Feel free to go with the truth

Trang chủ / BIỂU MẪU VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT / [NGHIÊN CỨU LUẬT MỖI NGÀY] Bản án được sửa giảm nhẹ hình phạt tội lừa đảo do khắc phục hậu quả và ủng hộ Covid

[NGHIÊN CỨU LUẬT MỖI NGÀY] Bản án được sửa giảm nhẹ hình phạt tội lừa đảo do khắc phục hậu quả và ủng hộ Covid

19. Bản án được sửa giảm nhẹ hình phạt tội lừa đảo do khắc phục hậu quả và ủng hộ Covid

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra và kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về hành vi, quyết định tố tụng: Các hành vi tố tụng, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hải Dương, Kiểm sát viên, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương và Tòa án cấp sơ thẩm trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm là hợp pháp, đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và những người tham gia tố tụng không ai có không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.

[2] Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo A thừa nhận hành vi phạm tội như bản án sơ thẩm đã mô tả và quy kết. Lời khai nhận tội của bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm phù hợp với lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra và tại phiên tòa sơ thẩm; phù hợp với lời khai của các bị hại, những người làm chứng và các chứng cứ, tài liệu khác đã được thu thập hợp pháp có trong hồ sơ vụ án nên có đủ cơ sở xác định: Công ty TNHH Thương mại phát triển nhân lực AEO được thành lập vào năm 2014, sau 04 lần thay đổi, bổ sung đăng ký kinh dA73, ngày 06/6/2017, Công ty AEO được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp “Giấy chứng nhận đăng ký dA73 nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên”, mã số dA73 nghiệp 0801073634, do A là Giám đốc và là người đại diện pháp luật của công ty, mẫu dấu của công ty có hiệu lực từ ngày 26/6/2017, trụ sở công ty đặt tại lô 21.54 đường TC, phường TM, thành phố HD, tỉnh Hải Dương. Công ty AEO không được Cục quản lý lao động ngoài nước Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, không làm thủ tục đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với nước Nhật Bản cấp thẻ lưu trú để người lao động Việt Nam được phép cư trú và lao động tại Nhật Bản; không được phép thu tiền dịch vụ và tiền môi giới của người lao động trước khi ký hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và người lao động Việt Nam được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh (visa), nhưng trong khoảng thời gian từ tháng 10/2018 đến ngày 17/9/2019, bị cáo đưa ra thông tin gian dối về việc Công ty do bị cáo làm Giám đốc có khả năng đưa được người lao động sang làm việc tại Nhật Bản để tuyển dụng và chiếm đoạt số tiền 2.201.710.000đ của nhiều người lao động tại các tỉnh khác nhau.

[3] Như vậy, với ý thức chiếm đoạt tiền của các bị hại nên bị cáo đã đưa ra các thông tin gian dối là bị cáo làm Giám đốc có khả năng đưa được người lao động sang làm việc tại Nhật Bản để các bị hại tin tưởng làm các thủ tục xuất khẩu lao động sang Nhật Bản và đưa tiền cho bị cáo. Sau khi chiếm đoạt được tài sản, bị cáo sử dụng một phần tiền chi phí dạy tiếng Nhật, khám sức khỏe, chi phí ăn nghỉ cho bị hại…số tiền còn lại là 2.201.710.000đ bị cáo sử dụng cho mục đích cá nhân hết. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 174 của Bộ luật hình sự là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

[4] Hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, bị cáo có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vì mục đích vụ lợi bị cáo vẫn cố ý thực hiện hành vi phạm tội nên cần phải có hình phạt tương xứng đối với bị cáo để có tác dụng giáo dục riêng và phòng ngừa chung.

[5] Bị cáo thực hiện việc chiếm đoạt tài sản của nhiều người, nhiều lần, từng hành vi chiếm đoạt đều cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên bị cáo phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự. Quá trình điều tra, tại phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm, bị cáo đã thành khẩn khai báo về các hành vi phạm tội; đã tự nguyện khắc phục một phần hậu quả gây ra (trả lại cho các bị hại tổng số tiền 472.000.000 đồng); bị cáo có bố đẻ là ông A1 là thương binh và được Nhà nước tặng thưởng Huy chương kháng chiến nên bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại các điểm b, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự. Bị cáo không có tiền án, tiền sự. Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nêu trên cho bị cáo và xử phạt bị cáo 13 năm tù là phù hợp với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội mà bị cáo đã thực hiện.

[6] Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo có thêm tình tiết giảm nhẹ mới là bồi thường cho bị hại A5 10 triệu đồng và bị hại A6 10 triệu đồng, các bị hại này xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo; bị cáo đã đóng góp cho Quỹ phòng chống Covid- 19 số tiền là 500.000 đồng và có xác nhận của Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc xã TV, huyện BG, tỉnh Hải Dương. Do đó, có sơ sở để chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo để tạo điều kiện bị cáo yên A87 cải tạo, sớm trở về với xã hội để lao động tiếp tục khắc phục hậu quả của hành vi phạm tội mà bị cáo đã gây ra.

[7] Luật sư bào chữa cho bị cáo đề nghị áp dụng khoản 1 Điều 54 của Bộ luật Hình sự giảm hình phạt và xử phạt bị cáo dưới mức khởi điểm của khoản 4 Điều 174 của Bộ luật Hình sự, là không có cơ sở để chấp nhận. Đối với ý kiến của vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội là chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo và giảm cho bị cáo từ 09 tháng đến 01 năm tù, là có cơ sở nên được chấp nhận.

[8] Về trách nhiệm dân sự: Ghi nhận bị cáo bồi thường cho bị hại A5 10 triệu đồng và bị hại A6 10 triệu đồng.

[9] Ngoài ra, bị cáo còn bồi thường 20 triệu đồng cho bà A65 là người làm chứng trong vụ án và theo đơn trình bày của bà A65 thì bà A65 là người giới thiệu cho người có tên là A87 và người có tên là A74 nộp tiền cho bị cáo để đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, nhưng bà A65 chỉ là người làm chứng, không phải là bị hại trong vụ án nên không có có căn cứ để xác định số tiền 20 triệu đồng này bị cáo bồi thường cho bị hại nào nên không có cơ sở ghi nhận cho bị cáo. Bị cáo, gia đình bị cáo có quyền liên hệ với bà A65 để xác định chính xác số tiền 20 triệu đồng nêu trên được bồi thường cho bị hại nào để làm cơ sở giải quyết trong quá trình thi hành án.

[10] Do được chấp nhận kháng cáo nên bị cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

[11] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

[Nguồn: Bản án phúc thẩm số 213/2022/HS-PT Ngày 08/4/2022 của TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI]

Xem thêm các chia sẻ tài liệu pháp luật của chúng tôi tại các địa chỉ:

📣 Website: www.fdvn.vn hoặc www.fdvnlawfirm.vn

♥️ Fanpage and Group:

https://www.facebook.com/fdvnlawfirm

https://www.facebook.com/lawyersindanang

https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat

https://www.facebook.com/groups/saymengheluat

https://www.facebook.com/groups/legalforeignersinvietnam

🎵 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn

🎵 FDVN trên Tik Tok: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn

☎️ Kênh Telegram FDVN: https://t.me/luatsufdvn

Xem file đính kèm toàn văn Bản án: Bản án phúc thẩm số 213/2022/HS-PT

Bài viết liên quan