Feel free to go with the truth

Trang chủ / BIỂU MẪU VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT / [NGHIÊN CỨU LUẬT MỖI NGÀY]  Bản án tranh chấp thừa kế bị hủy vì chưa giải quyết tài sản trên đất và phần tài sản đã chuyển nhượng

[NGHIÊN CỨU LUẬT MỖI NGÀY]  Bản án tranh chấp thừa kế bị hủy vì chưa giải quyết tài sản trên đất và phần tài sản đã chuyển nhượng

10. Bản án tranh chấp thừa kế bị hủy vì chưa giải quyết tài sản trên đất và phần tài sản đã chuyển nhượng

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

Sau khi nghiên cứu tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa và ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát tham dự phiên tòa, Hồi đồng xét xử nhận định:

[1]. Về tố tụng: Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn và 01 số người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt hoặc có đơn xét xử vắng mặt. Tuy nhiên, đương sự đã có lời khai trong hồ sơ vụ án nên việc vắng mặt của họ không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án tại cấp phúc thẩm. Hội đồng xét xử căn cứ vào khoản 3 Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự, tiến hành xét xử vắng mặt họ theo quy định của pháp luật.

[2]. Về thẩm quyền, quan hệ pháp luật và thời hiệu chia thừa kế: Như Tòa án cấp sơ thẩm nhận định là có căn cứ đúng quy định tại khoản 5 Điều 26; khoản 4 Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự; khoản 2 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính. Căn cứ khoản 1 Điều 623, Điều 688 Bộ luật Dân sự 2015; Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 36 Pháp lệnh thừa kế 1990 và Nghị quyết số 02/1990/HĐTP ngày 19/10/1990 đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 10/9/1990 thì yêu cầu khởi kiện chia di sản thừa kế của nguyên đơn là còn trong thời kiệu khởi kiện.

[3]. Về di sản thừa kế: Trong quá trình giải quyết vụ án, tại cấp sơ thẩm nguyên đơn đã thay đổi yêu cầu khởi kiện, chỉ yêu cầu chia thừa kế phần diện tích đất của 02 cụ cố Đào Xuân D và Vũ Thị L để lại là 1.075m2 (đo thực tế là 1.035m2 đã được cấp GCNQSDĐ) hiện tại ông Hoàng Phú H, bà Nguyễn Thị C đang quản lý, sử dụng và yêu cầu hủy GCNQSDĐ cấp cho ông H, bà C. Việc thay đổi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong phạm vi khởi kiện, không vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu nên cấp sơ thẩm chấp nhận và chỉ xem xét đánh giá chứng cứ và xác định những người tham gia tố tụng liên quan đến phần diện tích đất 1.075m2 (đo thực tế là 1.035m2) là có căn cứ, đúng pháp luật. Diện tích đất trên, năm 2007 vợ chồng cụ Ơ, cụ T (bố mẹ ông H) đã được cấp GCNQSDĐ. Sau đó, năm 2011 bán cho vợ chồng anh D, chị H 223m2 (đo thực tế 221m2) và tặng cho vợ chồng ông H, bà C 852m2. Năm 2015 ông H, bà C tặng cho vợ chồng con gái là chị H, anh H 157m2 (đo thực tế 154m2), ông H, bà C còn lại diện tích 695m2 đất (đo thực tế 660m2). Toàn bộ diện tích đất chuyển nhượng và tặng cho đã được cấp GCNQSDĐ và các hộ gia đình đều xây dựng nhà kiên cố trên diện tích đất được chuyển nhượng, tặng cho.

[4]. Hội đồng xét xử phúc thẩm đồng tình vớ nhận định và xác định về diện và hàng được hưởng di sản thừa kế như Tòa án cấp sơ thẩm đã phân tích, cụ thể:

[4.1]. Các cố Đào Xuân D và Vũ Thị L có 04 người con là cụ Đào Thị T, cụ Đào Xuân S, cụ Đào Thị Ng và cụ U. Quá trình giải quyết vụ án cụ U có lời khai xác định đã chuyển nhượng phần tài sản của mình cho cụ T và cụ T đã tặng cho toàn bộ tài sản cho con trai là ông Hoàng Phú H; cụ Ng có 01 người con nuôi là bà Nguyễn Thị H nhưng bà H từ chối nhận thừa kế di sản, nhường lại cho ông H; cụ S là liệt sỹ, có 02 con là bà Đào Thị T và Đào Thị C, bà C chết nhưng chồng và con bà C không nhận di sản mà nhường lại cho bà T được hưởng. Do đó, di sản được chia cho 04 định xuất thừa kế cho 04 người con của cố D và cố L.

