn tiến hành xét xử là đúng pháp luật.

– Tại Biên bản làm việc giữa Ngân hàng với Công ty M ngày 15/8/2016 xác định hiện tại doanh nghiệp đã tạm ngừng sản xuất kinh doanh…công ty bị mất cân đối…trong thời gian đến sẽ không đảm bảo trả nợ vay… Đây là sự kiện vi phạm được quy định tại điểm 10.1.8 Điều 10 trong hợp đồng tín dụng số 037/16/NHNT.QNg ngày 27/5/2016, nên Ngân hàng ngừng giải ngân vốn vay, yêu cầu xử lý tài sản thế chấp là phù hợp với các điều khoản mà Ngân hàng với Công ty M đã ký (điểm 10.1.8 Điều 10 quy định: …Bên vay ngừng, tuyên bố ngừng toàn bộ hoặc một phần hoạt động của mình….). Tòa án cấp sơ thẩm buộc Công ty M phải trả tiền gốc, tiền lãi trong hạn, lãi quá hạn theo hợp đồng tín dụng, nếu không trả được nợ thì xử lý tài sản thế chấp là đúng pháp luật. Công ty M không chứng minh Ngân hàng vi phạm theo quy định nào của hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, theo quy định nào của pháp luật nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của Công ty M.

 [4.2] Công ty H:

 Một phần mái nhà xưởng và diện tích sân nền bê tông 558m2 làm trên thửa đất 589. Những tài sản này không liên quan đến tài sản Công ty M thế chấp cho Ngân hàng, cấp sơ thẩm không xem xét giải quyết là phù hợp. Nên không chấp nhận kháng cáo của Công ty H.

[4.3] Công ty HPS:

– Tài sản mà Công ty M cho Công ty HPS thuê chính là các tài sản bảo đảm mà Công ty M đã thế chấp cho Ngân hàng tại Hợp đồng thế chấp tài sản số 027/HĐTC-QNg ngày 24/02/2011 và Hợp đồng thế chấp tài sản số 0142/14/HĐTC-QNg ngày 24/11/2014.

– Tại điểm 9.1.6 Điều 9 của Hợp đồng thế chấp tài sản số 027/HĐTC-QNg ngày 24/02/2011 và Hợp đồng thế chấp tài sản số 0142/14/HĐTC-QNg ngày 24/11/2014 quy định bên thế chấp tài sản được cho thuê tài sản nhưng phải thông báo trước cho Ngân hàng.

Tại khoản 6 Điều 321 Bộ luật dân sự 2015 quy định bên thế chấp tài sản được cho thuê tài sản nhưng phải thông báo cho bên thuê tài sản và bên nhận thế chấp tài sản biết, và phải được sự đồng ý của chủ tài sản là ngân hàng. Công ty M cho Công ty HPS thuê tài sản mà không thông báo cho Ngân hàng biết là vi phạm Hợp đồng thế chấp tài sản và vi phạm pháp luật dân sự. Hợp đồng trên đã vi phạm điểm c khoản 1 Điều 117 và Điều 123 Bộ luật dân sự năm 2015. Tòa án cấp sơ thẩm xét xử tuyên bố hợp đồng cho thuê số 25042018/HĐTNX ngày 25/4/2018 vô hiệu là đúng theo quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015. Tuy nhiên, ngày 26/4/2018 hai bên tiếp tục ký phụ lục hợp đồng, lẽ ra Tòa án cấp sơ thẩm phải tuyên cả phụ lục hợp đồng này vô hiệu thì mới đầy đủ. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên Công ty M và Công ty HPS phải có nghĩa vụ khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những g đã nhận, trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. Việc tuyên như vậy là không phù hợp, khó khăn trong việc thi hành án (nếu có). Khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì cần phân biệt giải quyết những tài sản Công ty HPS sửa chữa, thay mới, làm thêm liên quan đến tài sản thế chấp và tài sản lắp đặt, làm thêm không liên quan đến tài sản thế chấp.

