Feel free to go with the truth

Trang chủ / BIỂU MẪU VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT / [NGHIÊN CỨU LUẬT MỖI NGÀY] Bản án về áp dụng tình tiết khắc phục hậu quả và chưa gây hậu quả Tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép

[NGHIÊN CỨU LUẬT MỖI NGÀY] Bản án về áp dụng tình tiết khắc phục hậu quả và chưa gây hậu quả Tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép

05.  Bản án về áp dụng tình tiết khắc phục hậu quả và chưa gây hậu quả Tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép

NHẬN ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN:

[1]. Về tố tụng: Các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm đã thực hiện theo đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử không có khiếu nại về hành vi tố tụng của những người tiến hành tố tụng, nên các tài liệu đã được thu thập trong hồ sơ là hợp pháp. Đơn kháng cáo của bị cáo Phạm Văn S và kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội trong hạn luật định, nên được chấp nhận để xem xét theo thủ tục xét xử phúc thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội rút một phần Quyết định kháng nghị số 06/QĐ-VC1-HS ngày 21/01/2022 về đề nghị không áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm t khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự đối với bị cáo Phạm Văn S, Trịnh Bá H1; vì vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ khoản 3 Điều 342 Bộ luật Tố tụng hình sự quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm phần kháng nghị này.

[2]. Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo đều khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội, lời khai nhận tội của các bị cáo tại phiên tòa phù hợp với lời khai của những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, vật chứng thu giữ và các tài liệu chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án, có đủ cơ sở kết luận: Ngày 04 và 05/10/2019, Kang Joon H, Phạm Văn S có hành vi tổ chức cH 12 người gồm Lê Bá B2, Lê Bá B3, Hàng Mạnh C, Lê Trung S2, Nguyễn Thị S3, Nguyễn Văn S4, Nguyễn Văn Đ4, Nguyễn Văn L1, Nguyễn Trung K1, Tô Văn V1, Nguyễn Thị Lan H3, Cao Thị L2 đi đảo Jeju – Hàn Quốc bằng hình thức du lịch để trốn ở lại lao động trái phép. Trịnh Bá H1 có hành vi giúp sức cho Kang Joon H tổ chức cho 06 người gồm Nguyễn Văn Đ4, Nguyễn Văn L1, Nguyễn Trung K1, Tô Văn V1, Nguyễn Thị Lan H3, Cao Thị L2 đi đảo Jeju – Hàn Quốc bằng hình thức du lịch để trốn ở lại lao động ngày 05/10/2019 thu lợi bất chính 10.409.700 đồng. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo Kang Joon H, Phạm Văn S về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép” theo điểm a khoản 3 Điều 349 Bộ luật Hình sự và xét xử bị cáo Trịnh Bá H1 về tội “Tổ chức cH người khác trốn đi nước ngoài trái phép” theo điểm c kHản 2 Điều 349 Bộ luật Hình sự là có căn cứ, đúng người, đúng tội.

[3]. Xét kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội và kháng cáo của bị cáo Phạm Văn S, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy:

[3.1]. Về việc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo Kang Joon H, Phạm Văn S: Như đã phân tích tại mục [2] nêu trên, đủ cơ sở xác định các bị cáo Kang Joon H, Phạm Văn S đều đã 02 lần vào các ngày 04 và 05/10/2019, có hành vi tổ chức cho 12 người xuất cảnh từ Việt Nam đi đảo Jeju – Hàn Quốc bằng hình thức du lịch để mục đích trốn ở lại Hàn Quốc lao động trái phép; tuy nhiên, tình tiết này đã được áp dụng để định khung tăng nặng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 349 Bộ luật Hình sự; vì vậy, các bị cáo không bị áp dụng thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Bô ̣ luật Hình sư ̣ như Tòa án cấp sơ thẩm nhận định, áp dụng là đúng pháp luật, nên Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng nghị của Việt kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội về phần này đối với các bị cáo Kang Joon H, Phạm Văn S.

[3.2]. Về việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự đối với bị cáo Trịnh Bá H1, thấy: Đối với vụ án cụ thể này cả 12 người liên quan, trong đó bị cáo H1 giúp sức tổ chức cho 06 người liên quan đi đảo Jeju – Hàn Quốc, đều không đạt được mục đích ở lại Hàn Quốc trái phép và nằm ngoài ý muốn chủ quan của các bị cáo, việc này đã được ngăn chặn kịp thời; hành vi của các bị cáo tuy không làm chết người (như quy định tại điểm c khoản 3 Điều 349 Bộ luật Hình sự), nhưng những người liên quan đã phải chịu chi phí đi lại, sinh hoạt… Do vậy, Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng việc bị cáo Trịnh Bá H1 tự nguyện nộp tiền thu lợi bất chính 10.409.700 đồng từ hành vi phạm tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép” để khắc phục hậu quả là có cơ sở, nên cần phải áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự đối với bị cáo. Do vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội về đề nghị không áp dụng tình tiết “Người phạm tội tự nguyện khắc phục hậu quả” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự đối với bị cáo Trịnh Bá H1.