[4.2]. Những người được hưởng thừa kế gồm:

[4.2.1]. Cụ Đào Thị T có chồng là Hoàng Văn Ơ (hai cụ đều chết năm 2016) và có 05 người con kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng là: Ông Hoàng Phú H, ông Hoàng Phú H, ông Hoàng Phú Q, bà Hoàng Thị A, bà Hoàng Thị L.

[4.2.2]. Cụ Đào Xuân S (chết năm 1975, chết trước cụ L): có 02 người thừa kế thế vị là bà Đào Thị T và bà Đào Thị C (chết năm 1987), bà C có chồng là ông Nguyễn Thế Q và 02 con là chị Nguyễn Thị Q và anh Nguyễn Thế Q1.

[4.2.3]. Cụ Đào Thị Ng (chết 1987, chồng không rõ tên và thời điểm chết) có người 01 người con nuôi kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng là bà Nguyễn Thị H.

[4.2.4]. Cụ Đào Thị U.

[5]. Tuy nhiên, về các tài sản, công trình trên phần diện tích đất được giao cho bà Đào Thị T, thấy: Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn xuất trình tài liệu, chứng cứ mới là các ảnh chụp thể hiện trên diện tích đất mà Tòa án cấp sơ thẩm giao cho bà T và bà C có tường rào và một phần trụ cổng, cánh cổng, sân và tường hoa, cây cối trên đất do gia đình ông H tạo lập trong quá trình sử dụng đất. Trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên tòa, cùng việc nghiên cứu, xem xét Biên bản thẩm định ngày 27/6/2019 (BL 566, 567) và các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy đây là tình tiết mớ phát sinh tại cấp phúc thẩm, mà tại cấp sơ thẩm chưa được thể hiện về hiện trạng và giá trị đối với các tài sản này; nên ảnh hưởng đến quá trình thi hành án, dẫn đến không thể thi hành bản án được. Vấn đề này, không thể khắc phục được tại phiên tòa phúc thẩm. Mặc khác, tại Bản án dân sự phúc thẩm số 22/2018/DSPT ngày 02 tháng 8 năm 2018 của Tòa án nhân dân thành phố H (lần 1) đã hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 107/2017/DS-ST ngày 17/11/2017 của Tòa án nhân dân huyện T để làm rõ diện tích 350m2 đất của cụ U chuyển nhượng cho ông Bùi Văn Q để xác định chính xác di sản của cố D và cố L. Tuy nhiên, khi giải quyết lại vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm chưa làm rõ nội dung này nên cần phải tiến hành điều tra, xác minh làm rõ để đảm bảo việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện.

[6]. Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử xét thấy, do có tài liệu chứng cứ mới chưa được làm rõ mà cấp phúc thẩm không thể khắc phục, bổ sung được tại phiên tòa phúc thẩm nên Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, bị đơn và quan điểm đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội; hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố H để giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

[7]. Về án phí: Do Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm nên các đương sự không phải chịu án phí phúc thẩm. Án phí dân sự sơ thẩm, chi phí thẩm định, định giá sẽ được Tòa án cấp sơ thẩm xem xét khi giải quyết lại vụ án theo quy định của pháp luật.

 

 [Nguồn: Bản án phúc thẩm số 132/2022/DS-PT Ngày 12/5/2022 của TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI]

Xem thêm các chia sẻ tài liệu pháp luật của chúng tôi tại các địa chỉ:

📣 Website: www.fdvn.vn hoặc www.fdvnlawfirm.vn

♥️ Fanpage and Group:

https://www.facebook.com/fdvnlawfirm

https://www.facebook.com/lawyersindanang

https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat

https://www.facebook.com/groups/saymengheluat

https://www.facebook.com/groups/legalforeignersinvietnam

🎵 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn

🎵 FDVN trên Tik Tok: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn

☎️ Kênh Telegram FDVN: https://t.me/luatsufdvn

Xem file đính kèm toàn văn Bản án: Bản án phúc thẩm số 132/2022/DS-PT

 

Bài viết liên quan

Hỗ trợ online