– Theo Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 11/9/2019 của cấp sơ thẩm và Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ của cấp phúc thẩm ngày 06/5/2021 thì Công ty HPS đã sửa chữa, thay mới, làm thêm một số hạng mục, máy móc liên quan đến tài sản thế chấp như sau:

(i) Về các hạng mục công trình:

– Nhà làm việc mở rộng thêm vị trí hành lang phía Đông bằng khung nhôm kính diện tích 16m2 .

 – Công ty HPS làm thêm nhà máy mới có chức năng băm gỗ nối tiếp với nhà máy băm gỗ Công ty M đã thế chấp, mái nhà và khung nhà phần nối của nhà máy băm mới sử dụng 2 trụ ống sắt của nhà máy băm gỗ của Công ty M. Tại buổi xem xét tại chỗ ngày 06/5/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi th đại diện Công ty HPS khai 2 trụ này của Công ty HPS thay thế 2 trụ cũ đã hư hỏng.

 – Bê tông sân nền L1, L2, L3 nền cũ của Công ty M dày 10cm, Công ty HPS đổ chồng lên lớp bê tông dày 20cm.

 – Hệ thống phòng cháy chữa cháy thì Công ty HPS xây dựng thêm 01 bể chứa nước sát với bể nước cũ. \

(ii) Về máy móc, thiết bị:

– Máy băm thế chấp 04 cái, hiện 04 cái đang hoạt động, 02 cái của Công ty M, 02 cái của Công ty HPS.

– Tủ điện 03 tủ đang hoạt động, 02 tủ của Công ty M, 01 tủ của Công ty HPS.

– Hệ thống băng tải vào gỗ có 04 băng tải đang hoạt động, 01 cái của Công ty M nhưng Công ty HPS đã lợp lại mặt băng truyền cao su, 03 cái của Công ty HPS.

– Băng tải ra dăm 01 hệ thống đang hoạt động, nhưng Công ty HPS đã sơn lại và thay lại băng truyền cao su. Các tài sản thế chấp khác vẫn đang sử dụng, có một số tài sản đã hư hỏng.

(iii) Tài sản lắp đặt, làm thêm không liên quan đến tài sản thế chấp gồm:

Xưởng cưa, nhà máy bóc gỗ, rô bốt gắp gỗ, nhà máy băm gỗ mới, xưởng cơ khí, băng tải ra dăm, băng tải xuất hàng, trạm bơm xăng dầu, nhà trạm cân…

– Tại khoản 4 Điều 320 Bộ luật dân sự năm 2015 về nghĩa vụ của bên thế chấp quy định: “Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Và tại khoản 5 Điều này quy định bên thế chấp có nghĩa vụ: “Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp”. Khi Công ty M hợp đồng cho Công ty HPS thuê đã không thông báo cho Ngân hàng. Công ty M để cho Công ty HPS sửa chữa, thay mới, làm thêm đối với hạng mục, công trình, máy móc, thiết bị (i, ii) liên quan đến tài sản thế chấp cũng không thông báo cho Ngân hàng.

– Tại khoản 2.2 Điều 2 của hợp đồng thế chấp tài sản số 027/HĐTS.QNg quy định tài sản thế chấp theo hợp đồng thế chấp bao gồm: “Giá trị gia tăng mà bên thế chấp đầu tư thêm trên tài sản”; khoản 2.2 Điều 2 của hợp đồng thế chấp tài sản số 0142/14/HĐTC.QNg quy định tài sản thế chấp theo hợp đồng thế chấp bao gồm: “Tài sản do bên thế chấp đầu tư trên đất, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Tại khoản 4.1 Điều 4 của cả hai hợp đồng thế chấp quy định bên thế chấp giữ tài sản. Trong mọi trường hợp bên thế chấp phải chịu trách nhiệm trước Ngân hàng về trông giữ, bảo quản sử dụng, khai thác và chuyển giao tài sản theo quy định của hợp đồng này. Tại điểm 9.1.6 Điều 9 của Hợp đồng thế chấp tài sản số 027/HĐTC-QNg ngày 24/02/2011 và Hợp đồng thế chấp tài sản số 0142/14/HĐTC-QNg ngày 24/11/2014 quy định bên thế chấp tài sản được cho thuê tài sản nhưng phải thông báo trước cho Ngân hàng. Như vậy, đối với những tài sản đã sửa chữa, thay mới, làm thêm đối với hạng mục, công trình, máy móc, thiết bị (i, ii) theo quy định tại khoản 2.2 Điều 2 của hai hợp đồng thế chấp đều xác định là tài sản thế chấp và được xử lý khi thi hành án. Tòa án đã tạo điều kiện để các bên xác định, tính toán với nhau về tài sản, giá trị phần đã thay thế, sửa chữa, làm thêm liên quan đến tài sản thế chấp, cung cấp chứng cứ cho Tòa án nhưng các bên không thực hiện, nên Công ty M và Công ty HPS tự tính toán với nhau, Hội đồng xét xử không giải quyết trong vụ án này.

