Feel free to go with the truth

Trang chủ / Đất đai - BĐS / Làm thế nào để tách khẩu khi chủ hộ không đồng ý?

Làm thế nào để tách khẩu khi chủ hộ không đồng ý?

Tôi lấy chồng năm 2015, sau khi về nhà chồng ở tôi đã nhập hộ khẩu qua nhà chồng. Đến đầu năm 2018, chúng tôi ly hôn. Tôi muốn tách khẩu đến huyện khác để ở nhưng không làm được vì tôi không có hộ khẩu cũ và bố chồng tôi là chủ hộ không đồng ý cũng không cho tôi mượn hộ khẩu. Xin Quý công ty tư vấn giúp tôi làm cách nào để có thể tách khẩu khi chủ hộ không đồng ý. Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn Qúy Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (FDVN). Đối với các yêu cầu tư vấn của Qúy Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, FDVN có một số trao đổi như sau:

[1]. Tách khẩu khi chủ hộ không đồng ý.

Theo khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2006 (được sửa đổi bổ sung năm 2013) quy định về tách sổ hộ khẩu:

“Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

  1. a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
  2. b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản”.

Dẫn chiếu theo quy định trên thì điều kiện để Chị được tách khẩu cần phải đảm bảo cả 2 quy định trên, tức là chị phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có nhu cầu tách sổ hộ khẩu và được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

Như vậy, nếu chủ hộ (Bố chồng chị) không đồng ý cho chị tách sổ hộ khẩu thì chị sẽ không tách được hộ khẩu.

Theo điểm đ khoản 1 Điều 22 Luật Cư trú thì chị có thể đăng ký thường trú tại nơi cư trú mới, sau đó tiến hành xóa đăng ký thường trú tại hộ khẩu gia đình chồng chị. Tuy nhiên, theo Điều 28 Luật Cư trú thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu thì chị vẫn bắt buộc phải có hộ khẩu thì mới có thể làm thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu.

[2]. Về hành vi không tạo điều kiện cho người có nhu cầu tách khẩu.

Tại Khoản 8 Điều 10 Thông tư số 35/2014/TT- BCA quy định rõ:

“Người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật.

Trường hợp cố tình gây khó khăn, không cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, việc cố tình gây khó khăn, không cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật của Bố chồng chị là không hợp pháp

Và cũng tại Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú thì mức phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Chính vì vậy, để được giải quyết chị có thể làm đơn đề nghị đến cơ quan Công an cấp huyện nơi gia đình chồng chị cư trú để trình bày về vấn đề này và đề nghị cơ quan có thẩm quyền can thiệp để Bố chồng chị đồng ý cho tách khẩu.

Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Qúy Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Qúy Khách.

Theo CVPL: Nguyễn Thị Sương

Công ty Luật FDVN

Xem thêm:

Mẫu Hợp đồng thuê nhà

Đứng tên một mình trên giấy tờ nhà đất có đương nhiên được sở hữu riêng?

Chuyển nhượng bất động sản, nộp thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu?

Luật sư tại Đà Nẵng

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quân Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Phú Quốc:

65 Hùng Vương, thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc.

Website: www.fdvn.vn    www.tuvanphapluatdanang.com

Email: fdvnlawfirm@gmail.com    luatsulecao@gmail.com

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Bài viết liên quan