Feel free to go with the truth

Trang chủ / Tư vấn pháp luật / NGÂN HÀNG PHẢI LÀM GÌ KHI TÀI SẢN ĐANG THẾ CHẤP BỊ TẠM GIỮ DO PHẠM TỘI?

NGÂN HÀNG PHẢI LÀM GÌ KHI TÀI SẢN ĐANG THẾ CHẤP BỊ TẠM GIỮ DO PHẠM TỘI?

Tình huống pháp lý: Ngân hàng phải làm gì khi tài sản đang thế chấp bị tạm giữ do phạm tội?

Vợ chồng bà A có mua một chiếc xe bán tải phục vụ cho việc vận chuyển buôn bán, bà A là người đứng tên trong giấy tờ xe và người trực tiếp thế chấp chiếc xe bán tải nói trên tại Ngân hàng chúng tôi. Vừa qua, chồng bà A đang trên đường lái xe thì bị kiểm tra phát hiện trong xe có ma túy đá, và chiếc xe đang bị tạm giữ. Tôi muốn hỏi Luật sư trong trường hợp này bà A có được chuộc lại chiếc xe để tiếp tục làm ăn hay không? Và Ngân hàng phải làm như thế nào để bảo vệ được quyền lợi của mình trong trường hợp này? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn Qúy Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (FDVN). Đối với các yêu cầu tư vấn của Qúy Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, FDVN có một số trao đổi như sau:

  1. Tại Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về vật chứng: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Tiếp đó, tại Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có quy định tùy việc xác định là công cụ, phương tiện, là tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có, không có giá trị hoặc không sử dụng hay không phải là vật chứng mà cơ quan Nhà nước có cách xử lý khác nhau.

  1. Đối với vật chứng đang thế chấp tại Ngân hàng để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán, việc xử lý tài sản này được thực hiện theo khoản 5 mục I Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTC-BTP Hướng dẫn 1 số vấn đề về bảo quan và xử lý tài sản là vật chứng, tài sản bị kê biên trong quá trình điều ra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Theo đó:
  2. Đối với vật chứng là tài sản thế chấp hợp pháp cho một hoặc nhiều bên mà hợp đồng thế chấp tài sản vẫn còn thời hạn, thì tuỳ trường hợp cụ thể, cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án có thể giao cho một hoặc nhiều bên đang giữ tài sản thế chấp (người có tài sản, thế chấp, người nhận thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp) tiếp tục khai thác, sử dụng tài sản đó.

Trong trường hợp bên đang giữ tài sản thế chấp là người có tài sản thế chấp hoặc người nhận thế chấp không có điều kiện khai thác, sử dụng, thì họ được tìm đối tác để khai thác, sử dụng. Cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án có thể giao cho đối tác đó khai thác, sử dụng tài sản sau khi có thoả thuận bằng văn bản giữa người có tài sản thế chấp hoặc người nhận thế chấp và đối tác nhận khai thác, sử dụng tài sản…

Trong trường hợp họ không tìm được đối tác thì cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án có thể giao tài sản cho tổ chức hoặc cá nhân có điều kiện khai thác, sử dụng trên cơ sở thoả thuận bằng văn bản giữa cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án và tổ chức, cá nhân nhận khai thác, sử dụng tài sản.

  1. Đối với trường hợp hợp đồng thế chấp hợp pháp đã hết thời hạn mà bên thế chấp tài sản không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, tài sản thế chấp được giao cho bên nhận thế chấp khai thác, sử dụng hoặc xử lý để thu hồi vốn và lãi sau khi đã lập đầy đủ hồ sơ bảo đảm giá trị chứng minh của tài sản là vật chứng. Phương thức xử lý do các bên trong hợp đồng thế chấp thoả thuận; nếu không thoả thuận được, thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản thế chấp để thanh toán nợ theo quy định pháp luật.

Hoa lợi, lợi tức thu được từ việc khai thác, sử dụng tài sản thế chấp, và số tiền thu được từ việc xử lý tài sản thế chấp được dùng để thanh toán nợ cho bên nhận thế chấp sau khi đã trừ các chi phí thực tế hợp lý cho việc bảo quản, khai thác, sử dụng tài sản thế chấp và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Người khai thác, sử dụng phải lập sổ hạch toán, theo dõi riêng để phục vụ cho việc thi hành bản án, quyết định của Toà án sau này. Nếu Toà án quyết định bên nhận thế chấp không được quyền thanh toán như trên, thì hoa lợi, lợi tức hoặc số tiền thu được từ việc xử lý tài sản phải trả lại cho người có quyền nhận hoa lợi, lợi tức hoặc số tiền đó, sau khi trừ các chi phí hợp lý cho việc bảo quản, khai thác, sử dụng và chi phí việc xử lý tài sản và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Đồng thời, tại Điều 14 Nghị quyết số 42/2017/QH14 quy định về hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự: “Sau khi hoàn tất thủ tục xác định chứng cứ và xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm hoàn trả vật chứng trong vụ án hình sự là tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo đề nghị của bên nhận bảo đảm là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu.

Như vậy có các quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng của các Ngân hàng đã nhận tài sản thế chấp trong trường hợp này. Khi phát hiện sự việc, căn cứ thực tế hồ sơ vay, thế chấp của khách hàng tại Ngân hàng, phía Ngân hàng cần cung cấp hồ sơ, có các đơn từ, liên hệ làm việc  với cơ quan điều tra để bảo vệ quyền lợi của mình.

Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Qúy Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Qúy Khách

Theo Ngô Thị Mỹ Trâm Công ty Luật FDVN

………………..

Luật sư tại Đà Nẵng

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Quảng Ngãi:

359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Luật sư tại Hà Nội:

45C Trần Quốc Toản, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Website: www.fdvn.vn    www.fdvnlawfirm.vn  www.diendanngheluat.vn  www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Legal Service For Expat:  https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/

TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/

DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/

Bài viết liên quan