Tình huống pháp lý: Hợp đồng có bên là doanh nghiệp nước ngoài có được thanh toán bằng ngoại tệ tại Việt Nam không?
Công ty A (Việt Nam) là nhà thầu ký hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư Công ty B (Công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam). Theo hợp đồng xây dựng, Công ty B thanh toán trước cho Công ty A 20% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên Công ty B chưa có nguồn tiền để thanh toán nhà thầu cho Công ty A nên Công ty C (là công ty mẹ của Công ty B ở Trung quốc) sẽ thực hiện chuyển tiền thanh toán cho Công ty A trước. Sau đó, khi Công ty B có tiền thì thanh toán cho Công ty A tương ứng số tiền Công ty C đã thanh toán, Công ty A sẽ thực hiện thanh toán chuyển tiền ra nước ngoài hoàn trả Công ty C (việc thỏa thuận này sẽ ký thỏa thuận 3 bên).
Vậy việc Công ty A nhận tiền từ nước ngoài về và chuyển tiền hoàn trả cho cty C có vi phạm pháp luật ngoại hối không?
Trả lời
Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005, sửa đổi, bổ sung 2013 có quy định: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
Các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam được quy định tại Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN, ngày 26/12/2013, bổ sung tại Thông tư 03/2019/TT-NHNN, trong đó có trường hợp tại khoản 16:
- Người không cư trú thực hiện theo quy định sau:
- a) Được chuyển khoản bằng ngoại tệ cho người không cư trú khác;
- b) Được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán tiền xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ chuyển khoản cho người cư trú. Người cư trú được báo giá, định giá bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người không cư trú.
Trong đó doanh nghiệp nước ngoài được xác định là người không cư trú theo quy định tại khoản 3, khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối.
Trường hợp thỏa thuận 03 bên giữa Công ty A, Công ty B và Công ty mẹ của Công ty B (Công ty C) là hợp pháp thì thỏa thuận này là một dạng hợp đồng trong đó có Công ty C là doanh nghiệp nước ngoài thanh toán cho Công ty A là doanh nghiệp Việt Nam nên theo quy định nêu trên các giao dịch này được phép sử dụng ngoại hối theo quy định nêu trên. Khi thực hiện giao dịch các bên cần cung cấp chứng từ, tài liệu phù hợp để đáp ứng yêu cầu pháp luật Việt Nam.
Theo Hà Thị Hiền – Công ty Luật FDVN
………………..
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại Quảng Ngãi:
359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
Luật sư tại Hà Nội:
45C Trần Quốc Toản, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0935 643 666 – 0906 499 446
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/