[3.3]. Như đã phân tích, nhận định tại mục [3.2] nêu trên, trong vụ án này các bị cáo đều không đạt được mục đích tổ chức cho 12 người ở lại Hàn Quốc trái phép và việc này nằm ngoài ý muốn chủ quan của các bị cáo, hành vi của các bị cáo không gây thiệt hại về tính mạng đối với những người liên quan, cũng như không có thiệt hại vật chất xảy ra. Do vậy, Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại…” quy định tại điểm h khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự đối với các bị cáo là phù hợp. Do đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội về phần này đối với các bị cáo Kang Joon H, Phạm Văn S.

[3.4]. Về hình phạt đối với các bị cáo, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy: Vụ án có tính chất đồng phạm giản đơn, Kang Joon H vừa là người khởi xướng vừa là người thực hiện; Phạm Văn S là người phiên dịch và đã giúp cho Kang Joon H tổ chức 12 người trốn đi nước ngoài trái phép; Trần Bá H1 là người giúp cho Kang Joon H tổ chức 06 người trốn đi nước ngoài trái phép. Tuy nhiên, cả 12 người liên quan đều không đạt được mục đích ở lại Hàn Quốc trái phép và nằm ngoài ý muốn chủ quan của các bị cáo, việc này đã được ngăn chặn kịp thời; hành vi của các bị cáo không làm chết người (như quy định tại điểm c khoản 3 Điều 349 Bộ luật Hình sự), không có thiệt hại vật chất xảy ra; quá trình điều tra, truy tố, xét xử các bị cáo đều khai báo thành khẩn; ăn năn hối cải; bị cáo Phạm Văn S, Trịnh Bá H1 đã tích cực hợp tác với Cơ quan điều tra giúp vụ án được nhA chóng giải quyết; bị cáo Kang Joon H khi phạm tội là người già, trên 70 tuổi; các bị cáo Kang Joon H, Phạm Văn S chưa được hưởng lợi gì, bị cáo Trịnh Bá H1 ngay sau khi bị phát hiện hành vi phạm tội đã nộp toàn bộ số tiền thu lợi bất chính; các bị cáo đều có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự, Hàn cảnh gia đình khó khăn; bị cáo Trịnh Bá H1 có địa chỉ nơi cư trú rõ ràng; bố mẹ đẻ bị cáo Phạm Văn S có công với cách mạng, được tặng thưởng Huân huy chương kháng chiến, bản thân bị cáo đã tích cực tham gia hiến máu tình nguyện, đây là các tình tiết mới, Hội đồng xét xử áp dụng thêm vào khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự cho bị cáo S. Chính vì vậy, trên cơ sở phân tích diễn biến vụ án, tính chất hành vi phạm tội của bị cáo, vai trò của bị cáo; trên cơ sở xem xét, đánh giá, áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhân thân, điều kiện cư trú của từng bị cáo, Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng Điều 54 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Kang Joon H, Phạm Văn S mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, cụ thể xử phạt bị cáo Kang Joon H 06 năm tù; bị cáo Phạm Văn S 04 năm tù; áp dụng Điều 54, Điều 65 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Trịnh Bá H1 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, ấn định thời gian thử thách, đồng thời giao bị cáo Trịnh Bá H1 cho chính quyền địa phương nơi bị cáo cư trú giám sát, giáo dục là phù hợp, tương xứng với tính chất, mức độ, vai trò hành vi phạm tội của các bị cáo. Do đó, không có căn cứ chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội về đề nghị tăng hình phạt đối với các bị cáo Phạm Văn S, Trịnh Bá H1 và cũng không có căn cứ chấp nhận kháng cáo xin giảm hình phạt của bị cáo Phạm Văn S.

[4]. Về án phí: Kháng cáo của bị cáo Phạm Văn S không được chấp nhận nên phải chịu án phí hình sự phúc thẩm; các bị cáo Kang Joon H, Trịnh Bá H1 không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

[5]. Các quyết định khác của bản án hình sự sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

 [Nguồn: Bản án phúc thẩm số 329/2022/HS-PT Ngày 17/5/2022 của TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI]

Xem thêm các chia sẻ tài liệu pháp luật của chúng tôi tại các địa chỉ:

📣 Website: www.fdvn.vn hoặc www.fdvnlawfirm.vn

♥️ Fanpage and Group:

https://www.facebook.com/fdvnlawfirm

https://www.facebook.com/lawyersindanang

https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat

https://www.facebook.com/groups/saymengheluat

https://www.facebook.com/groups/legalforeignersinvietnam

🎵 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn

🎵 FDVN trên Tik Tok: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn

☎️ Kênh Telegram FDVN: https://t.me/luatsufdvn

Xem file đính kèm toàn văn Bản án: Bản án phúc thẩm số 329/2022/HS-PT

Bài viết liên quan