Feel free to go with the truth

Trang chủ / BÀI VIẾT & ẤN PHẨM CỦA FDVN / Lấy lại cảng Quy Nhơn: Nhà nước có thể không mất tiền?

Lấy lại cảng Quy Nhơn: Nhà nước có thể không mất tiền?

Có lấy lại được cảng Quy Nhơn sau khi được cổ phần hóa chớp nhoáng, bán cho tư nhân giá được cho rẻ mạt – là câu hỏi mà dư luận đang quan tâm.

Về việc này Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định – Nguyễn Văn Thiện hiến kế, để nắm giữ phần vốn hơn 51% thì nhà nước nên chi ra khoảng 1.000 tỉ đồng để đầu tư cầu cảng và nạo vét luồng lạch.

Dấu hỏi lợi ích nhóm

Thế nhưng nhà nước có nhất thiết phải bỏ tiền ra để lấy lại cảng Quy Nhơn không khi mà quá trình cổ phần hóa tại cảng này diễn ra một cách bất thường và đang được thanh tra xem xét? Đề làm rõ vấn đề này, báo Đất Việt đã có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Cao (Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng).

Theo Luật sư Lê Cao, vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp hiện nay đang có nhiều khoảng trống pháp lý cần được xem xét lại kỹ lưỡng.

Căn cứ vào quy định thì khi cổ phần hóa có các hình thức như bán đấu giá cổ phần cho tư nhân. Nhưng cũng có trường hợp thỏa thuận bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược hoặc các phương thức bán cổ phần khác nhau.

”Nếu trường hợp nào làm công khai minh bạch, có sự thẩm định xác định giá trị doanh nghiệp được cổ phần hóa tốt thì nhà nước tránh thất thoát tiền bạc cho các nhóm lợi ích. Ngược lại cổ phần hóa có thể bị biến tướng, là chiêu thức chuyển tài sản nhà nước cho tư nhân với giá rẻ, hậu quả thiệt hại cho ngân sách là rất lớn.

Hiện nay, theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành thì quy định rất rõ quy trình, thủ tục, điều kiện để tiến hành xác định giá trị tài sản doanh nghiệp cổ phần hóa, việc bán cổ phần phải được các bên thực hiện theo các quy trình, nghiệp vụ chặt chẽ.

Tuy nhiên, nếu một khi có sự chi phối bởi lợi ích nhóm thì không có chuyện gì là không thể xảy ra, người ta làm mọi cách để khiến cho câu chuyện cổ phần hóa như màn kịch”, Luật sư Cao nói thẳng

Bản thân Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng từng nhấn mạnh: ”Chúng ta không dám nói gì trước nhưng trong quá trình thoái vốn chắc chắn có vấn đề. Cảng Quy Nhơn có giá trị tài sản lớn như thế mà số tiền thu lại rất thấp”.

Từ nghi vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, phóng viên đặt vấn đề, trong trường hợp có sai phạm trong quá trình thoái vốn thì hệ quả pháp lý của vụ việc sẽ như thế nào?

Theo vị Luật sư đoàn Đà Nẵng, xét về hệ quả pháp lý, pháp luật quy định các hành vi làm thất thoát tài sản nhà nước có thể chịu trách nhiệm hình sự với các trường hợp khác nhau.

”Tất nhiên, đó là các khả năng của hệ quả pháp lý, cần phải căn cứ trên các hành vi vi phạm pháp luật có thật trên thực tế để xem xét các trách nhiệm một cách cụ thể và thật chất.

Cũng cần xem xét các thất thoát về vốn trong doanh nghiệp xảy ra thời điểm nào, vốn đó do Nhà nước hay ai sở hữu, sở hữu bao nhiêu và các hình thức sở hữu như thế nào để đánh giá toàn diện vấn đề”, Luật sư Cao lưu ý.

Khôi phục nguyên trạng

Có ý kiến cho rằng, khi có kết luật sai phạm trong quá trình thoái vốn thì hợp đồng mua bán cổ phần coi như vô hiệu (cổ phần hóa coi như một dạng hợp đồng chuyển nhượng).

Khi hợp đồng bị vô hiệu nội dung thì sẽ khôi phục nguyên trạng sở hữu ban đầu của Cảng Quy Nhơn trước khi thoái vốn. Điều này đồng nghĩa với việc Nhà nước không cần phải bỏ tiền ra mua lại cảng Quy Nhơn.

Đưa ra nhận định về ý kiến trên, Luật sư Lê Cao phân tích, về nguyên tắc, một hợp đồng sẽ bị xem là vô hiệu khi nó được giao kết trái pháp luật.

Khi xác định có hành vi vi phạm pháp luật để tạo nên các hợp đồng mua bán cổ phần thì theo yêu cầu của các bên Tòa án có thể tuyên các hợp đồng này vô hiệu, hậu quả là phải khôi phục lại tình trạng ban đầu. Nghĩa là câu chuyện thoái vốn xem như chưa thành.

Tất nhiên, câu chuyện mua bán cổ phần một doanh nghiệp không đương nhiên chỉ qua kết luận thanh tra là có thể hủy luôn các hợp đồng đã được ký kết. Chuyện tuyên một hợp đồng vô hiệu hay không chỉ có có Tòa án hay Trọng tài mới được quyền.

Do đó, dùng cơ chế hành chính để áp dụng và khẳng định ngay các quan hệ về kinh tế – dân sự là điều không thể.

”Nếu có những kết luận, các bên có thể dựa trên các kết luận đó để khởi kiện vụ án về dân sự kinh tế hoặc đề nghị điều tra để đưa ra Tòa án phân xử, khi đó câu chuyện xác định vô hiệu hay không các hợp đồng mua cổ phần mới được bàn đến.

Thông thường, khi xử lý các vấn đề vi phạm trong câu chuyện cổ phần hóa sẽ liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau, bên mua cổ phần, bên bán, bên phê duyệt phương án cổ phần, bên xác định giá …

Và khi ấy, hệ quả pháp lý đối với mỗi bên trong các mối quan hệ khác nhau là không giống nhau, trách nhiệm pháp lý cũng vì thế sẽ khác nhau.

Chúng ta chưa thấy nhiều vụ án xử lý về vấn đề cổ phần hóa, vì hình như quy trình cổ phần hóa được làm chặt chẽ và tương đối êm đềm. Các bên liên quan không kiện cáo gì nhau, không tố gì nhau, người dân thì rất ít biết đến nên thường rồi mọi thứ đều qua đi rất êm ấm”, Luật sư Cao nêu quan điểm.

Ai thâu tóm cảng Quy Nhơn?

Được biết, nhà đầu tư chiến lược được chỉ định mua lại 86,23% vốn điều lệ Công ty CP Cảng Quy Nhơn (QNP; gọi chung “cảng Quy Nhơn”) là Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành (trụ sở TP Hà Nội).

Bài viết liên quan