Tình huống pháp lý: Làm sao để chuyển tiền ra nước ngoài?
Công ty X ở nước ngoài, có Văn phòng Đại diện ở Việt Nam. Công ty X ký hợp đồng thuê nhà ở Việt Nam, và chuyển tiền từ nước ngoài sang cho Văn phòng đại diện để Văn phòng đặt cọc tiền thuê nhà (bằng VND). Bây giờ hợp đồng thuê nhà bị huỷ, bên cho thuê hoàn trả tiền nhà cho Văn phòng, thì khoản tiền này có được xác định là nguồn thu hợp pháp để được mua ngoại tệ chuyển ra nước ngoài không, và hồ sơ thế nào là hợp lệ?
Trả lời:
- Theo Điều 30 Nghị định 07/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại. Do đó,văn phòng đại diện không phát sinh nguồn thu hợp pháp từ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
Tại Điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP quy định về việc chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài như sau “người cư trú là tổ chức được thực hiện chuyển tiền một chiều ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ hoặc các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.
Hiện pháp luật Việt Nam cũng không cấm hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài cho trường hợp của Quý Khách mà tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP có quy định như sau: “Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không cư trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền”.
Như vậy tùy theo từng yêu cầu giao dịch chuyển tiền cụ thể mà tổ chức tín dụng được phép sẽ có trách nhiệm yêu cầu, xem xét các chứng từ, giấy tờ.
- Văn phòng đại diện chuyển tiền ra nước ngoài cần tới chi nhánh hoặc trụ sở chính của tổ chức tín dụng để điền đầy đủ, chính xác các thông tin vào “Phiếu chuyển tiền” theo mẫu quy định của ngân hàng và xuất trình một số giấy tờ liên quan tới mục đích chuyển tiền, trong đó thể hiện về nguồn thu hợp pháp hoàn tiền cọc thuê nhà có thể ví dụ như:
– Hợp đồng thuê nhà;
– Chứng từ thanh toán tiền đặt cọc trước đó;
– Giấy chuyển tiền từ Công ty sang cho Văn phòng đại diện để nộp tiền đặt cọc;
– Biên bản thanh lý/thỏa thuận thanh lý Hợp đồng thuê nhà;
– Biên bản nhận lại tiền từ bên cho thuê;
– Giấy phép hoạt động của Công ty và Văn phòng đại diện;
– Các văn bản tùy thuộc vào quy chế của mỗi ngân hàng.
Theo Nguyễn Thị Minh Thư – Công ty luật FDVN
………………..
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại Quảng Ngãi:
359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
Luật sư tại Hà Nội:
45C Trần Quốc Toản, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0935 643 666 – 0906 499 446
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/