 – Đối với những tài sản của Công ty HPS lắp đặt, làm thêm trên thửa đất 589 (iii) do không liên quan đến tài sản thế chấp nên Tòa án không giải quyết.

Do đó, Hội đồng xét xử không chấp nhận toàn bộ kháng cáo của Công ty HPS.

[4.4] Công ty A:

– Ngày 21/9/2020, Toà án cấp sơ thẩm mở phiên Toà nhưng vắng mặt đại diện Công ty M và Công ty A, nên Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định hoãn phiên Toà, ấn định xét xử lại vào ngày 28/9/2020, quyết định hoãn phiên tòa đã tống đạt hợp lệ cho đại diện Công ty A. Nhưng tại phiên tòa ngày 28/9/2020 th đại diện của Công ty A tiếp tục vắng mặt. Căn cứ khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự thì Toà án cấp sơ thẩm vẫn xét xử là đúng pháp luật.

– Việc thoả thuận giải quyết về tài sản phần Công ty A đã đầu tư thì các bên có thể thỏa thuận bất kỳ thời điểm nào, không nhất thiết phải thoả thuận tại Toà án như kháng cáo của Công ty A nêu ra.

 – Công ty A khai đã làm thêm: 01 bàn cân; mái che bàn cân; sửa chữa một phần nhà làm việc; đổ thêm lớp bê tông. Nhà làm việc và sân nền bê tông thì Công ty M đã thế chấp cho Ngân hàng.

– Tại khoản 4 Điều 320 Bộ luật dân sự năm 2015 về nghĩa vụ của bên thế chấp quy định: “Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Và tại khoản 5 Điều này quy định bên thế chấp có nghĩa vụ: “Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp”.

 – Tại khoản 2.2 Điều 2 của hợp đồng thế chấp tài sản số 027/HĐTS.QNg quy định tài sản thế chấp theo hợp đồng thế chấp bao gồm: “Giá trị gia tăng mà bên thế chấp đầu tư thêm trên tài sản”; khoản 2.2 Điều 2 của hợp đồng thế chấp tài sản số 0142/14/HĐTC.QNg quy định tài sản thế chấp theo hợp đồng thế chấp bao gồm: “Tài sản do bên thế chấp đầu tư trên đất, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Tại khoản 4.1 Điều 4 hợp đồng thế chấp quy định bên thế chấp giữ tài sản. Trong mọi trường hợp bên thế chấp phải chịu trách nhiệm trước Ngân hàng về trông giữ, bảo quản sử dụng, khai thác và chuyển giao tài sản theo quy định của hợp đồng này.

 – Tại điểm 9.1.6 Điều 9 của Hợp đồng thế chấp tài sản số 027/HĐTC-QNg ngày 24/02/2011 và Hợp đồng thế chấp tài sản số 0142/14/HĐTC-QNg ngày 24/11/2014 quy định bên thế chấp tài sản được cho thuê tài sản nhưng phải thông báo trước cho Ngân hàng. Công ty M hợp đồng cho Công ty A thuê nhưng không thông báo cho Ngân hàng. Công ty M để cho Công ty A đầu tư, sửa chữa, làm thêm thay đổi tài sản liên quan đến tài sản thế chấp thì Công ty M cũng không thông báo cho Ngân hàng. Tại khoản 6 Điều 321 Bộ luật dân sự 2015 quy định bên thế chấp tài sản được cho thuê tài sản nhưng phải thông báo cho bên thuê tài sản và bên nhận thế chấp tài sản biết, và phải được sự đồng ý của chủ tài sản là ngân hàng. Công ty M cho Công ty A thuê tài sản mà không thông báo cho Ngân hàng biết là vi phạm Hợp đồng thế chấp và vi phạm pháp luật dân sự. Hợp đồng trên đã vi phạm điểm c khoản 1 Điều 117 và Điều 123 Bộ luật dân sự năm 2015. Cấp sơ thẩm tuyên bố hợp đồng Công ty M đã cho Công ty A thuê ngày 02/12/2019 vô hiệu là đúng quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm tuyên giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu là buộc các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những g đã nhận, trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá bằng tiền để hoàn trả. Việc tuyên như vậy là không phù hợp, khó khăn trong việc thi hành án (nếu có). Khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì cần phân biệt giải quyết những tài sản Công ty A sửa chữa, thay mới, làm thêm liên quan đến tài sản thế chấp và tài sản lắp đặt, làm thêm không liên quan đến tài sản thế chấp.

Theo quy định tại khoản 2.2 Điều 2 của hai hợp đồng thế chấp thì việc sửa chữa, thay mới đối với nhà làm việc (tháo dỡ vách ngăn 02 phòng làm việc và lắp ráp khung kính vách phía Nam và phía Đông của 02 phòng); đổ thêm bê tông trên phần sân bê tông đã có sẵn đều xác định là tài sản thế chấp và được xử lý khi thi hành án. Tại giai đoạn sơ thẩm, Công ty A có yêu cầu độc lập đồng ý Tòa án tuyên bố hợp đồng ký giữa Công ty M với Công ty A vô hiệu nhưng phải tuyên buộc Công ty M phải hoàn trả cho Công ty A giá trị những tài sản, thiết bị Công ty A đã làm thêm, lắp đặt. Tuy nhiên, Tòa án đã tạo điều kiện để các bên xác định, tính toán với nhau về tài sản, giá trị phần đã làm thêm liên quan đến tài sản thế chấp, cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án nhưng các bên không thực hiện, nên Hội đồng xét xử không giải quyết.

 – 01 bàn cân; mái che bàn cân Công ty A làm trên thửa đất 589 không liên quan đến tài sản thế chấp nên Hội đồng xét xử không giải quyết.

Do đó, Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của Công ty A.

[5] Giữ nguyên bản án sơ thẩm về án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm và giải quyết chi phí tố tụng tại giai đoạn sơ thẩm.

[6] Về chi phí xem xét thẩm định tại chỗ tại cấp phúc thẩm là 1.200.000 đồng, Ngân hàng đã nộp xong. Do không chấp nhận kháng cáo của các Công ty M, Công ty H, Công ty HPS, Công ty A nên căn cứ khoản 1 Điều 157 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, các Công ty này phải chịu chi phí xem xét thẩm định tại chỗ. Cụ thể Công ty M, Công ty H, Công ty HPS, Công ty A, mỗi Công ty phải trả lại cho Ngân hàng 300.000 đồng.

[7] Về án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm: Do sửa bản án sơ thẩm nên căn cứ khoản 2 Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, các Công ty M, Công ty H, Công ty HPS, Công ty A không phải chịu án phí.

[8] Phát biểu của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi phù hợp với nhận định trên nên được chấp nhận.

[Nguồn: Bản án số 02/2021/KDTM-PT ngày 31/5/2021 của TÒA ÁN NHÂN TỈNH QUẢNG NGÃI]

Xem file đính kèm toàn văn Bản án số: 02/2021/KDTM-PT

…………….

Luật sư tại Đà Nẵng

Tầng 2, Tòa nhà Thư Dung Plaza, 87 Nguyễn Văn Linh, phường Nam Dương, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

366 Phan Chu Trinh, phường An Cựu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:

Tầng 8, Toà nhà Bluesea, số 205B Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Luật sư tại Hà Nội:

Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội

Luật sư tại Nghệ An:

Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An

Luật sư tại Gia Lai:

Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

Website: www.fdvn.vn    www.fdvnlawfirm.vn  www.diendanngheluat.vn  www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0772 096 999

Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Legal Service For Expat:  https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/

TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/

DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/

KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn

KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn

KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn

Bài viết liên quan